Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

ĐI THEO CHÚA KITÔ TRÊN CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU

Chúa Nhật VI PS – B

Cv 10, 25-26. 34-35. 44-48; 1Ga 4, 7-10; Ga 15, 9-17

                                                                                                                                                                                          

ĐI THEO CHÚA KITÔ TRÊN CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU

                                                                                                                                                                                              Vincent Hoa-PV

           “Anh em hãy yêu thương nhau”, đó là lệnh truyền căn bản quan trọng nhất mà Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay. Có thể nói đạo Công giáo chúng ta là đạo yêu thương vì được xây dựng trên nền tảng là một Thiên Chúa tình yêu. Nhất là chúng ta được kêu gọi để tìm kiếm và đi theo một con người cụ thể, con người đó là Đức Giêsu Kitô hiện thân của Thiên Chúa tình yêu. Vậy con đường theo Chúa Kitô là con đường gì? Và trên con đường đó chúng ta phải bước đi như thế nào?

1. Con đường đi theo Chúa Giêsu Kitô là con đường nào?

           Để có thể theo Chúa Giêsu thì trước hết chúng ta phải biết con đường mà Chúa Giêsu đã đi là con đường nào. Có thể nói con đường của Chúa Giêsu là con đường tình yêu. Vì, trước hết, con đường Ngài đi được thúc đẩy bởi tình yêu của Thiên Chúa Cha như thánh Gioan viết: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban tặng con Một” (Ga 3,16). Thứ  đến, chính tình yêu thúc đẩy Chúa Giêsu đi trên con đường tình yêu này như trong “bài ca tự huỷ” thánh Phaolo đã quảng diễn: Ngài đã từ bỏ địa vị của một Thiên Chúa, đã xuống thế làm người, đã trở thành nô lệ và đã chết trên cây thập tự (x. Pl 2,6-11). Và trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Và rồi suốt những năm tháng trên trần thế, từ cảnh sống âm thầm tại làng quê Nadarét cho đến những nẻo đường Ngài đi trong những năm tháng rao giảng Tin Mừng, tất cả đều để lại những dấu vết của tình yêu. Nhất là con đường đi lên Giêrusalem, con đường đi lên Núi Sọ như là biểu tượng tột đỉnh cho con dường tình yêu mà Ngài đã đi. Như thế con đường mà Chúa Giêsu đã đi là con đường của tình yêu, được thúc đẩy bởi tình yêu của Thiên Chúa Cha và ra đi để gieo vãi tình yêu cho con người, như Ngài nói trong Tin Mừng hôm nay: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy” (Ga 15,9). Như thế con đường mà chúng ta đi cũng chính là con đường Chúa Giêsu đã đi, đó là con đường tình yêu. Tình yêu chính là cốt lõi của đạo chúng ta, theo đạo là theo Chúa Giêsu và sống đạo là trong sống tình yêu. Vì “đạo” cũng có nghĩa là “đường” mà Chúa Giêsu là tình yêu. Chính trong tình yêu này mà Ngài không những là đối tượng cho chúng ta đi theo mà còn trở thành con đường tình yêu cho chúng ta đi như Ngài từng khẳng định: “Thầy là Đường, là sự Thật và là sự Sống” (Ga 14,6).  Thế nhưng con đường tình yêu mà chúng ta bước đi theo Chúa Giêsu có dễ dàng không? Và làm sao chúng ta có thể đi được như Ngài đã đi?

2. Chúng ta bước đi theo Chúa Giêsu như thế nào?

            Vì con đường Chúa Giêsu đã đi là con đường tình yêu, nên chúng ta không thể đi một con đường nào khác ngoài con đường tình yêu mà Ngài đã đi, nếu chúng ta muốn nên giống Ngài, vì “ trò không hơn Thầy” (Mc 10,24). Chỉ vì yêu chúng ta mà Ngài đã sống và chết cho chúng ta, cho nên hôm nay Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy yêu thương nhau. Đây là điều răn căn bản và cốt lõi nhất Ngài truyền lại cho chúng ta, để nhờ việc tuân giữ nó, chúng ta được trở nên giống Ngài. Một trong những bằng chứng sát thực nhất để thể hiện tình yêu đó là làm theo những gì người yêu muốn. Cũng vậy chúng ta không thể nói theo Chúa Giêsu hay nên giống Ngài mà lại không tuân giữ hay sống theo những gì Ngài truyền dạy, hay cuộc đời của chúng ta không hoạ theo con người và cuộc đời của Ngài, những gì Ngài đã sống và đã làm. Đó là lý do Ngài kêu gọi chúng ta “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người” (Ga 15,10). Nhưng tuân giữ các điều răn, nhất là điều răn mới có dễ dàng không?

          Có thể nói, với bản tính tự nhiên của con người là thích hưởng thụ và ngại hy sinh, thích được phục vụ hơn là phục vụ, thì việc tuân giữ điều răn yêu thương không phải luôn luôn là điều dễ dàng, vì yêu thương đòi hỏi phải hành động, phải hy sinh. Tình yêu càng lớn và càng mãnh liệt đòi hỏi càng phải hy sinh nhiều, như Chúa Giêsu đã chết, đã hy sinh chính cả mạng sống mình cho chúng ta: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Việc tuân giữ và sống điều răn yêu thương một cách triệt để như Chúa Giêsu đã hy sinh cả mạng sống mình như thế quả là điều không dễ chút nào. Mặc dầu khó khăn như thế, nhưng muốn theo Chúa Giêsu thì chúng ta không có cách nào khác là phải đi trên con đường chính Ngài đã đi. Vậy làm sao chúng ta có thể theo Chúa Giêsu cho đến cùng, dám hy sinh cho nhau như Chúa Giêsu?

            Chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã loan báo điều răn yêu thương trước khi đi chịu chết. Và mặc dầu biết rõ con đường thương khó phía trước thật cam go và hãi hùng, nhưng Ngài vẫn dám nói đến việc Ngài sẽ hy sinh tính mạng vì chúng ta: “không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Là con người, Chúa Giêsu cũng sợ hãi trước những khó khăn, nhất là trước cái chết. Sở dĩ Ngài vượt qua được mọi sợ hãi, và dám tuyên bố về sự hy sinh cho đến chết như thế là vì Ngài biết mình luôn kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Cha, như Ngài nói với các môn đệ, “Thầy đã giữ các điều răn của Chúa Cha và ở lại trong tình thương của Người” (Ga 15,10). Có thể nói, chính trong sự liên kết và nâng đỡ của Chúa Cha mà Ngài tự tin có thể vượt qua tất cả, cho dẫu có phải hy sinh cả tính mạng. Cũng vậy, để có thể sống yêu thương, nhất là dám chết đi mỗi ngày cho nhau, chúng ta cũng phải cảm nhận được tình thương của Chúa Giêsu đối với chúng ta, nhất là được Ngài trợ giúp. Muốn được vậy chúng ta phải luôn gắn bó với Chúa Giêsu như lời Ngài kêu gọi “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9). Có thể nói, ở lại với Chúa, và sống trong tình thương của Ngài là động lực, và là sức mạnh giúp chúng ta can đảm sống triệt để giới răn yêu thương, nên giống như Chúa Giêsu đã hy sinh cho đến cùng vì yêu.

            Vậy để có thể sống được điều răn yêu thương, nhất là dám hy sinh cho nhau như Chúa Giêsu đòi hỏi qua điều răn yêu thương, chúng ta phải có một đời sống kết hợp với Chúa là nguồn mạch tình thương. Vì chỉ khi cảm nhận được tình thương của Ngài, nhất là với sự trợ giúp và thúc đẩy của Ngài, chúng ta mới có thể đi theo Ngài trên con đường tình yêu và mỗi ngày trở nên giống Ngài hơn trong việc yêu thương và phục vụ anh em mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...