Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH NĂM B

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Ga 15, 1 – 8

(ĐAN VIỆN AN PHƯỚC)

         Đọc Tin Mừng thánh Gioan, chúng ta thấy có nhiều danh xưng khác nhau. Chẳng hạn như: “Tôi là Bánh trường sinh” (Ga 6, 35). “Tôi chính là Mục Tử nhân lành”. “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14, 6)… Thế nhưng, những danh xưng này không phải do ai đó gán cho Chúa, mà chính Ngài tự xác nhận mình. Còn trong Bài Tin mừng hôm nay, chúng ta lại thấy thêm một danh xưng khác nữa, danh xưng ấy chính là: “Thầy là cây nho thật”.
         Nhìn lại các danh xưng mà Đức Giêsu gán cho mình, thì danh xưng nào cũng đẹp, cũng tuyệt vời, và cũng sâu sắc. Hơn nữa, các danh xưng đó đều làm toát lên tình yêu của Chúa đối với các môn đệ và với mỗi người chúng ta. Thế nhưng khi nói: “Thầy là cây nho thật” thì chúng ta thấy danh xưng này đặc biệt hơn. Đặc biệt hơn ở chỗ là danh xưng này diễn tả cách trọn vẹn sự liên kết của các môn đệ với Chúa Giêsu: “Thầy là cây nho thật, anh em là nhành” (Ga 15, 5). Vậy khi nói: “Thầy là cây nho thật”, chữ “thật” ở đây Thánh Gioan muốn ám chỉ tới cây nho có sự sống. Trái ngược với cây nho thật là cây nho giả, mà đã là cây nho giả thì không có sự sống nơi chúng.
       Theo kinh nghiệm trồng nho của người Do thái, vào mùa xuân, những cành nho tràn ngập sức sống dưới hình thức của những chiếc lá và nụ. Vào mùa thu, chúng trĩu nặng những chùm nho. Sở dĩ chúng có được sự sống và khả năng sinh hoa kết trái như thế là nhờ vào sự nối kết với thân cây. Cũng vậy, nếu Chúa Giêsu là cây nho thật, các Kitô hữu là nhành nho, thì không có gì ngăn cản chúng ta lớn lên và sinh nhiều hoa trái. Tuy nhiên, điều kiện để chúng ta sinh được nhiều hoa trái, thì chúng ta phải để cho Chúa cắt tỉa. Khi nói đến việc cắt tỉa là nói đến nỗi đau, nỗi mất mát theo cảm xúc và cái nhìn của thế gian. Nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và vượt qua những nỗi đau ấy, thì chúng ta được biến đổi trong Chúa. Trái lại, nếu chúng ta sợ đau sợ khổ và tìm mọi cách trốn tránh thì cũng đồng nghĩa là chúng ta không muốn để cho Người cắt tỉa mình. Như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ lớn mạnh và sinh hoa kết trái được.
         Cuộc đời của mỗi Kitô hữu chúng ta từ khi chào đời cho đến khi lớn lên, chúng ta luôn thu nạp vào mình biết bao điều tốt cũng như xấu. Thế nhưng, thực tế cho thấy, cái xấu thường mang tính trội hơn cái tốt. Chính những cái xấu đó đã bóp nghẹt không cho cái tốt lớn mạnh. Từ những kinh nghiệm đó, chúng ta cần phải để cho Chúa cắt tỉa, loại bỏ những cái xấu trong chúng ta. Có như thế, chúng ta mới lớn mạnh được, vì chúng ta không thể thành toàn và không thể tự giải thoát mình, nếu không có Chúa và không sống trong Chúa.
          Qua bài Tin Mừng hôm nay, là cơ hội để cho mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, biết chấp nhận mình là thân phận bất toàn, nhiều thiếu xót, để xin Chúa sửa dạy, và huấn luyện chúng ta. Ngõ hầu, giúp chúng ta trở nên con người mới, và không ngừng gắn kết với Chúa như nhành nho gắn liền với thân nho.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...