Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Khánh Nhật Truyền Giáo: Is 2, 1-5; Cv 1, 3- 8; Mt 28, 16-20

Khánh Nhật Truyền Giáo: Is 2, 1-5; Cv 1, 3- 8; Mt 28, 16-20

(Fr. Vicent-Liêm Hòa PV)

Tháng 10 năm nay được gọi là tháng truyền giáo ngoại thường. Chúng ta đã được nghe nói nhiều về chủ đề truyền giáo trên các phương tiện truyền thông cũng như các thư mục vụ của các vị chủ chăn của các giáo phận, nhất là được kêu gọi suy tư và cầu nguyện cho công việc truyền giáo của Giáo Hội. Do đó, hôm nay ngày khánh nhật truyền giáo, thật là dịp thuận tiện để chúng ta suy tư và tìm hiểu một đôi điều về sứ mạng truyền giáo. Vậy truyền giáo là gì? Tại sao phải truyền giáo? Chúng ta nên có thái độ truyền giáo như thế nào? Và đâu là cách thức truyền giáo hữu hiệu nhất cho con người hôm nay?

  1. Truyền giáo là gì?

Chúng ta thường nghe nói trong Giáo Hội có “bộ truyền giáo”, hay “bộ loan giảng Tin Mừng”. Chúng ta cũng thường nghe những hạn từ khác nhau về truyền giáo như: là giới thiệu Tin Mừng hay mang Chúa đến cho người chưa tin Chúa… Có thể nói, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về truyền giáo, nhưng tất cả điều chuyển tải một nội dung chính yếu đó là: làm cho người ta tin nhận Đức Giêsu đã nhập thể, đã chết và đã sống lại. Nhờ đó họ trở thành những Kito hữu và được sự sống đời đời, như thánh Gioan đã nói trong Tin Mừng: “những lời đã được chép ra ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ Danh Người” (Ga 20, 31).

  1. Tại sao phải truyền giáo?

Kito hữu phải truyền giáo, vì hai lý do: thứ  nhất, vì đó là ý muốn và lệnh truyền của Chúa; và thứ  hai, vì đó là bổn phận của chúng ta, những người đã lãnh nhận bí tích Rửa tội.

Thứ  nhất, truyền giáo là ý muốn và là lệnh truyền của Chúa. Các khái niệm về truyền đã cho chúng ta thấy được mục đích và tầm quan trọng của truyền giáo chính là để người ta tin nhận Đức Giêsu Kitô và nhờ đó mà được sự sống đời đời nhờ Danh Người. Điều mà thánh Phêro đã khẳng định với toàn dân trong sách Công Vụ Tông Đồ: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ” (Cv 4, 12). Như thế việc truyền giáo liên quan đến một điều hết sức quan trọng đó là ơn cứu độ, là sự sống đời đời. Có nghĩa là liên quan đến ý muốn của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Quả vậy, chúng ta biết, ngay khi Ông Bà tổ tiên chúng ta phạm tội và dẫn đến cái chết cho toàn nhân loại, thì Thiên Chúa đã cho biết ý muốn của Ngài là ban ơn cứu độ để mọi người được sống (St 3, 15). Để mọi người được sống, đó là nguyên nhân, là mục đích và là cùng đích của lý do tại sao Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Quả vậy, thánh Gioan cho chúng ta biết, chính Thiên Chúa yêu chúng ta và đã sai Con Một của Ngài đến thế gian để ban cho chúng ta sự sống ấy (Ga 3, 16). Hay trong thư gởi ông Timothe, thánh Phaolo cho chúng ta biết, Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý (1Tm 2, 4). Nhất là trong Tin Mừng Gioan, chính Chúa Giêsu đã có lần thốt lên: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

 Vì muốn cho hết mọi người được nhận biết Chân Lý và được cứu độ, cho nên lệnh truyền của Chúa Giêsu mà chúng ta được nghe trong Tin Mừng hôm nay thật mạnh mẽ và rõ ràng đó là: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19).

Thứ  hai, truyền giáo là bổn phận của mỗi người chúng ta, những môn đệ Chúa Kitô: Tại sao? Chúng ta biết, khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được tham dự vào chức vụ ngôn sứ của Chúa Kitô, nghĩa là sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho người khác. Đó là lý do những ngày này chúng ta được nghe nói đến rất nhiều câu chủ đề cho tháng truyền giáo này của Bộ Rao Giảng Tin Mừng đó là: được rửa tội và được sai đi (baptized and sent). Như thế điều quan trọng là làm sao chúng ta thấu hiểu được ý nghĩa và bổn phận của chúng ta trong việc loan báo Tin Mừng. Bất kể là những giáo sỹ hay giao dân, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng. Vậy thử hỏi chúng ta đã ý thức bổn phận này như thế nào? Chúng ta có thao thức, có trăn trở cho công việc truyên giáo không? Chúng ta có thấy việc rao giảng Tin Mừng thuộc về bản chất, và là một bổn phận của mình hay không? Suy nghĩ điều này chắc chúng ta phải đấm ngực ăn năn rất nhiều về những thiếu sót trong bổn phận truyền giáo của mình.

Mặc dầu chúng ta không đi ra ngoài rao giảng, và người ta không gọi dòng chúng ta là dòng truyền giáo. Tuy nhiên truyền giáo là lý do và là mục đích chính yếu của ơn gọi đan tu Xitô Thánh Gia chúng ta. Chúng ta biết cha Tổ phụ chúng ta là một nhà truyền giáo thuộc Hội Thừa Sai  Paris, ngài lập nên dòng này là để cầu nguyện cho việc truyền giáo. Và do đó mục đích của dòng chúng ta được ghi rõ trong hiến pháp số 2 là để truyền giáo. Nói như thế để nhắc nhở chúng ta ý thức hơn về bổn phận của mình trong việc truyền giáo.

  1. Vậy chúng ta nên có thái độ truyền giáo như thế nào?

Để biết được chúng ta cần có thái độ truyền giáo như thế nào cho phù hợp với thời đại ngày nay, thiết tưởng chúng ta cần biết về quan điểm truyền giáo ngày nay như thế nào. Theo quan điểm truyền thống ngày xưa thì truyền giáo được hiểu là đem Chúa đến cho người khác. Nhưng quan điểm về truyền giáo ngày nay đã được hiểu theo một nghĩa khác. Không phải là đem Chúa đến cho người khác, mà là nói cho họ biết, làm cho họ nhận ra Chúa đã và đang ở giữa họ mà do không biết hay chưa nhận ra, chứ không phải là họ chưa có Chúa hay không có Chúa ở với họ và ở giữa họ. Quả vậy, Thiên Chúa đã yêu thế gian và đã ban Con Một cho toàn thể thế gian chứ không phải đã chỉ ban cho một dân tộc hay một vùng miền nào đó mà thôi. Chúa Giêsu đã làm người và cư ngụ giữa loài người chứ không phải chỉ cư ngụ tại đất nước Itraen mà thôi.

Hiểu việc truyền giáo ngày nay là như thế, nên thái độ của người truyền giáo hôm nay cũng phải khác. Thái độ truyền giáo không còn mang tính bá quyền, thống trị, độc tôn hay tự kiêu nữa. Vì mình không còn phải là người mang Chúa đến cho người khác, để rồi tự nhiên mình trở thành người cho, người ban phát…, và họ là người lãnh nhận, người chịu ơn…Từ đó dễ sinh ra thái độ kẻ trên người dưới, người cho kẻ nhận….Và nhất là khi đến với các tôn giáo khác thì dễ sinh ra thái độ trịch thượng, tỏ ra mình là nhất. Do đó, ngày nay nếu dùng từ ngữ truyền giáo thì rất khó khi tiếp xúc hay đối thoại với các tôn giáo khác. Vì khi tiếp xúc với ai mà mình luôn tỏ thái độ chỉ mình mới đúng, còn họ thì sai lầm…thì rất khó để có được một thái độ chân tình với nhau. Cho nên những hạn từ như: “loan báo Tin Mừng” hay “rao giảng Tin Mừng” xem ra thích hợp hơn cho việc truyền đạo hôm nay, nhất là khi tiếp xúc với những người thuộc các tôn giáo khác. Nói như thế không có nghĩa là hạn từ “truyền giáo” là sai. Nhưng sẽ thích hợp hơn nếu chúng ta dùng hạn tự “truyền giáo” trong nội bộ, khi chúng ta bàn luận với nhau. Còn với người ngoài, nhất là với các người thuộc tôn giáo khác, thiết tưởng nên dùng hạn từ khác như  “rao giảng Tin Mừng” hay “loan báo Tin Mừng”. Nghĩa là chúng ta chia sẽ những gì chúng ta tin, thể hiện những gì chúng ta xác tín về niềm tin của mình qua lời nói và đời sống của mình, còn việc tin theo hay không thì hoàn toàn tự do của họ. Vì Kitô hữu chúng ta tôn trọng tự do của mỗi người và tôn trọng tự do tôn giáo của họ. Vì tự do tôn giáo là quyền của con người. Quyền này đã được ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, và cũng được Công đồng Vatican II chuẩn thuận.

  1. Cách thức hữu hiệu nhất để loan báo Tin Mừng cho con người hôm nay là gì?

Tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon những ngày này, Đức cha Vieira của Brazil đã nói: giáo sỹ thiếu thánh thiện cản trở sự gia tăng ơn gọi linh mục. Như vậy, chính đời sống và gương sáng có một tầm ảnh hưởng rất lớn, mang tính chất quyết định cho vấn đề phát triển ơn gọi linh mục chứ không phải từ sách vở hay lời nói. Chúng ta cũng có thể hiểu về thực trạng của việc loan báo Tin Mừng hôm nay. Chính đời sống của chúng ta mới là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong việc loan báo Tin Mừng. Vì Đức Giáo Hoàng Phaolo VI đã từng nói, con người ngày nay dường như được đánh động bởi những việc làm hơn là những lời nói suông. Họ được đánh động bởi những chứng nhân sống động từ cuộc sống hơn là những bài giàng hay. Đó cũng chính là điều mà chính Chúa Giêsu hôm nay trong bài đọc thứ hai của sách Công Vụ Tông Đồ. Trước khi về trời, Ngài đã truyền lệnh cho các Tông Đồ cách thức loan báo Tin Mừng là làm chứng. Ngài nói: “Bấy giờ anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8).

Vậy ước gì chúng ta ý thức được trách nhiệm loan báo Tin Mừng, để rồi cũng thốt lên như thánh Phaolo: “thật khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9, 16). Và nhất là biết loan báo Tin Mừng bằng cách làm chứng qua chính đời sống Kitô hữu của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...