Thứ Sáu, 18 Tháng 4, 2025

Bài chia sẻ CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, năm A (M. Bosco – Phước Lý)

 

 Is 7, 10-14; Rm 1, 1-7; Mt 1, 18-24

 

Chúng ta đã cùng với Giáo Hội đi gần hết chặng đường của Mùa Vọng, mùa mong đợi Chúa đến. Ở Chúa nhật I, Lời Chúa cảnh tỉnh mỗi chúng ta, ngày Chúa quang lâm sẽ đến bất ngờ như nạn hồng thủy ập đến, khi mà mọi người đang thỏa thích ăn chơi, đang lo lắng sự đời. Lời Chúa mời gọi mọi người: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến”. Chúa nhật thứ II, Lời Chúa tiếp tục mời gọi sự canh thức, chờ đợi Chúa đến bằng cách sám hối về những yếu đuối và tội lỗi của mình: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”. Chúa nhật thứ III, lời Chúa mời gọi chúng ta cùng với Gioan Tẩy Giả xác tín về con người Giêsu, Đấng là hiện thân của Nước Trời, được Chúa Cha sai đến ở giữa nhân loại và cứu độ họ.

Và trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của Mùa Vọng, một lần nữa lời Chúa mời gọi chúng ta xác tín về nguồn gốc của Đức Giêsu. Ngay từ câu đầu tiên của bài Tin Mừng, tác giả Mátthêu đã nêu bật điều đó bằng câu giới thiệu: “Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô”. Tại sao chúng ta phải tìm hiểu và xác tín về nguồn gốc của Đức Giêsu? Bởi chính Ngài là trung tâm và cùng đích của lịch sử, là niềm hy vọng, nguồn sống và là Đấng Cứu Độ chúng ta.

 

1. Nguồn gốc của Đức Giêsu

Ngài là Thiên Chúa, đã tự hạ mặc lấy thân nô lệ, trở nên một con người hoàn toàn như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã nhập thể trong lòng Mẹ Trinh Khiết do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đó là đức tin mà Giáo Hội tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, và cũng là điều mà Tin Mừng hôm nay khẳng định: thai nhi Giêsu được hình thành trong lòng Mẹ Maria là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Điều này cũng được sứ thần của Thiên Chúa nói với Giuse: “Vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”.

Con Thiên Chúa đi vào, tháp nhập vào trong lịch sử loài người, Ngài làm cho lịch sử đó có một khởi đầu mới, mang một ý nghĩa mới và sẽ được hoàn tất trong chương trình của Thiên Chúa. Từ đây lịch sử nhân loại sẽ gắn liền với Đấng là Thiên Chúa đã nhập thể làm người, gắn liền với ơn cứu độ của Ngài.

Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaia đã loan báo: “Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel”. Ngôn sứ đã cho biết người con trai đó chính là Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Một Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta (Ga 1,14), chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn của chúng ta, và đặc biệt là gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta. Đó phải là sứ điệp, là tin mừng lớn lao nhất của chúng ta. Đến nỗi thánh Phaolô trong bài đọc 2, thư gửi giáo đoàn Rôma, ngài đã rất hãnh diện khi thấy mình được chọn, được dành riêng để loan báo tin mừng về Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô.

Đó cũng phải là niềm vui và vinh dự của chúng ta hôm nay. Chúng ta được thuộc về Ngài, được đón nhận ơn cứu độ và rồi được sai đi loan báo về Ngài cho muôn dân, làm cho muôn dân cũng đón nhận được ơn cứu độ. Bởi Đức Giêsu chính là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta.

 

2. Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất

Tính chất độc nhất của Đức Giêsu không nằm ở những thành tích Ngài thực hiện được, bởi trước mắt những người đương thời, xem ra Ngài đã bị thất bại ê chề. Nhưng tính độc nhất của Đức Giêsu nằm nơi chính bản thân của Ngài, nơi chính con người của Ngài, một Thiên Chúa làm người. Và khi nói về công trình vĩ đại có một không hai Ngài đã thực hiện, thì đó phải là việc cứu độ nhân loại.

Sứ thần của Thiên Chúa đã nói với Giuse: “Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Và tác giả sách Công Vụ Tông Đồ cũng đã khẳng định:  “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ.” (Cv 4,12).

Ngoài Ngài ra, không ai có thể đem lại ơn cứu độ cho chúng ta. Thế gian có thể cho chúng ta nhiều thứ: quyền lực, tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, tiện nghi, v.v… như người ta vẫn nói: “Có tiền mua tiên cũng được”. Thế nhưng Nước Trời, ơn cứu độ thì không bao giờ thế gian có thể cho ta và chúng ta cũng không thể tìm được ở đâu khác ngoài Đức Giêsu Kitô. Chỉ có Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người, Đấng là Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” mới đem lại cho chúng ta ơn cứu độ.

Thế nhưng trong thực tế cuộc sống hôm nay, xem ra người ta đang có xu hướng tìm kiếm sự bảo đảm, sự an toàn và hạnh phúc cho mình không phải nơi Đức Giêsu Kitô, mà nơi của cải vật chất, tiền tài danh vọng, quyền lực chức tước. Người ta cảm thấy được an toàn, được hạnh phúc khi có nhiều tiền của chứ không phải là khi chiếm hữu được Đức Giêsu.

Người ta không tìm giải thoát cuộc đời nơi Đức Giêsu Kitô, mà nơi những gì là sung túc, hưởng thụ, thoải mái, dễ dãi,… Đến nỗi “có một số Kitô hữu hiện nay đang có xu hướng là muốn “tương đối hóa” bản thân Đức Kitô, hay ít là tầm quan trọng cứu độ của Ngài” (x. Khảo Luận Trường Thiên về Đức Kitô. Tác giả: Lm F.Gómez). Thế nhưng, trong 1Cr 9,16 thánh Phaolô đã quả quyết: không tuyên xưng Đức Kitô là Đấng tuyệt đối là phản bội Thần Khí.

 

Kết:

Qua hai điểm chúng ta vừa chia sẻ trên đây, nhằm giúp chúng ta cảnh tỉnh với mọi nguy cơ xa lìa Đấng Cứu Độ, ý thức và xác tín về đức tin của mình về ơn cứu độ mà chỉ duy một mình Đức Giêsu Kitô mới có thể mang lại cho chúng ta.

Bởi đó là lý do mà tự ngàn xưa, các ngôn sứ đã hướng về, đã loan báo việc Người sẽ sinh ra trong thế gian, sẽ cứu chuộc dân người. Và hôm nay đến lượt chúng ta, nhất là những ngày này, những ngày gần kề Đại Lễ Giáng Sinh. Chúng ta cũng phải khao khát mong đợi Đấng là Thiên Chúa nhập thể làm người, Đấng ban ơn cứu độ cho nhân loại, và chúng ta phải loan báo cho mọi người được biết.

Chúng ta đang khao khát mong đợi Đấng Cứu Độ chúng ta, chúng ta không đợi chờ một vĩ nhân, một thần tượng, một người nổi tiếng theo kiểu thế gian. Xin Chúa giúp chúng ta để mọi sự chuẩn bị, trang trí bề ngoài là phương tiện dẫn chúng ta đến với Đấng Cứu Độ chúng ta. Amen.

 

M. Bosco Nguyễn Xuân Minh.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23,56): Chết vì yêu

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23.56) Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường Kha, Phước Lý Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay là một ngày lễ vui, đồng thời...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Cởi áo

    Chúa Nhật Lễ Lá CỞI ÁO Án Khảm Lễ Lá đưa ta từ tâm tình phấn khởi hân hoan đến tâm tình buồn phiền thất vọng. Khởi...

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

    LỄ LÁ - VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa có việc cần dùng

    Chúa Nhật Lễ Lá CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG (Lc 19,31.34) Micae Pham Văn Khoa, Thiên Phước “Chúa có việc cần dùng”. Đó là câu mà thánh...

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C (Ga 8,1-11) Biết mình

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C: Ga 8,1-11 Biết mình Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Câu chuyện Tin mừng Chúa nhật V, Mùa chay hôm nay,...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Trở về với con người thật của mình

    TRỞ VỀ VỚI CON NGƯỜI THẬT CỦA MÌNH (Ga 8,1-11) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Khác với các kinh sư và người Pharisêu, Đức Giêsu...

Con đường: Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – C

Chúa nhật 5 mùa chay C CON ĐƯỜNG Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11 Án Khảm Muốn tiến tới phải ra đi. Muốn đi phải có đường. Không...

Chúa Nhật IV Mùa Chay: Điều kiện để trở về

Điều kiện để trở về Lc 15,1-3.11-32 M. Bosco Hùng      Sám hối trở về là hành động cần được thực hiện, đặc biệt trong mùa...