Thứ bảy, 21 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIV, LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ, VUA THIÊN SAI

VUA THIÊN SAI

Ga 18, 33b- 37

Trong xã hội thời đại hôm nay, khi nói đến tước hiệu Vua, người ta thường nghĩ tới nhiều kiểu nói về Vua: vua cờ bạc, vua xe đạp, vua bóng đá, vua đề, vua tỉ phú… Còn trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật cuối năm phụng vụ hôm nay, thánh Gioan đã phác họa hình ảnh của hai vị vua qua cuộc đối thoại giữa quan Philatô và  vua Giêsu cho biết đâu là vua sự thật đúng nghĩa.

Cuộc gặp gỡ này không phải ở một nơi yên bình thảnh thơi, nơi yến tiệc vui vẻ như bao cuộc gặp gỡ của các vị vua khác nhưng là một địa điểm trong dinh của quan Philatô. Cuộc đối thoại ấy cho ta thấy một sự căng thẳng, lãnh đạm đang diễn ra trong một cuộc xét xử. Nơi đó, Philatô là vị thẩm phán, con Đức Giêsu là người bị cáo. Tại sao vậy? Những câu hỏi dồn dập của vua Philatô: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?” ( Ga18, 33); “Ông đã làm gì?” (Ga18, 36); “Vậy ông là vua sao” (Ga18,37). Quan Philato đang điều tra Đức Giêsu với tư cách đầy quyền lực chính trị. Còn Đức Giêsu đối đáp bằng những lời từ tốn. Người rất hiểu điều mà quan Philato đang điều tra về mình. Người biết Philatô không hiểu tường tận về tước hiệu “vua” mà Người đang nói tới. Chúng ta có thể hiểu theo ba cách làm vua qua lời của Đức Giêsu :

  1. Vua theo nghĩa chính trị
  2. Vua theo nghĩa thiên sai, theo kiểu mong đợi của dân Do Thái: Một người thuộc dòng dõi Vua Đa Vít chính thức lên ngôi, và chiến thắng kẻ thù của Irsael bằng cách đè bẹp chúng.
  3. Vua theo cách của Đức Giêsu : Một Vương Quyền huyền bí, không ép buộc ai;một Vương Quyền mà lại để Vua bị giao nộp cho kẻ thù không chút chống cự; một Tổng Thống không có vệ binh, một Vương quốc không quân đội, không thiết giáp, không hỏa tiễn.

Người là Vua một Vương quốc ẩn dật như một hạt cải nhỏ bé sẽ trở nên một cây lớn, như một nhúm men người đàn bà trộn vào bột, như hạt lúa mì chết đi, để sinh được nhiều hạt khá” (Ga 12, 24). Và rõ ràng, Thiên Chúa không phải như chúng ta tưởng tượng, luôn nghiêm khắc công thẳng trừng trị kẻ tội lỗi. Người không giống bất cứ một ông vua nào ở trần gian. “Người cho mặt trời mọc lên trên cả người công chính lẫn người bất lương, trên kẻ ác cũng như người lành” (Mt 5,43). Vậy, Người đã cho ta thấy rõ, Người quả là vị Vua của Lòng Thương xót, rất dễ chịu, không ép buộc ai, nhưng lại có sức mạnh cứu rỗi cả nhân loại.

Sau khi đã phân biệt rõ ràng vương quyền của Người với tất cả vương quyền khác, bây giờ Đức Giêsu có thể tuyên bố, Người là Vua. Vương quyền này không dính líu gì với những quyền lực dưới thế gian. Bởi vì: “Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14,62).

Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta xem xét lại những ngăn cản làm chúng ta khó đến với Chúa. Có khi chúng ta đã tạc lên hình ảnh của một vị vua xa lạ, khác biệt, khó hiểu… Nhưng sự thật là Thiên Chúa ở rất gần chúng ta và chính cuộc đời của Chúa Giêsu khẳng định với ta điều ấy: “ Thiên Chúa đã làm Người và ở giữa chúng ta” (Ga1,14). Sự Nhập Thể của Người đã san bằng khoảng cách vô tận giữa Thiên Chúa và loài Người. Quá trình Nhập Thể ấy làm đảo ngược ranh giới mà con người tạo ra. Vì thế, nước Thiên Chúa đang ở đây và ngay lúc này, khi chúng ta biết rũ bỏ tất cả những chia rẽ phù phiếm và óc bè phái. Ngài đã san bằng mọi hố ngăn cách. Và dù chúng ta là ai, chúng ta đều được Chúa gọi vượt thoát khỏi ranh giới mà chúng ta đặt ra. Ranh giới ấy là gì? Chính là những mối tương quan của chúng ta đang bị bóp nghẹt, rạn nứt: Gian dối, ghen tương, hiểu lầm, nói hành nói xấu, vu cáo, tính toán so đo… Tất cả chúng đang gặm nhấm tâm hồn chúng ta. Không để chúng ta được thanh thoát để tôn thờ Vua Giêsu.

Đức Giêsu chính là vị Vua của tình yêu, của Lòng Thương Xót, tình yêu thì cụ thể hóa bằng hành động và mang tính thánh thiêng. Chúa mong mỗi người chúng ta phải sống Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đối với người bên cạnh chúng ta. Chính Người đã tiết lộ rằng: “ Mỗi lần các ngươi làm điều tốt cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta”( Mt25,40 ). Vậy, chúng ta phải sống sao với người bên cạnh để có thể thưa với Chúa rằng: Con đã là anh em của họ.

Phải chăng Vua Giêsu ở gần hơn chúng ta nghĩ, nơi kẻ đang đi tới, nơi kẻ đang nhận và nơi kẻ đang cho? Phải chăng Người là khuôn mặt đằng sau mỗi khuôn mặt? Phải chăng Người là tình yêu tự hủy trọn vẹn cho không? Đúng vậy, không có một Vị Vua nào tuyệt vời, toàn năng cho bằng Vị Vua tình yêu sống mãi với thời gian chính là Đức Giêsu Kitô. Amen.

M. Anna, Vĩnh Phước

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...