Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Ngày 01/01: THÁNH MARIA ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI (Hiền Lâm)

 

NGÀY CUỐI TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH

Ngày 01/01: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời – lễ trọng

 

I. BÀI TIN MỪNG: Lc 2,16-21

Các người chăn chiên liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.18 Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.

 

II. SUY NIỆM

Hôm nay ngày đầu năm mới (dương lịch), mọi người trên thế giới thêm tuổi mới, vạn vật sinh linh bước vào chu kỳ mới…

Giáo Hội cũng long trọng mừng Lễ Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm mới này, như là một sự khẳng định về vai trò của Mẹ Maria trong việc khai nguyên Kỷ Nguyên Mới, kỷ nguyên của Ơn Cứu Độ, kỷ nguyên của Sáng Tạo Mới… khi mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Độ là Chúa Giêsu Kitô.

Tín điều Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) là tín điều đầu tiên về Đức Mẹ, được tuyên tín vào ngày 22/6/431 bởi công đồng chung Êphêsô.

Từ thời các thánh Tông Ðồ, các Kitô hữu đã tin rằng Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa Nhập Thể. Vì thế, Người là Ngôi Hai Thiên Chúa với hai bản tính. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật. Bản tính Thiên Chúa và loài người của Người không thể tách rời nhau được. Vì Ðức Kitô là Thiên Chúa làm người (Col 2:9, Ga 1:1,14), nếu Ðức Mẹ là Mẹ Ðức Kitô, thì Ðức Mẹ cũng đúng là Mẹ Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, Suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta không cần phải tranh cãi về một tín điều hiển nhiên đã được khoa Thánh Mẫu Học chú giải nữa, mà điều quan trọng là được mời gọi cùng với các mục đồng đến chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu với tâm tình chiêm niệm của Thánh Mẫu Maria.

 

Các thiên thần đã báo cho các mục đồng rằng: Một Đấng Cứu Thế đã sinh ra, và dấu để nhận thấy là một hài nhi nằm trong máng cỏ. Còn Mẹ Maria cũng quỳ chiêm ngắm Đấng là Con Thiên Chúa lại được Mẹ sinh ra được quấn tã nằm trong máng cỏ. Thật quá mầu nhiệm, làm sao suy thấu được mầu nhiệm Nhập Thể, khi cái Tuyệt Đối nằm trong sự hữu hạn, Thiên Chúa toàn năng trong hình hài một hài nhi bé bỏng…

 

Thế nhưng, mầu nhiệm ấy, chân lý ấy lại được mặc khải cho những tâm hồn đơn sơ bé mọn như các mục đồng, được trao ban cho tâm hồn khiêm tốn và trinh khiết của Mẹ Maria. “Mẹ Maria đã ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 19). Đó là đặc trưng chiêm niệm của mẹ mà chúng ta cùng chiêm ngưỡng và học đòi:

Những kỷ niệm về Đức Giêsu ghi khắc trong lòng Mẹ, đồng hành với Mẹ trong mọi hoàn cảnh, Mẹ luôn nhìn lại những thời điểm cuộc đời mình được sống bên Chúa Giêsu . Từ đó Mẹ sống một cách âm thầm trong sự chiêm ngắm mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, Mẹ không vênh vang về đặc ân của mình, nhưng hầu như rút vào thinh lặng, và có lẽ như vậy mà sau những trình thuật thời thơ âu của Chúa Giêsu, hầu như các Tin Mừng rất ít nói về Mẹ.

Nếu theo sự thường, mặc khải là vén mở những điều ẩn giấu bằng lời nói và hành động, thì nơi Mẹ Maria, Thiên Chúa mặc khải bằng sự che giấu. Không phải bằng lời nói hay hành động nhưng bằng thinh lặng và chiêm ngưỡng. Có thể nói, mặc khải bằng lời nói và thinh lặng là phương thế dành cho đại chúng. Nhưng mặc khải bằng sự âm thầm và thinh lặng là phương thế ưu việt dành cho những linh hồn đặc tuyển.

Mẹ Maria chiêm ngắm chính thần tính (Đức Giêsu) mà Mẹ mang trong mình, thần tính đó được kết hợp với xương thịt mình trong ngôi vị là Con Thiên Chúa. Trong Đức Kitô nguồn mọi sự khôn ngoan thông hiểu (x. Cl 2, 3); thế mà Người ở trong Mẹ Maria, nên trong Mẹ đã được che giấu mọi kho tàng khôn ngoan và thông hiểu. Cũng có thể nói Mẹ Maria là một nhà chiêm niệm, Mẹ chiêm ngắm vinh hiển của Chúa Ba Ngôi trong Con Một Thiên Chúa mà Mẹ sinh ra từ xác thịt Mẹ.

 

Như vậy, khi cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, chúng ta cũng hãy học cùng Mẹ biết luôn suy niệm Lời Chúa, cưu mang Lời Chúa trong lòng, làm cho Lời Chúa lớn lên để rồi làm cho lời Chúa cũng được sinh ra cho mọi người.

Thế giới ngày hôm nay sống như vắng bóng Thiên Chúa, thậm chí xem như Thiên Chúa không còn hiện hữu, thì bổn phận của các Kitô hữu phải làm cho Thiên Chúa được sinh ra cho mọi người, nghĩa là làm cho nhân loại nhận biết Thiên Chúa và ý thức sự hiện diện của Người, hầu các chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và biết hướng tới những giá trị tinh thần và thiêng liêng để được cứu độ.

Ngoài ra, sự thinh lặng chiêm niệm như là một sự đi ngược dòng chống lại sự ồn ào của những biến động xã hội, mà sự ồn ào đó đã làm cho con người không thể lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa và tiếng nói của lương tâm.

 

Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời,

Cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen

 

Hiền Lâm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...