Chủ Nhật, 13 Tháng mười, 2024

Bài giảng: ĐẠI LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI (Hiền Lâm)

 

“HƯỚNG VỀ CHIẾN THẮNG CUỐI CÙNG”

(Kh 11,19; 12,1-6a.10ab; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56)

 Lm. Hiền Lâm

Tin vào sự phục sinh của thân xác là một tín điều mà các Kitô hữu tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Bởi vì Đức Kitô cứu chuộc không chỉ là cứu vớt linh hồn mà thôi, nhưng Đấng là “Người” đầu tiên sống lại từ cõi chết với thân xác phục sinh đi vào trong vinh quang đời đời, đã mặc cho thân xác những ai được Người cứu độ một ý nghĩa mới, là đến ngày chung thẩm sẽ được phục sinh và được trọn vẹn hưởng tôn nhan Thiên Chúa.

Mẹ Maria thân mẫu rất thánh của Con Thiên Chúa được kể là “con người” đầu tiên được hưởng nhờ ơn cứu độ của chính Đấng mà Mẹ sinh ra. Ơn Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô có giá trị vượt thời gian và không gian đã gìn giữ thân xác Mẹ đạt tới mức trong sạch vẹn toàn, cùng với ơn Chúa Thánh Thần phủ bóng trên Mẹ khi từ ngàn đời trong ý định của Thiên Chúa đã chuẩn bị một thân xác tuyệt mỹ và hoàn hảo cho Con Thiên Chúa ngự vào cung lòng của Mẹ. Chính vì vậy, sau khi Mẹ cùng trải qua một lần cái chết thể lý như chính Con Mẹ là Đức Kitô, Thiên Chúa không để thân xác Mẹ phải hư nát trong phần mộ, nhưng đã cho Mẹ được chỗi dậy đi vào trong vinh quang của Con Mẹ với cả sự trọn vẹn thân xác và linh hồn.

Việc Mẹ Maria hồn xác lên trời tuy không được nói đến trong Thánh Kinh, chúng ta chỉ có những truyền khẩu và câu chuyện không chắc chắn được kể trong sách “Đệ Nhị Kinh” rằng: Ngày Mẹ Maria qua đời, các Tông Đồ thông báo cho nhau tụ họp về Giêrusalem để tiễn biệt Mẹ, nhưng do tông đồ Tôma (Didimo) truyền giáo xa tận miền Ấn Độ về đến nơi thì Mẹ đã được mai táng, Tôma khóc lóc đòi được nhìn thấy Mẹ lần cuối, cuối cùng các tông đồ mở cửa mộ ra thì không thấy thân xác của mẹ đâu nữa. Đó chỉ là một câu chuyện và sách “Đệ Nhị Kinh” thì có thể tin hoặc không tin vào tính xác thực của nó. Nhưng niềm tin Đức Mẹ thăng thiên đã được các Kitô hữu tuyên xưng ngay từ những thế kỷ đầu của Giáo Hội, đặc biệt các thánh Giáo Phụ từ thế kỷ thứ IV cho đến ngày 01 tháng 11 năm 1950 Đức Thánh Cha Piô XII ban hành Thông điệp “Munificentissimus Deus” long trọng định tín Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời là một tín điều buộc mọi người phải tin.

Hôm nay toàn Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, như là một sự xác tín về sự phục sinh thân xác, đồng thời là một lời mời gọi và khích lệ con cái mình cùng hướng về cõi trời để rồi sẽ được cùng với Mẹ chung hưởng vinh quang phục sinh trên nước Chúa trong ngày chung thẩm.

Các bài đọc Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, là một xác tín cho niềm vui vì sẽ được Chúa cứu độ. Ơn cứu độ được hoàn tất trong Đức Kitô, và ơn cứu độ đạt tới viên mãn trong ngày chung thẩm.

Bài ca Magnificat mà Đức Mẹ hát lên trong Tin Mừng Luca được mở đầu bằng câu: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1,46-47).

Bài đọc II, thánh Phaolô xác định rằng, Đức Kitô là người đầu tiên đi vào cõi trời bằng cả thân xác phục sinh và đến lượt những ai thuộc về Người cũng sẽ được phục sinh trọn vẹn trong ngày sau hết: “Mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Kitô, rồi khi Đức Kitô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người” (1Cr 15,23).

Và đặc biệt trong bài đọc I, sách Khải Huyền (chương 12) mô tả hình ảnh một người nữ chiến thắng đạp trên quyền lực thiên nhiên vật chất và quyền lực sự dữ qua các biểu tượng (mặt trăng: thiên nhiên thay đổi từ tròn đến khuyết, con rồng: thế lực ma quỷ và tội lỗi).

Chúng ta đặc biệt dừng lại về ý nghĩa biểu tượng nơi điềm lạ khải huyền này:

Hình ảnh người nữ lúc thì được hiểu là Hội Thánh, khi thì được hiểu là Đức Maria, hoặc đôi khi cùng hiểu người nữ đó vừa là Đức Maria vừa là Hội Thánh. Từ thời các giáo phụ đến thời Trung Cổ, người nữ mặc áo mặt trời được trình bày theo nhãn quan Giáo Hội Học (ecclesiologique) nhiều hơn; giữa thời Trung Cổ, các học giả đan tu, nhất là trong truyền thống phụng vụ (đến nay vẫn giữ trong lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời) và trong nghệ thuật, lại nhìn theo Thánh Mẫu Học (mariologique); còn ngày nay vẫn tồn tại hai lập trường song song và mỗi nhà thần học đều có cái lý riêng của họ: các nhà thần học Đức như K. Rhaner và các cộng sự viên của ông coi hình ảnh người nữ mặc áo mặt trời là Israel và Hội Thánh, nhưng các nhà thần học Pháp như Réne Laurentin… lại xem đó là hình ảnh Đức Maria.

Nhưng dù hiểu thế nào, thì Đức Maria cũng là hình ảnh trọn vẹn của Giáo Hội, nên cũng có thể nói hình ảnh Đức Maria cũng là hình ảnh Giáo Hội. Mà hình ảnh trong điềm lạ khải huyền làm rõ lên hai đặc trưng: chiến đấu và chiến thắng.

 

1. Đặc trưng chiến đấu.

Hình ảnh con mãng xà căm giận người phụ nữ và giao chiến với dòng dõi bà cho thấy một cuộc chiến đấu trường kỳ giữa hai thế lực thiện và ác (Kh 12, 17). Hình ảnh người phụ nữ vừa được hiểu là Đức Maria sinh ra Đấng Cứu Độ chiến thắng Satan, đồng thời cũng là hình ảnh của Hội Thánh đang phải trường kỳ chiến đấu với thế lực sự dữ. Cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác cứ tiếp tục; cái ác đè nặng trên các tôi tớ Đức Giêsu, máu chứng nhân cứ tuôn đổ, người “Phụ Nữ” đau đớn và quằn quại, mọi tín hữu kiên nhẫn vì Thiên Chúa đã và sẽ chiến thắng bởi Thiên Chúa mới có trọn chủ quyền và nói tiếng nói cuối cùng.

Đặc trưng chiến đấu là một thực tế trong cuộc lữ hành đức tin, các tín hữu phải chiến đấu hy sinh chống lại vương quốc Satan hầu làm cho Nước Thiên Chúa hiển trị… Và sự kiên cường chiến đấu đến cùng sẽ đạt đến chiến thắng cùng với “Chiên Con” là Đức Kitô.

 

2. Đặc trưng chiến thắng.

Nếu “người nữ đạp đầu con rắn” là hình ảnh của ơn cứu độ vào lúc khởi nguyên (x.St 3,15), thì cũng có thể nói hình ảnh “người nữ mặc áo mặt trời” trong sách Khải Huyền là dấu hiệu chiến thắng trong thời cuối cùng (x. Kh 12,1).

Có thể nói, sách Khải Huyền là bản trường ca của Hội Thánh trên trần gian. Hay nói đúng hơn, đó là một bài hùng ca mô tả cuộc chiến đấu gian lao của Hội Thánh để luôn trung thành với Chúa Kitô. Tuy nhiên, đặc điểm của sách Khải Huyền là hướng về sự vinh thắng cuối cùng của Hội Thánh, sau khi trải qua nhiều nỗi gian truân thử thách và bách hại. Giờ chiến thắng được tiên báo bằng dấu chỉ “người phụ nữ”.

Trong cuộc lữ hành đức tin, mọi kitô hữu đều hướng đến sự chiến thắng cuối cùng cùng với Đức Kitô và đó là động lực cho sự chiến đấu chống lại quyền lực của Satan (mà Satan đó được nguỵ trang dưới nhiều hình thức). Hình ảnh Người Phụ Nữ khoác trên mình áo mặt trời cũng là hình ảnh của những ai luôn mang trên mình chiến thắng của Chúa Kitô và hướng về chiến thắng cuối cùng của triều đại Thiên Chúa.

 

Tóm lại:

Qua sứ điệp Lời Chúa trong lễ Mẹ Maria hồn xác lên trời, mời gọi mọi người chúng ta xác tín về sự phục sinh thân xác, như Đức Mẹ là thụ tạo đầu tiên đã được cứu độ cách viên mãn khi vinh hiển thăng thiên trọn xác hồn, sau khi đã trải qua cuộc đời chiến đấu và đã chiến thắng.

Điều đó khích lệ chúng ta cùng hướng về cõi trời để rồi sẽ được cùng với Mẹ chung hưởng vinh quang phục sinh trên nước Chúa trong ngày chung thẩm. Amen.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU

ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU Mc 10,17-30 FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...