Thứ hai, 13 Tháng Một, 2025

BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ – NĂM B

BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ – NĂM B

Vp. Phêrô Khanh

          Anh chị em thân mến,

          Hôm nay chúng ta khởi đầu tuần Thương Khó của Chúa Giêsu.

          Với nghi thức làm phép lá và kiệu lá, Giáo Hội tưởng niệm việc Đức Giêsu tiến vào thành Giêusalem cách long trọng như một vị vua. Ngài được dân chúng đón rước và reo hò rằng “Hoan hô!  Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa” (x. Mc 11,9).

          Trong thánh lễ này chúng ta được nghe hai bài đọc Tin mừng: Một kể về việc Chúa Giêsu long trọng tiến vào đền thánh Giêusalem; bài còn lại kể về cuộc khổ nạn và cái chết đau thương trên thập giá của Người. Hai bài đọc này diễn tả một biến cố khởi đầu thì vinh quang nhưng kết thúc thì nhục nhã; khởi đầu thì rộn ràng nhộn nhịp nhưng kết thúc thì buồn thảm đau thương.

         Đó là cái nhìn của con người. Nhưng trong chương trình của Thiên Chúa, thì đây là lúc Ngài biểu lộ tình thương cao cả nhất, trọn vẹn nhất và đầy đủ ý nghĩa nhất để con người có thể nhận ra và đáp lại tình thương ấy.

        Trong bài chia sẻ này, chúng ta nhìn lại một chút về thái độ của Chúa Giêsu khi Ngài khải hoàn vào thành Giêrusalem như một vị vua, nhưng không phải như một vị vua trần thế đầy vinh quang và quyền lực mà là một vị vua khiêm tốn, hiền lành ngồi trên lưng lừa con. Người ta quan niệm, vua thì phải là một người đầy quyền lực, nắm trong tay quyền sinh sát và thống trị, đi ra thì tiền hô hậu ủng, binh hùng tướng mạnh, chiến mã oai phong…. Bởi vì “thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai trị dân” (Mt 20, 25). Trong cương vị là Thiên Tử, là thủ lãnh thì người đứng đầu một quốc gia, một dân tộc còn có trọng trách phải làm sao để bảo vệ đất nước, phải đem lại an bình và hạnh phúc cho dân tộc mình. Trong ý nghĩa đó, người Do Thái thời bấy giờ mong chờ một vị thủ lãnh, một Đấng Cứu Thế theo Lời Hứa để có thể giải phóng họ thoát ách đô hộ của đế quốc Rôma đang cai trị họ. Thật ra sau phép lạ hoá bánh ra nhiều cho năm ngàn người ăn thì dân chúng đã muốn tôn Chúa Giêsu lên làm vua của họ rồi nhưng Ngài đã lánh đi nơi khác (x. Ga 6, 15), bởi vì cai trị một vương quốc trần thế không phải là sứ vụ của Ngài “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36). Vương quốc của Ngài là vương quốc tình thương, Ngài cai trị dân bằng tình yêu chứ không phải bằng sức mạnh quyền uy. Bởi thế mà Ngài đã hy sinh đón nhận cái chết để đem lại cho nhân loại sự sống. Qua cái chết đau thương ấy Ngài muốn cho nhân loại nhận ra tấm lòng của Thiên Chúa đối với con người. Ngài ấp ủ con người, Ngài xót thương con người và Ngài dùng chính mạng sống của mình để trả giá cho những hành vi tội lỗi của con người. Ngài dã đón nhận khổ hình theo thánh ý Chúa Cha để qua việc phó mình trong sự vâng phục như thế tội lỗi thế gian mới được tẩy sạch, nhân loại mới được giao hoà với Thiên Chúa và nhờ đó con người được cứu chuộc và được gia nhập vào vương quốc Nước Trời.

         Bài Tin mừng thứ hai mà chúng ta vừa nghe lại kể lại cuộc thương khó của Chúa. Có thể nói đây là một bi kịch của con người trong cuộc sống trần gian. Hôm nay, với thân phận làm người Chúa Giêsu đón đón nhận bi kịch ấy. Hơn ba mươi năm sống tại thế chắc hẳn Chúa Giêsu đã từng chứng kiến bao đổ vỡ của con người. Từ những phản bội bất trung trong tương quan gia đình như vợ chồng, con cái, ông bà, cha mẹ đến những lọc lừa, dối trá, thù hằn ngoài xã hội… mà nguyên nhân thì nhiều vô kể, khiến người ta không làm sao hiểu nổi. Chính cái chết của Chúa Giêsu cũng bắt nguồn từ lòng tị hiềm ganh ghét của các lãnh đạo tôn giáo Do Thái thời bấy giờ. Họ chống đối Ngài chỉ đơn giản là cách giảng dạy của Ngài không giống họ, không đi theo tư tưởng và lập trường của họ khiến họ mất uy tín với dân chúng. Đám đông đã bỏ họ để đi  theo Chúa Giêsu. Và với lòng hận thù lên tới tột độ họ đã quyết định giết Chúa.

        Qua cuộc tử nạn hồng phúc này “tâm tư nhiều người được biểu lộ”. Kẻ thương người ghét. Nhiều nhân vật liên can đến cuộc đời Chúa cũng đã biểu lộ yếu đuối của bản thân. Những người thân tín nhất của Chúa được Chúa yêu thương cũng đã chối bỏ Chúa vì sợ hãi, cũng đã bán Chúa vì sự cám  dỗ của đồng tiền. Cả những người được Chúa thi ân giáng phúc cũng đồng thanh lên án và la hét: đóng đinh nó vào thập giá. Rồi đến quan Philatô, một con người đầy quyền lực cũng sợ hãi bởi những lời đoe doạ của dân chúng. Ông sợ mất chức mất quyền và ông đã trao Chúa cho họ đem đi giết  mặc dù ông đã xác định Ngài vô tội. Công lý bị chà đạp và bản án bất công đã được thiết lập.

       Chắc chắn Chúa Giêsu đã không ngạc nhiên trước những đối xử phũ phàng và bội bạc như thế. Ngài cũng không lạ gì trước những lòng dạ độc ác, ham danh hám lợi chạy theo quyền lực đám đông và đã hành xử với nhau như kẻ thù và người xa lạ. Họ đã làm như thế bởi họ đã chưa nhận ra giữa họ là anh em với nhau, là con một Cha trên trời mặc dù Ngài đã tận tuỵ dạy dỗ họ nhiều điều, đã làm biết bao phép lạ để chứng minh tình yêu của Ngài, hay nói đúng hơn là của Thiên Chúa đối với họ. Ngài đã chấp nhận khổ đau và cả cái chết mà không oán hờn, kêu trách.  Ngược lại Ngài còn cầu xin Chúa Cha tha cho những kẻ bắt bớ, làm khổ và giết mình “vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34). Qua đó Chúa Giêsu chứng minh cho nhân loại thấy rằng “Ngài đã yêu thương họ và Ngài yêu thương họ đến cùng” (x. Ga 13, 1), để rồi Ngài mời gọi những ai tin theo Ngài cũng hãy làm như vậy.

        Anh chị em thân mến, khi chúng ta khởi đầu tuần Thương Khó với ngày lễ Lá hôm nay, chúng ta hãy để tâm suy niệm về cuộc khổ hình của Chúa chúng ta. Chúng ta hãy mang lấy tâm tình và con tim của Chúa, để cuộc đời chúng ta mỗi ngày trở nên giống Chúa Giêsu hơn, yêu thương hơn và yêu thương đến cùng những người anh em đồng loại hầu dẫn đưa họ tới Ánh Sáng thật và vương quốc Nước Trời mà Chúa đã thiết lập cho chúng ta bằng chính mạng sống của Ngài. Amen

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...