Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Bài giảng CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN, năm B: “SỰ SỐNG” (Hiền Lâm)

 

Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24; Ga 6,24-35
 
“SỰ SỐNG”
 
Ns Trương Long Ẩn trong bài hát “Một đời người một rừng cây” có câu: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?” Đó là một câu hỏi phản ảnh cái thực tế của con người. Thật vậy, bản tính con người hầu như ai cũng mong muốn dễ dãi “không làm mà có ăn” và ăn thì muốn “ăn ngon”.
Người Do-thái xưa trong sa mạc vẫn cứ mơ tưởng được “ăn ngon” từ nồi thịt dưa hành ở nơi họ vừa trốn khỏi kiếp nô lệ, nói lên rằng, đôi khi vì miếng ăn khoái khẩu mà người ta sẵn sàng hạ thấp nhân phẩm trở nên nô lệ (x. Xh 16,3).
Dân Do-thái thời Chúa Giê-su đi theo Người với dụng ý để “không phải làm mà vẫn có ăn”, vì có Chúa hóa bánh ra nhiều (x. Ga 6,26).
Sâu xa hơn, khi người Do-thái, dân riêng của Chúa cứ tìm kiếm được “ăn ngon” và sự lười biếng “không làm mà vẫn được ăn no nê”, cho thấy họ chưa thực sự sống “sự vượt qua” mà Chúa muốn thực hiện nơi họ. Thân xác họ đã vượt qua Biển Đỏ và khỏi ách nô lệ, nhưng tâm hồn họ vẫn còn lưu luyến nơi Ai-cập; họ chưa thực sự tự do, chưa trở thành dân mới, chưa mặc lấy con người mới, chưa tự do trong Thần Khí (x. Ep 4,22-24).
 
Đi vào chi tiết, sự vượt qua này còn được hiểu:
– Một người tín hữu, khi lãnh bí tích Rửa Tội, đã trở nên con người mới, phải vượt qua những mơ tưởng của kiếp sống nô lệ cho ma quỷ, xác thịt và tội lỗi, để sống tự do làm con cái Thiên Chúa. Không như lối sống mà mọi người tìm kiếm là sẵn sàng đánh mất bản thân vì cái ăi cái dễ dãi, nhưng trong khi chu toàn bổn phận trần thế này thì cũng biết tìm kiếm thực tại vĩnh cửu.
– Mở rộng hơn, một tu sĩ khi đã chọn bước theo ơn gọi, thì cần dứt khoát “vượt qua” những dính bén củ hành củ tỏi nô lệ “ngoài đời” hay  “ngày xưa ấy”.
– Cũng thế, xây dựng gia đình (hôn nhân) là một cuộc đời mới trong ý Chúa thiết lập, nên đừng để bị mơ tưởng những thứ “tình xưa”, hay những “con giáp thứ 13” mê hoặc, nhưng lo vun vén xây đắp hạnh phúc mà mình đã chọn.
Tắt một lời, sống tinh thần con người mới trong Đức Kitô là phải vượt qua và vượt lên trên những điều mà bản tính xác thịt đòi thỏa mãn, để tìm kiếm những thực tại vĩnh cửu.
 
Đó là điều mà trong bài Tin Mừng Ga 6,24-35 mà chúng ta vừa nghe, Chúa Giê-su muốn con người không dừng lại ở việc tìm kiếm của ăn nuôi thân xác phải chết, mà điều quan trọng hơn là biết tìm kiếm của ăn đem lại sự sống đời đời. Chúa Giêsu nhân cơ hội dân chúng khao khát của ăn thể xác, mà mặc khải cho họ về lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh bất tử – Đó là Thánh Thể của Người.
 
“Ăn ngon” hay “không làm mà có ăn” để thân xác được dung dưỡng, nhưng rồi cũng chết, nên từ cổ chí kim người ta khao khát tìm cách trường sinh bất lão, hay ít ra kéo dài được tuổi thọ bao nhiêu có thể. Câu chuyện huyền thoại “Tây Du Ký” mà Ngô Thừa Ân xây dựng quanh quẩn trong việc Đường Tăng thân thế tu ngàn kiếp, nên luôn bị kiếp nạn yêu tinh tìm cách ăn thịt để được trường sinh bất lão. Rồi bao nhiêu bậc vua chúa xưa đã lập nên bao nhóm người tìm thuốc tiên để được trường sinh hoặc sống thọ, nhưng rồi đều chết cả. Khoa học ngày nay cũng đang tìm đủ mọi nghiên cứu sáng chế để mong kéo dài thêm tuổi, nhưng làm sao được khi cái thân xác là vật chất sẽ có ngày phải kết thúc.
 
Bởi con người không có sự sống tự nơi mình, nên phải không ngừng lấy từ bên ngoài những gì cần thiết để duy trì sự sống, nhưng rồi đến một ngày sự sống lệ thuộc kia phải chấm dứt vì con người chưa tìm được lương thực thường tồn. Chỉ có sự sống của Chúa là sự sống tự thân từ nơi Chúa mới là thường tồn. Con người không có sự sống này tự nơi mình nên đến một lúc thân xác sẽ chết, nhưng hồn thiêng mang sự sống từ nơi Chúa sẽ thường tồn, cho đến ngày cả thân xác cũng mặc lấy sự phục sinh trong ngày chung thẩm.
Đang khi còn sống trong thân xác này, con người phải lo cái ăn cái mặc, nên không lạ gì khi họ chạy theo Chúa Giêsu khi vừa được Người hóa bánh cho ăn no nê.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu phải giải thích cho họ việc tìm kiếm Người không phải vì chuyện tìm kiếm sự dễ dãi, nhưng tìm kiếm Người để tin vào Con Thiên Chúa và được ban cho lương thực trường sinh; tìm đến với Chúa Giêsu không phải ỷ lại ngồi chờ sung rụng mà là phải sống niềm tin và cộng tác vào chương trình của Chúa, để chính công việc của con người có ý nghĩa đem đến sự sống đời đời, như Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay: “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27).
Chúa Giêsu nói: “Lương thực của Người là làm theo ý muốn của Thiên Chúa Cha”. Ý muốn của Thiên Chúa chính là phải tin vào Chúa Giêsu Kitô, vì chỉ có Người là Đấng duy nhất đem lại sự sống đời đời. Người là sự sống và có sự sống tự nơi mình, nên ai muốn được sống đời đời phải cần có sự sống của Người, mà muốn có sự sống nơi Người phải tin vào Người là Đấng được Thiên Chúa Cha ghi dấu xác nhận.
Khi dân Do-thái đi trong sa mạc và thiếu thốn mọi thứ, Thiên Chúa ban cho họ thức ăn “từ trời xuống” là man-na. Nhưng nếu coi Thiên Chúa chỉ là ân nhân và nếu hễ đến với Người là xin xỏ cái này cái kia, thì cuối cùng con người chỉ chú tâm đến cái Thiên Chúa ban cho; may lắm là biết cảm tạ Người rồi sau đó lại tiếp tục than van kêu trách và chán ngấy. Đó là điều dân Israel đã làm, vì sau khi nhận được man-na, họ vẫn nổi loạn chống lại Thiên Chúa và chết trong sa mạc. Thật vậy, những của cải vật chất, cho dù là của trời cho, chẳng làm cho chúng ta tốt hơn, vì nó không thể đem lại sự sống đích thực. Con người không có sự sống tự nơi mình, nên phải không ngừng lấy từ bên ngoài những gì cần thiết để duy trì sự sống, nhưng rồi đến một ngày sự sống lệ thuộc kia phải chấm dứt vì con người chưa tìm được lương thực thường tồn.
Vì vậy, Thiên Chúa ban một quà tặng mới: bánh từ trời xuống không phải là một vật gì đó mà là một Ai đó. Đức Giêsu là quà tặng cao quý nhất mà Chúa Cha ban tặng cho con người. Người là Bánh Sự Sống, là nguồn sống và là sự sống đích thực. Bánh sự sống đích thực này ban lại sự sống đời đời. Nhưng để nhận được bánh ấy, mỗi cá nhân cần có thái độ đáp ứng riêng của mình với Chúa Giêsu Kitô là tin vào Người.
 
Tóm lại:
Sự sống thể lý không phải là sự sống tự thân mà là sự sống lệ thuộc, nghĩa là nó cần đến lương thực vật chất nạp vào để duy trì, nhưng vì nó hữu hạn, nên sẽ đến lúc sự sống đó không thể thâu nạp được lương thực nữa nó sẽ èo ọt yếu ớt và chết. Còn sự sống thần linh là sự sống siêu nhiên Chúa ban, tuy không chết, nhưng rất cần được nuôi dưỡng bằng bánh Sự Sống là Thánh Thể, mà Thánh Thể chính là sự sống tự thân nơi Chúa Kitô thông truyền cho linh hồn chúng ta. Nhờ rước lấy Chúa Kitô mà Kitô hữu được mạnh mẽ và tăng trưởng, không sợ tội lỗi hay ma quỷ có thể xâm nhập và làm tổn hại linh hồn mình.
 
Lm. Hiền Lâm.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...