Thứ Năm, 22 Tháng 5, 2025

Anh em là muối cho thế giới – Suy niệm Tin Mừng Mt 5,13-16; Chúa nhật 5, Thường niên, Năm A

Anh Em Là Muối Cho Thế Giới

Suy niệm Tin Mừng Mt 5,13-16; Chúa nhật 5, Thường niên, Năm A

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Lời Chúa hôm nay, nói về sứ mạng của mỗi kitô hữu chúng ta: Anh em là muối cho thế giới này.

Muối rất cần thiết trong đời sống thường ngày. Hẳn là thức ăn, chẳng hạn như cá, thịt… sẽ hư thối nếu không có muối, canh rau sẽ nhạt nhẽo nếu không có muối, và cơ thể chúng ta sẽ phù thũng, bệnh tật nếu thiếu chất muối. Về đặc tính của muối, chúng ta có thể thấy: muối có vị mặn, muối có tính bền vững, muối có tính hòa tan.

Đối với tín ngưỡng của người Việt Nam ta, muối mang ý nghĩa của sự may lành: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Còn đối với người Do Thái: Muối là dấu chỉ giao ước trung tín trường tồn của Thiên Chúa với dân Người. Thiên Chúa phán với Aharon: “Ta ban chức tư tế cho các ngươi”. Thiên Chúa gọi giao ước này là “Giao ước muối muôn đời tồn tại trước nhan Đức Chúa, cho ngươi và dòng dõi ngươi” (Ds 18,19). Điều ấy có ý rằng: các tư tế có trách nhiệm trung thành phụng sự Thiên Chúa mãi mãi, để qua đời sống trung tín của họ mà làm cho dân chúng say mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.

Trách nhiệm ấy, hôm nay, vẫn mang tính thời sự, cấp bách nơi mỗi kitô hữu chúng ta – những tư tế trong Chúa Kitô. Chúng ta có trách nhiệm trung tín với lời cam kết khi lãnh Bí tích Rửa Tội: từ bỏ ma quỷ, tin kính phụng thờ Thiên Chúa và làm cho mọi người tin thờ Thiên Chúa. Đặc tính của muối bền vững qua hàng thế kỷ là lời nhắc nhớ ta về lòng trung thành phụng sự Thiên Chúa.

Chúa Giêsu yêu cầu mỗi kitô hữu chúng ta là muối cho thế giới này, nghĩa là ướp cho thế giới này khỏi ra suy đồi, thối nát vì hành vi xấu, vì tội lỗi, bằng vị mặn của Tin Mừng. Thánh Don Bosco hồi còn nhỏ hay nhập bọn vui chơi cùng đám bạn mất nết. Bà mẹ sợ con lây nhiễm những thói hư tật xấu của những đứa trẻ này nên ngăn cấm Don Dosco. Cậu bé trả lời mẹ: “Mẹ ơi, cứ để con cùng chơi với chúng nó, chúng nó sẽ bớt nói tục hơn”. Vâng, một khi kitô hữu có vị mặn của Tin Mừng thì tất nhiên “hữu xạ tự nhiên hương”, Tin Mừng yêu thương cứu độ sẽ được thẩm thấu, lan tỏa, truyền sang tha nhân.

Muối chỉ hữu dụng khi nó hòa tan ra. Cũng vậy, Kitô hữu chỉ thực sự là nhân chứng tình yêu thương cứu độ của Chúa, khi biết cho đi, khi biết quên mình phục vụ tha nhân với thái độ khiêm hạ. Ngày nay, ngay trên đất nước chúng ta, không thiếu những nghĩa cử đẹp của những người con chăm sóc bố mẹ già đau bệnh, những người vợ người chồng thuận hòa kiên nhẫn chịu đựng nhau, những kitô hữu hiến thân đi truyền giáo, đi phục vụ các bệnh nhân, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa… một cách âm thầm, quảng đại. Và còn rất nhiều những nghĩa cử đẹp khác nữa mà xóm giềng, bạn bè, thầy trò, đồng chí, đồng đội dành cho nhau trong cuộc sống hằng ngày.  Phải chăng, những người đó thật là “muối” mà Chúa muốn nói tới trong bài Tin Mừng hôm nay.

Ước chi, mỗi kitô hữu chúng ta luôn là muối mặn Tin Mừng yêu thương cứu độ, mỗi kitô hữu chúng ta là muối trung tín yêu mến Chúa, mỗi kitô hữu chúng ta là muối tan ra vì yêu thương tha nhân, như chính Chúa đã yêu thương đến hiến mạng vì chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật V Phục Sinh: Yêu như Thầy đã yêu

  Yêu như Thầy đã yêu (Ga 13,31-33a.34-35) M. Bosco Hùng, PS      Yêu, tình yêu, yêu thương là những từ ngữ được nghe nói quá nhiều...

Chúa nhật V, Phục sinh, Năm C (Ga 13,31-35) Yêu Như Chúa

Chúa nhật V, Phục sinh, Năm C (Ga 13,31-35) Yêu Như Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã từng nghe...

Chúa Nhật V Phục Sinh, Ga 13,31-33a.34-35: Vinh quang Thiên Chúa

  VINH QUANG THIÊN CHÚA (x. Cv 14,21b-27; Kh 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35) Trường Kha, Phước Lý Trong cuộc sống của con người vinh quang và đau khổ luôn...

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Ga 10,27-30: Bước theo Chúa chiên lành

    BƯỚC THEO CHÚA CHIÊN LÀNH (Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30) TGM Ngô Quang Kiệt Thiên Chúa yêu thương ta. Tình yêu ấy không cao xa. Vì...

Chúa Nhật IV Phục Sinh: Đi theo chiên mẹ

    ĐI THEO CHIÊN MẸ (Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30) TGM Ngô Quang Kiệt “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một mình”. Tình yêu...

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Ga 10,27-30: Sự bảo đảm

    SỰ BẢO ĐẢM (Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30) Mai Ca, CĐ Phước Thiên Ai trong chúng ta cũng luôn khát vọng có một sự bảo...

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Ga 10,27-30: Chúa Giêsu – Mục tử nhân lành

    CHÚA GIÊSU – MỤC TỬ NHÂN LÀNH (Ga 10,27-30) Minh Triệu, Phước Lý Chúa Nhật IV Phục Sinh thường được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành,...

Chúa Nhật IV, Phục Sinh, Năm C (Kh 7,9.14-17; Ga 10,27-30) Con chiên của Chúa

Chúa Nhật IV, Phục Sinh, Năm C (Kh 7,9.14-17; Ga 10,27-30) Con Chiên Của Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật IV phục sinh hôm nay...

Chúa Nhật III Phục Sinh: Cũng chỉ vì lòng yêu mến

CŨNG CHỈ VÌ LÒNG YÊU MẾN (Đan viện Phước Hải)      “Thiên Chúa là Tình Yêu “(1 Ga 4, 16). Tình yêu cần được biểu...