Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Bài giảng LỄ TRUYỀN TIN (Châu Thủy)

Lễ Truyền Tin

(Bài đọc: Is 7:10-14; Dt 10:4-10; Lc 1:26-38)

M. Ambrosio – Đan Viện Châu Thủy

Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển không ngừng về nhiều mặt. Song song với những phát triển về kinh tế, chính trị vàvăn hóa thì đời sống tôn giáo củng được quan tâm nhiều hơn. Quan tâm nhiều hơn không phải vì nó xuống dốc hay nó tiến chậm lại nhưng là nótiến nhanh hơn trên một con đường khác, con đường mà Đức thánh giáo hoàng Gioan Phao lô II gọi là “văn hóa của sự chết”. Quả thật, hằng ngày có không biết bao con người phải chết. Chết vì đói, vì khát, vì chiến tranh và có vô số sinh mạng chết vì chính cha mẹ của mình không muốn cho con cái hiện hữu chỉ vì một lý do nào đó.

Với biến cố truyền tin, con Thiên Chúa đã xuống thế làm người trong thân phận là một con người bé nhỏ như chúng ta. Điều đó cho thấy rằng con người không phải là một sinh vật như bao sinh vật nhưng nó là một thụ tạo đáng quý và đáng trân trọng, đó là con của Thiên Chúa, là hình ảnh của Đấng tối cao, và được chính Thiên Chúa cứu chuộc. Nhưng đáng tiếc là có không biết bao nhiêu con người đã xem nó như là những khí cụ để vun vén cho cái tôi ích kỷ của mình. Bài đọc một, Thiên Chúa đã sai ngôn sứ Isaia đến để cảnh báo cho vua A- Khát về những hành vi quái đản của ông trên những con người được xem là đầy tớ của ông. Ông tưởng rằng với quyền lực trong tay ông muốn làm gì thì làm nhưng Thiên Chúa đã không dung tha cho những hành vi như thế bởi những con người ấy cũng chính là anh em của ông và là con cái của Thiên Chúa.

Mừng lễ Truyền Tin, một cách nào đó chúng ta đang mừng cho chính chúng ta, những người đã, đang và sẽ còn được hưởng gia tài vĩ đại mà Thiên Chúa ban cho Mẹ Maria qua biến cố truyền tin. Mẹ cũng là một phụ nữ như bao phụ nữ khác nhưng Mẹ đã thực sự lọt vào ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa và Thiên Chúa đã mời gọi Mẹ cùng cộng tác với Ngài để làm một việc vĩ đại đó là cứu độ con người. Đứng trước lời mời gọi của Thiên Chúa, Đức tin của Mẹ Maria luôn luôn bị thử thách và dằn vặt, bối rối và mừng vui khi nghe sứ thần loan báo. Mẹ Maria cũng là một con người, cũng có những ước vọng và toan tính cho tương lai của mình. Bên cạnh đó, chúng ta thấy Mẹ còn là một nạ nhân trong một xã hội mà ở đó người phụ nữ bị khinh khi, hơn nữa lại mang bầu khi chưa về nhà chồng… Như vậy, sự việc đã trở nên bi đát hơn – không những cho chính đương sự mà cả cha mẹ họ hàng.

Mặc dầu như thế, với thái độ sẵn sàng trước lời mời gọi của Thiên Chúa Mẹ đã đi vào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Với trái tim quảng đại, và tình yêu thương của Mẹ đã khiến cho thế giới ngày nay phải cảm thấy xấu hổ và tủi hận. Bằng chứng cao vời ấy đã đi ngược lại với những gì đang thống trị thế giới hiện tại của chúng ta, đó là sự ích kỹ hẹp hòi qua hình thức hưởng thụ cá nhân, qua đời sống chính trị, qua môi trường làm việc hằng ngày của chúng ta, và thậm chí qua mỗi gia đình giòng tộc trong chúng ta. Hậu quả của sự ích kỷ của chúng ta trong từng mức độ khác nhau của cuộc sống thường ngày đã tạo nên một cuộc cạnh tranh để làm phát sinh ra những oán hận và bạo lực và từ đó đã giúp con người ngày nay đặt những quyền lợi cá nhân lên trên những nhu cầu cấp bách của những người nghèo khổ, thấp cổ bé miệng; sự bạo hành và sự ngược đãi, sự thiếu thủy chung giữa các cặp vợ-chồng, những quan niệm văn hóa phi nhân bản và thậm chí qua ngôn ngữ vốn mang tính lịch sự, nhẹ nhàng nhưng hàm chứa sự vô tình, dã man mà chúng ta vẫn thường dùng để biện minh cho việc hủy diệt những mầm sống mới. Chỉ những con người biết yêu cuộc sống, yêu tha nhân và những nét đẹp của văn hóa sự sống mới có đủ can đảm trước những nghịch cảnh cuộc đời. Bằng chứng cụ thể trong xã hội cho thấy rằng những người nào quả cảm dám sống cho chân lý và tình yêu thì ngày càng trở nên những con người thật sự và trọn vẹn, đáng cho người đời ca tụng và danh thơm nức tiếng mãi ngàn đời.

Quả thật, trải qua muôn thế hệ Mẹ Maria vẫn cứ mãi là một hình ảnh của người phu nữ vĩ đại. Với lời Xin Vâng trong biến cố truyền tin, Mẹ vẫn là người bảo vệ cho sự sống và là một mẫu gương cho tất cả mọi người trong chúng ta. Qua việc bảo vệ những người yếu thế, những người nghèo khổ, những trẻ em còn nằm trong bụng mẹ, chúng ta hãy noi gương Mẹ Maria để trở nên những người con của sự sống cho dẫu cuộc đời có đổi trắng thay đen. Bởi mỗi nhân vị là một món quà mà Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại.

(bài của : Sông Đò Mơ)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...