Thứ tư, 15 Tháng Một, 2025

Chúa nhật I Mùa Chay, năm A: “THỜ MỘT MÌNH THIÊN CHÚA” (Hiền Lâm)

 

I. ĐỌC TIN MỪNG: Mt 4,1-11

Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi! ” Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh Chúa Giesu chịu cám dỗ trong sa mạcSau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”

Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”

Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”

Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.

 

II. SUY NIỆM.

“NGƯƠI CHỈ ĐƯỢC THỜ MỘT MÌNH THIÊN CHÚA

LÀ CHÚA CỦA NGƯƠI”

Mang phận người, Chúa Giêsu chấp nhận đi vào một cuộc thử thách, như mọi người chúng ta phải đối diện mỗi ngày trong kiếp lữ hành trần thế. Bởi làm người ai lại không bị cám dỗ về vật chất, cá tính và danh vọng quyền lực.

Bài Tin Mừng hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu đi vào sa mạc để chịu cám dỗ, bắt đầu cho sứ vụ đi loan giảng Tin Mừng, một sự khởi đầu như Môisê hay Êlia xưa lên núi của Đức Chúa 40 ngày đêm (x.Xh 24,18; 1V 19,8). Con số 40 ngày chay tịnh là thời gian có giá trị tượng trưng cho 40 tuần thai nghén, thời gian chuẩn bị cho một cuộc sinh nở mới, mà đối với Đức Giêsu đang chuẩn bị sinh ra một nhân loại mới, một cuộc tân sáng tạo. Con số 40 còn gợi lại 40 năm trong sa mạc mà dân Israel đã ngã gục muốn quay lại với nồi thịt dưa hành, thờ bò vàng và bao lần kêu trách Thiên Chúa. Còn hôm nay cũng những cám dỗ ấy Đức Giêsu đã thắng.

Hai sự cám dỗ rất rõ ràng và thực tế đánh vào bản tính con người là chuyện ăn uống (của cải) và mê danh vọng quyền lực; xen giữa hai cám dỗ ấy là sự cám dỗ tinh vi hơn – đó là nhằm vào sự thể hiện cá tính, vào cái tôi muốn khẳng định mình, tôn thờ bản lĩnh bản năng và kiêu ngạo. Tinh ý một chút, ta dễ nhận thấy cả ba sự cám dỗ này nhằm lung lạc sứ vụ Mêsia của Đức Giêsu. Thế nhưng, tất cả ý đồ cám dỗ đã được Đức Giêsu đập tan bằng Lời Chúa và nhờ sự kiên định sáng suốt qua việc ăn chay.

 

3. Cám dỗ về vật chất.

Mở đầu “tên cám dỗ” nhằm vào hoàn cảnh Đức Giêsu đang đói để gợi ý Người dùng tư các Mêsia để “hô biến” đá trở nên bánh: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!”.

– “Nếu ông là Con Thiên Chúa…”. Tên cám dỗ khôn khéo gợi ý tư cách Mêsia của Đức Giêsu, đồng thời đưa ra một thách thức và nghi vấn: “nếu”. Tự thân, Chúa Giêsu làm được chuyện biến đá thành bánh như sau này Người từng hóa bánh ra nhiều để nuôi dân, tuy nhiên Người đã không mắc mưu lừa gạt của tên “dối trá” mà thỏa mãn yêu cầu của nó, bởi Thiên Chúa làm gì là do ý Người muốn chứ không phải nghe lời satan. Đặc biệt, Chúa Giêsu không vì sự khích tướng của satan cũng như thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà làm sai với sứ vụ Mêsia và ý của Cha Người. Sứ vụ Mêsia là chung cuộc chứ không phải tạm thời, vì cứu độ nhân loại chứ không phải thoả mãn nhu cầu cá nhân, giải thoát bằng con đường thập giá chứ không phải vinh thắng của nhân loại. Lời cám dỗ này không khác gì lời thách thức cuối cùng của các thượng tế và tên trộm dữ: “nếu ông là Con Thiên Chúa hãy tự cứu mình đi, hãy xuống khỏi thập giá đi…”

– Cách đối lại với cám dỗ, Chúa Giêsu đưa ra một nguyên tắc quân bình giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa thể xác với linh hồn: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”.  Đứng trước cám dỗ, Đức Giêsu dùng tới sức mạnh của lời Thiên Chúa, xác định mục đích Người đã chọn và khẳng định không vì chút thỏa mãn thể xác mau qua mà đánh mất sự sống đời đời.

Đây cũng là cám dỗ trường kỳ cho mọi người chúng ta, cám dỗ về chuyện ăn uống đứng đầu trong bảy mối tội đầu. Cái đói có thể đẩy chúng ta đến việc tìm mọi cách thậm chí rất thấp hèn, kể cả phạm tội để thỏa mãn cái bụng. Chúng ta còn bị cám dỗ sử dụng những ân huệ Chúa ban chỉ để mưu cầu ích lợi cho riêng mình và những lợi ích chóng qua. Chúng ta nhiều khi chỉ lo lắng của cải vật chất no đầy nhưng linh hồn èo ọt vì đói ân sủng, đói Lời Chúa và đói Thánh Thể. Chúa  không chủ trương đói nghèo, nhưng dạy chúng ta trong khi làm lụng để có của ăn thể xác, thì cũng cần chăm lo đến sức sống cho linh hồn, vì: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”.

 

2. Cám dỗ thể hiện mình

Tên cám dỗ dùng chiêu bài đánh vào cái tôi thể hiện cá tính, kích thích bản lãnh của con người muốn thể hiện bản năng, khả năng và sự tự tôn của mình.

“Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”

Tên cám dỗ khôn khéo cài Đức Giêsu vào trong ý nghĩ của dân Israel về Mêsia theo ý họ, là dựng cờ khởi nghĩa, tiêu diệt quân thù, lên ngôi hoàng đế và đưa Israel lên đỉnh vinh quang. Nó gợi ý cho Đức Giêsu muốn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, dùng quyền năng Mêsia theo cách của nhân loại, để chứng tỏ bản lãnh, chứng tỏ cái tôi và sự tôn vinh chính mình.

– Lại nữa, trong cám dỗ về cái ăn, Đức Giêsu dùng Thánh Kinh để đối lại satan, thì đây satan đã ranh mãnh trích dẫn Thánh Kinh (Thánh Vịnh 91,12) để minh họa cho sự cám dỗ của mình: “Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. Điều này cho thấy, người ta có thể dùng Thánh Kinh – dùng Lời Chúa để biện minh cho ý đồ của mình, xuyên tạc Thánh Kinh để cho phù hợp cái tôi của mình và lợi ích của mình.

– Cuối cùng đi tới một điểm chung là thách thức Thiên Chúa phải hành động, kêu trách sao Chúa quyền năng mà lại để vũ trụ này hay cuộc đời này bất công và đau khổ như thế? Nếu có Thiên Chúa thì Thiên Chúa ở đâu? Người Công Giáo tin Thiên Chúa sao phải bất hạnh và bị người đời bức hại…? và chỉ vì tìm thành công dễ dãi trong một sự phô trương đắc thắng, thay vì kiên nhẫn thực hiện chương trình của Thiên Chúa như Thiên Chúa muốn.

– Có người từng thắc mắc rằng, tại sao trong sự cám dỗ này không nói đến tính dục, vì tính dục là một trong những vấn đề dễ sa ngã nhất. Thực ra, trong sự cám dỗ thể hiện cái tôi, cái bản ngã, cái chứng tỏ chính mình, cái tự tôn kiêu ngạo… đã bao hàm tính dục, là một sự thể hiện và thỏa mãn bản năng.

Như vậy dù không rõ ràng, nhưng cám dỗ về cái tôi thể hiện mình lại là một cám dỗ làm cho con người dễ sa vào nhất, nó đánh vào sự tự tin, tự tôn và tự ái của mỗi người; ai chẳng muốn chứng minh cho mọi người thấy về mình, thậm chỉ ngụy tạo giả dối để được tôn vinh…

 

3. Cám dỗ về danh vọng.

Cám dỗ thứ ba mà “tên cám dỗ” tìm cách đặt Đức Giêsu vào một sự lựa chọn căn bản về sứ vụ cứu độ và một tranh chấp chủ quyền làm chủ nhân loại:

“Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.”

– Ma quỷ biết Đức Giêsu vâng lời Chúa Cha đến trần gian mang sứ vụ dành lại nhân loại cho Thiên Chúa, nên nó tìm cách lôi kéo Đức Giêsu thỏa hiệp với nó dành chủ quyền cho riêng mình mà không cần phải đau khổ, chiếm được mọi danh vọng vinh quang bằng con đường dễ dãi mà không cần phải qua thập giá, miễn là chấp nhận thỏa hiệp theo satan thay vì vâng theo ý Chúa Cha.

– Đây là cám dỗ mà mọi người chúng ta phải đối diện mỗi ngày. Chúng ta luôn phải đối diện với một thách đố và một lựa chọn sống còn: Chọn Chúa hay chọn satan cùng với những lợi lộc vinh hoa thế gian? Sự thật là để được vinh thân phì gia đã có người  không ngại “chối Chúa” là từ bỏ lề luật, bỏ đạo để bán mình cho thần tài. Nhẹ hơn, để có được việc làm nơi công sở, giữ được “ghế” trong xã hội thế quyền, sợ bị phiền phức hoặc bạn bè chê cười… họ đã giấu diếm nguồn gốc Công Giáo của mình. Muốn an thân, sợ liên luỵ nguy hiểm mà không dám làm chứng cho sự thật. Vì cái nồi (miếng cơm manh áo) mà bán rẻ lương tâm, vì cái ghế (chức này chức nọ) mà làm tay sai cho sự giả dối…

– Đức Giêsu đã cương quyết chọn vâng ý Chúa Cha, chấp nhận sự thua thiệt khó khăn, xua đuổi satan phải xéo đi, để dành lại chủ quyền cho Thiên Chúa. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang mời gọi mọi người can đảm để cho Chúa đến làm chủ và xua đuổi satan ra khỏi cuộc đời mình.

 

Tóm lại, ba sự cám dỗ mà Chúa Giêsu đã trải qua trong sa mạc, cũng là ba cám dỗ trường kỳ mà Hội Thánh lữ hành đang phải đối diện ngày hôm nay, cách riêng từng người trong chúng ta. Satan vẫn tìm cách mê hoặc chúng ta chạy theo sự ích kỷ lo cho thân xác mình mà quên đi ích chung và phần rỗi linh hồn; chúng ta vẫn mong Thiên Chúa uy quyền giải quyết mọi sự bằng sự trừng phạt kiểu bạo lực; chúng ta vẫn cách nào đó đang muốn thỏa hiệp với thế gian tội lỗi để vinh thân phì gia, danh vọng chức quyền…

 

Lạy Chúa Giêsu, Mùa Chay thánh giúp chúng con trở về với sa mạc nội tâm, để thấy mình đang ở đâu trong đường lối Chúa. Xin cho chúng con từ bỏ những đam mê thể xác, từ bỏ cái tôi và quyết tâm chọn Chúa là gia nghiệp cuộc đời. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...