Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Bài giảng lễ NGÀY TẠ ƠN TRỌNG THỂ HỘI DÒNG XITO THÁNH GIA

 

LỄ TẠ ƠN TRỌNG THỂ – GIỖ LẦN THỨ 88 CỦA CHA TỔ PHỤ (24/7/2021)

(Hc 39,12-16.22.24.33.35; Rm 12,1-2; Mt 11,25-30)

“Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha”.

 Lm. Phanxico Assio Nguyễn Hoài Lâm

Hôm nay là ngày lễ Tạ Ơn Trọng Thể của Hội Dòng, và cũng là đỉnh cao của Tâm Tình Tạ Ơn của các cha mới sau một Tuần được thụ phong Linh Mục. Trong tình yêu và ân sủng của Thánh Thần, chúng ta dâng Thánh lễ Tạ Ơn trọng thể để tôn thờ, ngợi khen Cha, hiệp với Hy Tế Tạ Ơn của Đức Ki-tô trên bàn thờ Thập Giá.

Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta mang lấy tâm tình ngợi khen của Chúa Giê-suvà của cha Tổ Phụ để tạ ơn Thiên Chúa và làm lời tạ ơn trổ sinh hoa trái là lòng nhiệt thành sống căn tính căn tính đan tu chiêm niệm giữ lòng Hội Thánh, như Chúa muốn, theo chí ý của cha Tổ Phụ Đáng Kính.

Tâm tình ngợi khen của Chúa Giê-su và của Cha Tổ Phụ

Mỗi thánh lễ đều là lời ngợi khen, tạ ơn của Chúa Giê-su, Đấng là Đầu của Nhiệm Thể Hội Thánh, dâng lên Chúa Cha. Chúa Giê-su luôn ngợi khen, chúc tụng Cha, Đấng Ngài luôn kết hiệp nên một trong Thần Khí.

* Trong bài Tin Mừng, ta thấy CG ngợi khen Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể Trời đất, con xin ngợi khen Cha vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải người bé mọn ”. Những người bé mọn được mạc khải gì? Thưa, được Chúa Cha mạc khải về Chúa Con – ĐGK; và được chính ĐGK mạc khải cho biết về Chúa Cha, vì “không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con”.

Vì thế, những người bé mọn có lí do để vui mừng, ngợi khen Cha như Chúa Giê-su và trong Chúa Giê-su. Ngợi khen vì được biết Cha: biết Cha Cha giàu lòng thương xót, yêu thương mình, biết Cha hiến ban chính Con Một để cứu độ mình, biết Cha luôn quan phòng, chở che và tha thứ.

Chỉ người bé mọn, khiêm tốn mới được mạc khải để biết Cha, yêu mến, tôn thờ Cha.

Cha là tên gọi khác của Nguồn cội, của nguồn mạch, là hiện thân của Nguyên lí, Chân lí, sự sống, niềm vui. Người bé mọn được biết Cha, nghĩa là họ chân nhận nguồn cội, nguyên lí đời sống của mình là Cha, nên họ sống bởi Cha, sống nhờ Cha, sống cho Cha, sống bằng sự sống phát xuất từ Cha, sống bằng Thần Khí của Ngài. Biết Chúa, là sống cho Chúa là sống vì Ngài, vì vinh quang của Ngài. Thế nên, người ấy tràn ngập niềm vui để dâng lời tạ ơn, chúc tụng.

Hoàn toàn ngược lại với những người khôn ngoan, thông thái kiểu thế gian, họkiêu căng, tự phụ, lấy bản thân làm chân lí, làm nguyên lí riêng để sống, lấy bản thân làm mục tiêu riêng để sống. Đó là sống tự mình, sống vì mình, sống khép kín, giới hạn cho mình mà thôi, chỉ hướng tới việc làm thoả mãn các nhu cầu riêng, hướng tới vinh quang của mình, không có một ý hướng nào về vĩnh cửu hoặc không nhằm tới vĩnh cửu, không hướng về Cha. Vì thế, họ thiếu niềm vui và không thể dâng lời chúc tụng, ngợi khen.

 Kẻ bé mọn ngợi khen Cha ngay trong những thử thách, thất bại; vì tin tưởng nơi Cha, nên họ biến gian truân và đau khổ thành động lực để tự hào, động lực để ngợi khen Cha, như Phaolô nói: “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng, ai quen chịu đựng thì được kể là trung kiên, ai được công nhận là trung kiên thì có quyền trông cậy” (Rm 5,4).

*Vâng, kẻ bé mọn diễm phúc làm cho Chúa Giê-su phải hớn hở, vui mừng, cất lời ngợi khen Chúa Cha mà Tin Mừng nói đây không ai khác hơn chính là Cha Tổ Phụ Henri Denis Benoit, ngài đã chứng nghiệm tình yêu của Chúa Cha nên ngài luôn sống trong tâm tình ngợi khen, cảm tạ:

-“(Người nào) Biết có Chúa ở với mình…, thì được đầy tràn an ủi. Kẻ ấy, khi thấy trời đất và cây cối hoa quả tốt tươi xinh đẹp, thì nói đó là mọi sự Cha tôi sáng tạo cho tôi hưởng dùng mà cám mến ca ngợi Cha đã thương tôi thể ấy. Biết Cha chúng ta hằng ở với chúng ta, nào có ai làm chi được, cho nên được bình an vui mừng luôn” (DN.141)

-Đối diện với những thiếu thốn, nghèo khổ, cháy nhà, mất của, ngài luôn trông cậy, “vạn tuế cho sự vui”, “muôn năm Chúa”, ngài viết: “may phước, có Cha chúng ta ở trên trời giàu có vô cùng, chúng ta cứ trông cậy Người luôn” (DN.38).

-Lời trối, lời di chúc, những lời thiết tha, xác tín nhất, xúc động nhất,cho thấy cảm thức sâu xa về sự tốt lành và tình yêu của Chúa Cha. Lời trối là lời kinh phó dâng trong tay Chúa Cha, với niềm vui an ủi chứa chan rạng ngời: “vì cha biết rõ Chúa là Cha chung, Chúa thương cha và cũng thương chúng con; cho nên không sợ chi cho cha, và cũng không sợ chi cho chúng con. Vậy, cha xin chúng con hãy ở bình an như cha, vì Chúa là Cha thương chúng tôi quá lẽ… Cha xét: phó mình trong tay Cha lành là điều tốt hơn cả” (DN.150).

Hoa trái của tâm tình ngợi khen, tạ ơn

Trong ngày mở án phong chân phước cho cha Tổ phụ (ở cấp giáo phận), Tòa giám quản Rô-ma đã công bố 5 nhân đức trổi vượt của cha: “Cuộc sống của Cha là một mẫu gương về lòng yêu mến Chúa Kitô, cầu nguyện, khó nghèo, thống hối đền tội và nhiệt thành đối với phần rỗi các linh hồn”. Thiết nghĩ, những nhân đức này đều phát sinh từ trái tim tha thiết yêu mến, tôn thờ, tín thác nơi Thiên Chúa là Cha và ngợi khen Người.

Trong ngày Tạ Ơn trọng thể hôm nay, noi gương cha Tổ phụ, chúng ta hãy chúc tụng, tạ ơn Thiên Chúa, Cha nhân lành bằng những lời tuyệt đẹp của Bài đọc 1:

“Hãy đồng thanh cất tiếng hát lên một bài ca. Hãy ngợi khen Đức Chúa vì mọi việc Người làm.Hãy tán dương Chúa, ngợi khen chúc tụng Người, hãy đàn ca mà dâng lời cảm tạ: mọi việc Đức Chúa làm đều hoàn toàn tốt đẹp… Phúc lành của Chúa trào ra như dòng sông, chan hòa mặt đất như nước lũ… Mọi công trình của Đức Chúa thảy đều tốt đẹp, đúng thời đúng buổi, Người đáp ứng hết mọi nhu cầu”.

Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta cha Tổ Phụ. Ngài vì yêu thương, nên đã bỏ quê hương xứ sở, bỏ gia đình để đến với dải đất của con cháu Lạc Hồng, dành cả thanh xuân để cứu bao hồn dân Việt. Ngài đã vun trồng cây chiêm niệm nơi dải đất hình chữ S này, để cho đến hôm nay, chúng ta được thừa hưởng những hoa trái tốt tươi. Bao nhiêu là mồ hôi, bao nhiêu là nước mắt! Xin tri ân cha Tổ phụ Đáng Kính!

Hạt giống chiêm niệm ban sơ chính là chí ý của ngài được Thánh Linh soi dẫn, được kết tinh trong Bản Hiến pháp ngài soạn: “mục đích và bản chất của Hội dòng chúng ta: cung cấp cho các linh hồn được Chúa mời gọi nên trọn lành trong nếp sống tu trì này những thuận lợi của đời sống chiêm niệm và sám hối, làm thành một tu hội các đan sĩ chuyên giúp các người chưa nhận biết Chúa bằng sự cầu nguyện và hãm mình” (DN 79).

Chuyên giúp những người nhận biết Chúa:

Yêu Chúa, nên ngài cũng mong muốn cho người ta nhận biết Chúa để được cứu độ. Ngài muốn đưa nhiều linh hồn về cho Chúa.

-Ngài viết cho kế mẫu: “mẹ con ta chịu khó đền tội, nếu có thể cũng đền tội cho kẻ khác. Như vậy ta sẽ giúp Chúa cứu các linh hồn” (DN 62).

-“Ngày mai mồng Một Tết, chúng con sẽ đặt Mình Thánh Chúa chầu cả đêm. Chỉ những nghe trống phách lung bùng suốt đêm. Than ôi! Chúa đã chịu chết cho họ gần 2000 năm rồi, mà họ chưa nhận biết Chúa”  (DN 65)

– “Sống cuộc sống trong cảnh nghèo để đền tội, để tỏa hương thơm của Chúa Ki-tô, và để có khả năng dùng phần dư mà giúp đỡ những người đang hoạt động cho phần rỗi của những người chưa nhận biết Chúa” (DN 106).

-Ta phải lo cứu các linh hồn: “Thường Chúa để phần rỗi các linh hồn trong tay người ta. Đó là sự Mầu Nhiệm, cũng là vinh hạnh của chúng ta…Chúa Giê-su giơ tay đầy thương tích, xin chúng ta rằng “Hỡi chúng con, hãy cứu các linh hồn cho Ta với”. Chúng ta lại khá làm ngơ sao? Vậy chúng ta hễ khi gặp sự gì trái ý cực lòng, hay sự khốn khó nào, hãy dâng cho Chúa để cứu các linh hồn. Như vậy, ở trong Nhà dòng mới vui; và khi gặp sự khó, mới dễ chịu, vì được dịp mà tỏ lòng mến Chúa, cứu các linh hồn cho Chúa” (DN 121).

Bằng cầu nguyện

-“Việc bổn phận chúng ta là cầu nguyện và kết hợp với Chúa. Đó là việc riêng của chúng ta… Chúng ta phải siêng năng đọc kinh, cầu nguyện. Nhà này mà không cầu nguyện, thì hóa ra một nhà nông phu. Cầu nguyện là chính việc chúng ta. Thầy Dòng phải là con người cầu nguyện. Cầu nguyện là gặp Chúa thân tình như giữa Cha và con. Nghĩa vụ của chúng ta hãm mình cầu nguyện. Khi chúng ta cầu nguyện là làm một việc có ích luôn” (DN.118).

-“Giúp đỡ ae bằng lời cầu nguyện thì làm được luôn” (DN. 112).

Bằng hãm mình

Đời tu thiếu sốt sắng, thiếu lửa nhiệt thành, thiếu hồn tông đồ, thường là do thiếu hãm mình (hy sinh – DN 117). Hãm mình không đơn giản là không nuông chiều thân xác, chay tịnh, thinh lặng, nhẫn nhục, lao động, chịu lạnh, ăn kém, ở thô sơ.

Hãm mình là hành trình vươn đến sự chiêm niệm, nên nghệ thuật hãm mình được thu tóm trong “5 hơn cả”:

-“cầm hãm trí lòng là ích hơn cả;

-chấp nhận ý Chúa là chắc hơn cả;

-chu toàn bổn phận theo Luật Dòng là thường xuyên hơn cả;

-sống bác ái là cần hơn cả;

-bỏ ý riêng là khó hơn cả” (DN. 132,126,117,112,135).

Vâng, bỏ ý riêng, vâng theo Thánh ý là điều cốt lõi để sống căn tính cầu nguyện, hy sinh của mình và cũng là cách thức xứng hợp nhất để tạ ơn Chúa, như BĐ II ghi rõ: “hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa…đổi mới tâm thần, hầu nhận ra đâu là ý Thiên Chúa”.

Tác giả Thánh vịnh 39, sau khi đầy tràn niềm vui và biết ơn vì những việc tốt lành Thiên Chúa đã làm, thấy mình được Chúa ban nhiều ơn, thì tự hỏi mình có thể làm gì để đáp lại hồng ân này. Ngay tức khắc ông hiểu điều Thiên Chúa mong đợi nơi ông, chính là một quyết định quảng đại vâng phục Ngài trong mọi sự. Bấy giờ ông thốt lên:

“Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, những kỳ công Ngài đã thực hiện, và những điều Ngài dự định cho chúng con, thật là nhiều vô kể!… Dù con muốn loan đi kể lại, nhưng quá nhiều đếm nổi làm sao!… Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật… Lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi. Con liền thưa: “Này con xin đến! Trong sách có lời chép về con, rằng con thích làm theo thánh ý”.

Chớ gì mỗi người chúng ta cũng biết quyết định như vịnh gia, theo gương “Xin Vâng” của Đúc Maria, để sống trọn lờicha Tổ Phụ nhắn nhủ:

“Chakhuyên chúng con hãy nhớ: Đàng nhân đức là tuân theo Thánh ý Chúa, mà theo Thánh ý Chúa là giữ Luật Dòng cho trọn… Muốn nên thánh, thì hãy giữ Luật Dòng… Vậy trong chúng con, chớ có ai buồn, chớ có ai áy náy lo sợ. Một đi cùng nhau, vui vẻ theo Thánh ý Cha chúng ta. Cám ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ” (DN. 150).

Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...