Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

TÔN THỜ – TUẦN XXVIII-thứ Ba – VP Duyên Thập Tự

TN-193-TUẦN XXVIII-thứ Ba

TÔN THỜ
(Rm 1,16-25 / Lc 11,37-41)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hai bài Lời Chúa hôm nay đề cập đến vấn đề “TÔN THỜ”. Tôn thờ trong phạm vi tôn giáo khi hướng tới đối tượng và khi nhìn đến cách thức thể hiện. Suy niệm các bài Lời Chúa về việc tôn thờ là cơ hội để chúng ta suy nghĩ lại đối tượng và cách thức của chúng ta trong lãnh vực này.

1. TÔN THỜ NHỮNG LOÀI THỤ TẠO
Thánh Phao-lô, trong trích đoạn thư gửi giáo đoàn Rô-ma chương 1 từ câu 16 đến 25, nói đến sự lầm lạc của con người trong việc tôn thờ. Vậy, đâu là đối tượng của việc tôn thờ lầm lạc này? Thánh nhân viết: “Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loại chim chóc, thú vật, rắn rết… Thay vì Thiên Chúa thật, họ đã theo những thần giả; họ đã tôn thờ những loại thụ tạo, thay vì chính Đấng Tạo Hoá”. Tại sao lại đưa đến sự sai lầm này? Đó là do tâm trí ngu si, mê muội. Thay vì nhìn các thụ tạo như những công trình của Thiên Chúa, để qua đó nhận ra Thiên Chúa vô hình, thì chúng lại trở thành thiên chúa để họ tôn thờ. Đây là một tội lỗi mà loài người không thể bào chữa được.
Tôn thờ thụ tạo thay cho Đấng Tạo Hoá: đó là tội lỗi của nhân loại trong mọi thời đại. Nếu ngày xưa, những loài vật hay tinh tú hoặc những thần giả do con người làm nên, được tôn lên làm thiên chúa; thì ngày nay, tôn thờ thụ tạo vẫn là điều phổ biến nơi cuộc sống. Ngày nay, người ta tôn thờ những gì mà con người, với tài trí của mình và nhờ khoa học kỹ thuật tân tiến, đã làm nên. Những thứ con người làm ra, chúng phải đúng ở vị trí phương tiện hoặc dụng cụ, thì nay chúng được tôn phong lên hàng thiên chúa, và tôn thờ chúng như thể không có chúng, cuộc đời của họ không còn ý nghĩa gì.
Mỗi chúng ta trở về với lòng mình và suy xét xem những “thụ tạo” nào đang là đối tượng của sự tôn thờ, nghĩa là chúng thu hút mọi sức lực, sự gắn bó và quyết định vận mạng của chúng ta? Những thứ nào đang hành xử một thứ quyền lực mạnh mẽ đến nỗi chúng ta không thoát khỏi chúng? Chúa Giê-su đã nói đến Tiền Của như một thứ ông chủ và như một loại thiên chúa đánh bật Thiên Chúa chân thật khỏi tâm hồn và cuộc sống: đó là những thứ sản phẩm nào do Tiền Của tạo nên? Nếu ngày xưa, người ta tôn thờ thú vật hay cây cối; ngày nay, văn minh và tinh vi hơn, vẫn có những thứ mà người ta tôn thờ như là thiên chúa. Tội lỗi tôn thờ thụ tạo không bao giờ vắng mặt trong lịch sử nhân loại.

2. TÔN THỜ DÁNG VẺ BÊN NGOÀI
Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 11 từ câu 37 đến 41, vấn đề “sạch” bên ngoài và bên trong được nêu lên. Chúng ta đã hiểu cách thức của những người Pha-ri-siêu đối với vấn đề này, và đâu là cách thức Chúa Giê-su muốn nhấn mạnh. Vấn đề đặt ra nơi đây, đó là tôn thờ dáng vẻ bên ngoài. Đây không chỉ là cách thức mà là một thứ tôn giáo mới. Tôn thờ cái mã bên ngoài.
Chúng ta đã hiểu cái nguy cơ của việc tôn thờ Thiên Chúa một cách vụ hình thức. Cái đó chưa đáng lo bằng việc tôn thờ cái dáng vẻ bên ngoài. Cái vỏ bên ngoài trở thành đối tượng của sự sùng kính nơi bản thân cũng như cho người khác. Cái vỏ bên ngoài trở thành tiêu chí duy nhất xác định giá trị của cuộc sống. Ngày nay, nơi xã hội, người ta quá khoe thành tích, sắc đẹp, thành công bên ngoài… như thể là cùng đích của cuộc sống, mà thiếu chúng như thể là mất tất cả.
Trong đời sống chúng ta, vẫn có cái nguy cơ của việc tôn thờ này. Nguy cơ ở đây không những là đề cao hình thức bên ngoài mà còn là và nhất là chọn cái mã bên ngoài làm đối tượng tôn thờ. Đó là sự tôn thờ chính bản thân với những thứ hào quang bên ngoài. Chúng ta cần trở về với nội tâm để thẩm định xem có loại tôn thờ đó trong cuộc sống của mình không? Một chủ nghĩa duy vật thực tiễn trong nếp suy nghĩ và cách sống?

3. TÔN THỜ CHÂN THẬT
Những nhận định trên mời gọi chúng ta trở về với sự tôn thờ chân thật. Chúng ta được Lời của Chúa soi sáng. Chúa nói với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri-a: “Này chị, hãy tin tôi, đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết… Nhưng giờ đã đến -và chính lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng người như thế” (Ga 4,21-23).
Qua lời nói của Chúa Giê-su, Thiên Chúa chân thật là Chúa Cha, Cha của Chúa Giê-su. Chúng ta tôn thờ không phải một Thiên Chúa mơ hồ hay là một Thiên Chúa mà chúng ta vẽ lên, tạo ra, mà là Chúa Cha, Đấng mà Chúa Giê-su đến mặc khải cho. Đây là Đấng mà chúng ta tôn thờ hết lòng, hết sức lực, hết trí khôn. Chúng ta cần đọc Kinh Thánh, nhất là Tân Ước, để hiểu biết hơn Thiên Chúa Cha và thờ phượng Người cho phải đạo làm con của Cha.
Tôn thờ Chúa Cha trong thần khí và sự thật: đó là cách thức xứng hợp nhất để tôn thờ Thiên Chúa Cha. Đây là Thần Khí Nghĩa Tử và Sự Thật là Chúa Giê-su Ki-tô. Chúng ta cần được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn trong việc thờ phượng, và cần đi vào chính tâm tình của Chúa Giê-su để phụng thờ Thiên Chúa Cha một cách chân thực. Thánh Phao-lô đề xuất cho chúng ta cách thức xứng hợp để thờ phượng Thiên Chúa: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (Rm 12,1). Đây là sự tôn thờ Chúa Cha bằng trọn vẹn con người đích thực của mình và hiến dâng lên Người như của lễ làm đẹp lòng Người.
Lời Chúa hôm nay gợi lên cho bản thân tôi những câu hỏi về việc tôn thờ mà tôi cần thực hiện trong cuộc đời Ki-tô hữu của mình. Thiên Chúa của tôi là thật sự là gì? Và đâu là cách thức tôi tôn thờ Người? Con người của tôi dự phần thế nào trong việc phụng thờ Người? Và còn nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung của việc tôi tôn thờ Thiên Chúa. Việc tìm kiếm những câu trả lời cho các vấn nạn này vẫn tiếp tục suốt cả cuộc đời, vì việc tôn thờ Thiên Chúa phải trải dài suốt hành trình dương thế. Tôi mãi mãi là người đang trên đường phụng thờ Thiên Chúa của tôi, một Thiên Chúa sống động.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...