Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023

BÀI CHIA SẺ LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

BÀI CHIA SẺ LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

(Gioan Thiên Chúa Lê Xuân Quý, Châu Thủy)

           Tử đạo, theo nguyên nghĩa đó là việc làm chứng. Cả ba bài đọc hôm nay đều nhấn mạnh đến việc làm chứng. Các thánh tử đạo là những người đã dám hy sinh mạng sống của mình để     làm chứng cho một niềm tin bất khuất, làm chứng cho lòng thiết tha yêu mến lề luật của Thiên Chúa, và yêu mến Đức Ki Tô, làm chứng cho một niềm cậy trông tín thác, và một niềm hy vọng mãnh liệt vào cuộc sống mai sau.

            Trong bài đọc 1, sách Macabe tường thuật lại câu chuyện về bà mẹ anh dũng và bảy người con đã cương quyết không ăn thịt heo là thức ăn mà luật Mô Sê cấm, và sẵn sàng chấp nhận cái chết để làm chứng cho niềm tin của mình. Mặc dù trong Cựu Ước, niềm tin vào sự sống mai sau còn rất hạn chế, và bà mẹ này có lẽ không được học hành gì nhiều, nhưng với lòng tin mãnh liệt, bà đã được Chúa Thánh Thần soi sáng và đã nói lên những lời xác tín vào cuộc sống mai sau: “ Chính Người do lòng thương xót sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng lề luật của Người hơn bản thân mình.” (2Mc 23). Đây quả là một niềm tin đơn sơ nhưng vô cùng mãnh liệt và kiên vững nên đã được người hậu thế ca ngợi, tán dương.

             Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nêu lên hai điều kiện để trở thành môn đệ của Ngài, đó là phải từ bỏ chính mình và vác thập giá mình hằng ngày mà theo.

           Từ bỏ chính mình ở đây không chỉ là từ bỏ những đam mê, dục vọng, danh, lợi, thú, mà phải từ bỏ chính cái tôi kiêu ngạo, ích kỷ, hẹp hòi của mình để biết sống khiêm tốn và vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự. Và khi cần thiết phải dám từ bỏ chính cả mạng sống để làm chứng cho niềm tin của mình nữa. Như Lời Chúa Giêsu đã xác quyết: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy” ( Lc 9, 24). Điều này đối với những người vô thần, những người không tin vào Đức Kitô thì không thể hiểu và không thể chấp nhận được. Nhưng với các Kitô hữu và đặc biệt với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các ngài đã sãn sàng chấp nhận mọi đau khổ, thử thách, những gươm đao nhục hình, và cả cái chết để làm chứng cho niềm tin của mình. Các ngài luôn xác tín rằng, được chết vì đạo là một hồng ân lớn lao, nên các ngài không oán hận những kẻ bách hại và làm khổ mình. Trái lại, các ngài luôn quảng đại tha thứ và còn cầu nguyện cho họ nữa.

             Trong hạnh tích của Bà Thánh Đê có kể lại rằng, khi cô Nụ, con gái của bà vào ngục để thăm mẹ, thấy mẹ bị đánh đập, áo quần rách nát, đẫm máu, cô đã òa lên khóc. Nhưng Bà đã vui vẻ an ủi con: “Con ơi, con đừng có khóc nữa, mẹ đang sung sướng kia mà, mẹ sắp được chết cho Chúa đây – còn gì phúc hơn. Con phải mừng với mẹ, cám ơn Chúa với mẹ mới đúng chứ. Con hãy về đi, và cho mẹ gởi lời thăm hỏi mọi người. Các con hãy cố gắng giữ đạo cho sốt sắng, rồi một mai mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên thiên đàng.” Rồi trong cơn hấp hối, bà đã cầu nguyện với Chúa Giê Su: “Lạy Chúa, xưa Chúa đã chết cho con, thì nay con xin hết lòng vâng theo ý Chúa. Xin Chúa tha thứ cho họ cũng như tha thứ hết mọi tội của con.” Và bà đã gục đầu tắt thở trong tay cô Nụ. (x. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong Lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Lm. Vs. Bùi Đức Sinh. Tr. 216 – 220).  Đây quả là một tấm gương anh hùng không thua kém bà mẹ trong sách Macabe, thậm chí còn hơn thế nữa, vì bà đã noi gương Chúa Giê Su tha thứ, và cầu xin Chúa tha thứ cho những kẻ bách hại mình.

              Điều kiện thứ hai để theo Chúa Giêsu là vác thập giá mình hàng ngày mà theo. Trước thời Chúa Giêsu, thập giá là biểu tượng của sự dữ, sự oán phạt, là nhục hình của tội nhân, nên không ai muốn nhắc đến thập giá. Nhưng Thiên Chúa đã biến sự dữ thành sự lành, biến thập giá thành cây mang quả trường sinh. Khi hoàn toàn vâng theo Thánh Ý của Chúa Cha, và chấp nhận cái chết khổ nhục trên thập giá để trở nên nguồn ơn cứu độ cho nhân loại,  Chúa Giêsu đã biến thập giá thành Thánh Giá. Và cũng từ đó, Thánh Giá đã trở thành biểu tượng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, một tình yêu mạnh hơn sự chết. Thánh giá đã trở thành vinh quang, danh dự và là niềm hy vọng cứu rỗi cho những ai tin vào Đức Kitô. Một trong những thử thách mà hầu hết các Thánh Tử Đạo Việt Nam phải trải qua là “bước qua thập giá”. Ai  chấp nhận bước qua thì được tự do, được đoàn tụ với gia đình, và có khi còn được ban chức tước bổng lộc nữa. Còn nếu không chịu bước qua thì phải chịu tù đày, đòn vọt, tra tấn bằng đủ mọi cực hình dã man, và có khi là cả cái chết; cũng có những người đã bước qua để cố giữ được mạng sống tạm ở đời này, nhưng như Chúa Giê Su đã từng cảnh báo: Ai cố giữ mạng sống mình thì sẽ mất… Còn các Thánh Tử Đạo vì yêu mến thập giá, yêu mến Đấng chịu đóng đinh trên thập giá nên đã cương quyết từ chối, không bước qua thập giá, không chối Chúa bỏ đạo. Vì các ngài luôn xác tín rằng, các ngài sẽ chịu đựng được các cực hình nếu gắn bó với Đức Ki Tô, và các ngài sẽ được ân thưởng nếu trung thành làm chứng cho Ngài. Trong bài đọc 2 Thánh Phaolô cũng đã xác quyết rằng: “Cho dầu là sự chết hay sự sống…. Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki Tô Giê Su (Rm 8, 38).

          Mừng kính lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào về đức tin kiên cường bất khuất của Cha ông chúng ta, mà chúng ta còn được mời gọi noi gương các ngài, sống bác ái yêu thương để trở nên những chứng nhân cho những giá trị của Tin Mừng trong môi trường sống của mình, chứng nhân cho một niềm tin kiên vững, niềm cậy trông tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh, biết sẵn sàng từ bỏ những đam mê bất chính, vui lòng chấp nhận những hy sinh, những đau khổ thử thách, bệnh tật, và can đảm vác thập giá mình hàng ngày mà theo Chúa Giêsu, để mai ngày chúng ta cũng sẽ được hợp hoan với các ngài trên nơi vĩnh phúc. A men.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật Chúa Ba Ngôi, Năm A, Ga 3,16-18: Thiên Chúa yêu con người vô cùng

Chúa nhật Chúa Ba Ngôi, Năm A, Ga 3,16-18 Thiên Chúa yêu con người vô cùng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Chúa Nhật IX TN, A – Lễ Chúa Ba Ngôi: Đặc nét của tình yêu Thiên Chúa

ĐẶC NÉT CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA (Xh 34,4b-6.8-9;2Cr 13,11-13 Ga 3,16-18)   FM. Bosco Hùng, PS Thánh Gioan gọi “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8.16). Và...

Ngày 31, Tháng 5, Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth, Lc 1,39-56: Theo mẹ lên đường

Ngày 31, Tháng 5, Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth, Lc 1,39-56 Theo mẹ lên đường Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lịch sử nhân loại đã ghi...

Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth, Lc 1,39-56: Vũ điệu tương giao

VŨ ĐIỆU TƯƠNG GIAO (Xp 3,14-18a; Rm 12,9-16a; Lc 1,39-56) M. Têrêsa, CĐ Phước Thiên Nếu có thể coi cuộc sống này như một khán đài mà...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23; Cv 2,1-11: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23; Cv 2,1-11 Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. “Thánh Thần Chúa chan...

Chúa Nhật Chúa Thành Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Thần Khí sáng tạo và canh tân

THẦN KHÍ SÁNG TẠO VÀ CANH TÂN (Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7,12-13; Ga 20,19-23) M. Michael Hội, Phước Lý “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Đổi mới trong Thần Khí

ĐỐI MỚI TRONG THẦN KHÍ (Ga 20,19-23) M. Anna Huyền Trang, VP Trong cuộc sống, chúng ta ít nhiều bị ràng buộc bởi những bất toàn và...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Thánh Thần – Đấng bị lãng quên?

                                               ...

Chúa nhật Chúa Thăng Thiên, Năm A, Mt 28,16-20: Làm cho mọi người thành môn đệ Chúa

Chúa nhật Chúa Thăng Thiên, Năm A, Mt 28,16-20 Làm cho mọi người thành môn đệ Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trước khi lên trời ngự...

Chúa Nhật VII PS – Lễ Thăng Thiên, Mt 28,16-20: Đức Giêsu lên trời ngự bên hữu Chúa Cha

ĐỨC GIÊSU LÊN TRỜI NGỰ BÊN HỮU CHÚA CHA (Mt 28,16-20) Tùng Linh, Phước Lý Hôm nay toàn thể Giáo hội long trọng mừng lễ Chúa lên...

Chúa Nhật VII PS, Năm A, Ga 17,1-11a: Lời nguyện hiến tế của Chúa Giêsu

LỜI NGUYỆN HIẾN TẾ CỦA CHÚA GIÊSU (Ga 17,1-11a) M. Marcellino Nguyễn Đình Minh, Phước Hiệp Cầu nguyện là để kết hiệp với Chúa. Trong cuộc đời...

Chúa Nhật VII PS, Năm A, Ga 17,1-11a: Nhận biết Thiên Chúa

NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA (Ga 17,1-11a) M. Aelredo Nguyễn Văn Mạnh, PV “Sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất, chân...