Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

Bài giảng Tĩnh Tâm Tháng 3/2018: MÙA CHAY SÁM HỐI – TIN VÀO TIN MỪNG (Cha Bề trên Đaminh Savio Nguyễn Tuấn Hào)

MÙA CHAY SÁM HỐI – TIN VÀO TIN MỪNG

                                                                                                                                             

Mùa Chay về chúng ta lại được nghe lặp đi lại từ sám hối – tin vào Tin Mừng. Sám hối hay hoán cải là một trong những đề tài quan trọng và  then chốt của đời sống Kitô hữu, vì là một trong những sứ điệp căn bản của Tin Mừng. Sám hối là đề tài được nói đến  trong tất cả giáo huấn của Thánh Kinh: từ lời rao giảng của các ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả, đến Đức Giêsu và các Tông đồ, rồi Giáo Hội sau này. Trong ngày tĩnh tâm tháng chúng ta cùng suy niệm để hiểu và sống ý nghĩa sâu xa sứ điệp sám hối của Mùa Chay.

1. Từ Nguyên: Sám Hối – Hoán  Cải

Khi nói đến “sám hối” chúng ta thấy luôn có sự xuất hiện bên cạnh hạn từ “Hoán Cải”. Sám hối – hoán cải, nguyên ngữ từ trong tiếng Hán:

Sámăn nănHốihối lỗi, chừa bỏ.

Sám Hốiăn năn chừa cải các tội lỗi của mình đã phạm

HoánđổiCảithay.

Hoán Cải: sửa chữa lỗi lầm, thay đổi cách sống để trở nên tốt

 

Nhà Phật có Kinh gọi là ‘Kinh Pháp Bảo Đàn’, kinh này phân ra làm nhiều phẩm, và ở phẩm thứ sáu, Phật dạy về sám hối:“Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi tội trong quá khứ, ở phía trước và chừa bỏ, không phạm tội,lỗi này ở phái sau.

Theo Phật,  sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ, ghen ghét… hết thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khỏi nữa gọi là sám. Hối là hối cải lỗi sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ… nay đã giác ngộ, sửa chỉnh, chẳng bao giờ tạo nữa gọi là hối. Người phàm u mê, chỉ biết sám tội trước, chẳng biết hối cải lỗi lỗi sau, vì chẳng hối cải, nên tội trước chẳng diệt, tội sau lại sinh ra, tội trước đã chẳng diệt, tội sau lại tiếp tục, thì không thể gọi là sám hối. Như vậy, sám hối theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn còn đó.

 Kitô Giáo có cái nhìn và cách giải thích về sự sám hối theo hướng nhìn khác. Sám hối- Hoán Cải (conversio) được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa luân lý, hoán cải là bỏ điều dữ và tập làm điều lành; Trong một hướng nhìn thuộc phạm vi tu đức, hoán cải là hành trình tiến đức, thay đổi đời sống: từ bỏ một lối sống cũ, quen thuộc để nhận một cách sống mới tốt hơn. Nhưng hoán cải có một mức độ cao hơn, vươn tơi chiều kích siêu, thần học. Thiên Chúa là nền tảng và mục đích của việc hoán cải của con người. Con người hoán cải không chỉ đơn để sửa chữa những lầm lỗi thiếu sót của mình, để biển đổi bản thân nhận ra thân phận thụ tạo của mình, nhưng quan trọng là để nên giống Chúa, quy hướng về Chúa và đi vào sự hiệp thông tuyệt đối với Chúa.

 – Sám Hối Theo Kinh Thánh Cựu Ước

Kinh thánh Cựu Ước dùng từ “Teshuva” để nói về sám hối. Có nghĩa là có nghĩa là đổi hướng đang đi, thay đổi cuộc sống để quay trở lại; hoán cải là đang rời xa Thiên Chúa, chạy theo ngẫu tượng, thì quyết định đổi hướng quay trở về với Người. (x. Kn 11,23; Is 1,27; Tb 14,6).

 Dân Chúa luôn ý thức rằng, khi đã giao ước chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa và khi đã vi phạm giao ước này họ phải thực hành việc hoán cải để trở về với Chúa. Việc thực hành sự hoán cải được biểu lộ ra bên ngoài bằng việc làm, hành vi cụ thể như ăn chay (Tl 20,26 ; 1V 21,8tt), xé áo và mặc áo nhặm (1V 20,31t ; Is 22,12), nằm trên tro bụi, rắc tro bụi lên người (Is 58,5 ; Sm 12,16). Có cả một nghi thức Trong các buổi cử hành phụng vụ về sám hối, người ta rên siết, khóc lóc sầu thảm (Tl 2,4 ; Gl 1,13).

  •  Sám hối theo các Ngôn Sứ

Chủ đề về sám hối là sứ điệp trọng tâm của các Ngôn sứ. Các ngôn sứ đã tuyên sấm khi chỉ cho dân Chúa thấy sự phản bội của mình mà sám hối, quay trở về với Thiên Chúa.

  • Sám hối mang hướng đến cá nhân. Chúng ta thấy trước hết trường hợp vua Đavit. Ngôn sứ Nathan đã được sai đến cùng vua Đavít cảnh cáo về tội ngoại tình. Đavít đã được hướng dẫn thú nhận tội lỗi mình (2 Sm 12,13), rồi đền tội theo luật định và sau cùng đón nhận sự sửa phạt của Chúa (Sm 12, 13-23).

 Sứ điệp sám hối của các ngôn sứ không chỉ dành riêng cho cá nhân, nhưng đã nhắm tới cộng đồng Israel. Tiên tri Isaia ngay từ những chương đầu tiên đã tố cáo dân tộc Israel, bỏ Thiên Chúa để tôn thờ các thần ngoại. “Trời hãy nghe đây, đất lắng tai nào, vì Đức Chúa phán: Ta đã nuôi nấng đàn con, cho chúng nên khôn lớn, nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta. Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Israel thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì. Khốn thay dân tộc phạm tội, dân chồng chất lỗi lầm, giống nòi gian ác, lũ con hư hỏng! Chúng đã bỏ Đức Chúa, đã khinh Đức Thánh của Israel, mà quay lưng đi” (Is 1,2-4). Isaia sống vào thời đất nước bị phân tranh, dân tộc đang tìm cách cấu kết với thế lực bên ngoài. Đang có sự nhập nhằng nước đôi giữa tôn giáo và chính trị. Bởi vậy ông tuyên sấm tố cáo mọi tội lỗi nơi dân Giuđa: vi phạm công bằng, sai lạc nền phụng tự, bám víu vào chính trị loài người vv… Nhà tiên tri kêu gọi sự hoán cải chân thực và sự qui phục hoàn toàn thánh ý Thiên Chúa. Tất cả điều đó mới có thể làm cho việc thờ phượng có giá trị (Is 1,11-15). Isaia luôn hy vọng do sự sám hối thực sự, Thiên Chúa sẽ cứu dân người, nhưng không phải là tất cả, mà chỉ là số nhỏ. Isaia gọi là ‘số còn sót lại’ sẽ trở về với Thiên Chúa hùng mạnh” (Is 10,21).

Geremia tố cáo dân bất trung, phạm tội thờ quấy, ví như người đàn bà ngoại tình, người thiếu nữ hư hỏng, khi bỏ Thiên Chúa để chạy theo thần tượng : “ Thế nhưng người đàn bà thất trung với bạn minh làm sao, thì hỡi nhà Israel, các ngươi cũng thất trung với Ta như vậy… Trở về đi, hỡi lũ con phản bội, Ta sẽ chữa lành tội phảm bội của các ngươi” (Gr 3, 20-22).

Giêrêmia đưa ra lời đe doạ rằng Giuda sẽ bị tai hoạ. Để tránh mỗi người phải từ bỏ con đường bất chính trở về với Giave để nhận ơn tha thứ (Gr 36,3).

Ezechiel, trung thành với truyền thống ngôn sứ, đặt trọng tâm sứ điệp của ông vào việc cần phải hoán cải nhắm tạo một trái tim, một tinh thần mới từ bên trong, tức là một con người được đổi mới từ trong bản chất sâu xa của linh hồn: “Hãy vứt xa tội lỗi của các ngươi đã vấp phạm, hãy tạo cho mình một quả tim mới và một tinh thần mới. Hỡi nhà Israel, tại sao các ngươi phải chết? Ta có muốn cho ai phải chết đâu ! Hãy hoán cải và các ngươi sẽ được sống” (Ed 18, 31t).

 Ngôn sứ Gioel cũng mời gọi dân Israel sám hối và nhắm đến khía cạnh nội tâm: “Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giầu tình thương. Người hối tiếc vì đã giáng họa” (Ge 2, 12-13).                  

Amos kêu gọi sự sám hối khi từ bỏ sự gian ác, chê ghét đi ều d ữ, t ập l àm đi ều thi ện : “Hãy tìm điều lành chứ đừng tìm điều dữ, rồi các ngươi sẽ được sống, và như vậy Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh sẽ ở cùng các ngươi như lời các ngươi nói. Hãy ghét điều dữ và chuộng điều lành, nơi cửa công hãy thiết lập công lý; biết đâu Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, sẻ dủ lòng thương số sót của Israel” (Am 5,14-15). Sám hối chính là việc chỉnh đốn hạnh kiểm. Chỉ có sự thay đổi này mới có thể được Thiên Chúa dủ lòng thương xót “nhóm còn lại của Giuse” (Am 5,15t).

Tiên tri Osée đòi buộc phải sám hối khi dứt bỏ việc sùng bái ngẫu tượng. Ông loan báo : Thiên Chúa sẽ ban lại ân huệ của Ngài và sẽ nguôi giận (Os 14,2-9).

 Tiên tri Mika kêu gọi sự hoán cải khi tập sống công chính, hiền từ và khiêm nhường (Mk 6,8). Xophonia đặc chú đến sự khiêm nhường và thành thật (Xp 2,3 ; 3,12).

 Tóm lại tất cả các ngôn sứ, giáo thuyết về hoán cải được đề cập đến một cách li ên tục và mỗi lúc càng mạnh liệt và đi vào chiều sâu nội tâm, bên cạnh đó là sự hiểu biết rõ hơn nữa về tình trạng tội lỗi của mình.

 

 2. Hoán cải trong Tân ước

Trong Tân Ước, có ba từ Hy Lạp diễn tả về ý nghĩa sám hối như sau:

  • Metamelomai (μεταμέλομαι): động từ này được dùng 6 lần chỉ sự thay đổi tư tưởng, biết hối hận vì tội, nhưng chưa có sự thay đổi nội tâm. Đây là trường hợp của Giuđa Iscariot (Mt 27,3).
  • Metanoeo(μετανοέω): động từ này được dùng 34 lần, chỉ sự thay đổi não trạng nhờ việc nhận thức.
  • Metanoia(μετάνοια): danh từ này được dùng 24 lần, chỉ sự thay đổi (meta) tư tưởng và tâm hồn (nous). Đây là ý nghĩa sám hối thực sự: từ việc ăn năn hối lỗi đến sự cải đổi, nh ận th ức, tinh thần để trở về với Thiên Chúa.
  • Tóm lại, Metanoia- Hoán cải ở Tân Ước có nghĩa là nghĩ cao hơn, xa hơn, nghĩ khác đi: thay đổi tâm trí thay đổi cung cách suy tư, nói năng và hành xử. Sám hối là thay đổi nội tâm một cách triệt để, toàn diện. Đó là sự trở về lớn của cá nhân và của cộng đoàn.

a) Gioan Tẩy giả

Đây là ngôn sứ bản lề giữa Cựu ước và Tân ước. Sứ điệp hoán cải của các ngôn sứ hội tụ lại với tất cả vẻ tinh tuyền của nó trong lời giáo huấn ông, vị ngôn sứ cuối cùng. Luca đã tóm lược sứ mệnh người như sau : “Người sẽ dẫn dắt nhiều con cái Israel về với Chúa, Thiên Chúa họ” (Lc 1,16t). Sứ điệp của người được đúc kết trong câu :”Hãy hoán cải vì Nước Trời đã gần kề” (Mt 3,2)

Gioan khuyên mọi người phải tự nhận là kẻ có tội, phải sinh hoa trái xứng với lòng thống hối (Mt 3,8), chấp nhận một nếp sống mới thích hợp với tình trạng mình (Lc 3,10-14). Để đánh dấu cuộc hoán cải này, Gioan trao ban một phép rửa bằng nước để chuẩn bị các hối nhân nhận lãnh phép rửa bằng lửa và bằng Thánh Thần mà Đấng Messia sẽ ban (Mt 3,11).

 b) Đức Giêsu

Sứ điệp sám hối có thể nói là sứ điệp đầu tiên của Đức Giesu khi Ngài bắt đầu sứ vụ công khai rao giảng Tm. Những lời đầu tiên Đức Giesu công khai rao giảng Tm cho người Do Thái, trước cả những lời dạy quan trọng, trước cả Bài Giảng Tám Mối Phúc Thật đó là: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc âm” (Mc 1,15 ; Mt 4,17).  Lời kêu gọi sám hối- hoán cải còn được Ngài lặp lại trong suốt cuộc đời công khai rao giảng Tm, cho đến chân thập giá và cho đến lúc cuộc tử nạn và phục sinh. Trước khi về trời Ngài còn trối lại cho các Tông Đồ: “Anh em phải nhân danh Ngài mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24,47). Điểm trọng tâm cho cuộc hoán cải là Tin vào Tin mừng, tức là tin vào Ngài và những gì Ngài truyền đạt.

          Khi đòi hỏi hoán cải, Đức Giêsu không có ý nhằm tới phụng vụ sám hối với hình thức bên ngoài, mà chính là sự thay đổi toàn diện con người để phù hợp với Luật Mới, phù hợp với tiêu chuẩn của Tin Mừng, để đi vào sự hiệp thông và đạt tới sự hoàn thiện như Cha trên trời.

 c) Các Tông đồ

Sứ điệp sám hối đã không chấm dứt sau cuộc phục sinh của Chúa. Sau khi sống lại, Ngài đã nhắc lại cho họ sứ mệnh ấy cho các Tông đồ, môn đệ: “ Anh em hãy nhân danh Thầy mà đi rao giảng sự thống hối cho chư dân để họ được tha tội (Lc 24,47). Sách Công vụ tông đồ và các thư cho thấy sứ điệp sám hối được áp dụng cho mỗi nơi, vùng miền, mỗi cộng đoàn, cá nhân có sự thích ứng khác nhau. Nơi lương dân, hoán cải để được ơn tha tội, gia nhập đạo, làm con Chúa; Nơi cộng đoàn kẻ tin, sám hối để tránh chia rẽ, hận thù, bè phái, hiềm khích, kiêu căng, lên mặt, sống giả danh… và để xây dựng tình hiệp nhất, và để phục vụ hữu hiệu công cuộc loan báo Tin Mừng.

Sau cùng, đề tài sám hối trong sách Khải huyền được đề cập đến mang một hình thức khác, đó là phục hồi lòng sốt sáng, sự nhiệt thành ban đầu, tình yêu ban đầu với Chúa và với Hội Thánh (Kh 2,5 ; 16,21).

Như vậy, sám hối là chủ đề xuyên suốt của Kinh Thánh. Nó là một tiến trình của lịch sử cứu độ và trong phạm vi tu đức, đó là tiến trình của sự hoàn thiện của giới tu tâm.

  • Tiến trình của sự trưởng thành

Con người cần phải hoán cải để từng ngày đạt tới sự tiến bộ, giống như một em bé mới sinh, muốn trưởng thành lớn khôn, cần phải tập những tác động mới của than thể, như là bò, lẫy, uống sữa, ăn bột khô, ngồi, rồi đứng dậy, đi lại và tập nói.

  • Tiến trình nhận thức

 Biết mình. Ở một khía cạch khác nữa, sâu xa hơn, thuộc về khía cạnh nhận thức và tâm linh, sám hối chính là trở về gốc của mình, một sự ‘biết mình’. Con người vì ‘đã phạm tội và bị khuyết mất vinh quang của Chúa, nên đã đi tìm che đậy chính mình, tìm bọc vỏ, mặc các áo gấm mầu mè vinh quang cho chính mình bởi các thứ kheo khoang, kiêu căng, tài cán, địa vị công danh… mà chúng ta đã gán quy về ba mục đề: Tiền tài, danh vọng lạc thú. Chính vì ảo tưởng nghĩ mình khi chiếm được mọi sự thế gian là có tất cả, nhưng không ngờ, khi càng chiếm hữu được mọi sự thế gian, càng thấy mình trở nên trống rỗng, biến thành kẻ nô lệ, người bị cột trói, giam hãm trong ngục kín. Ông Platon có kinh nghiệm rằng, con người hiện hữu mà mà không chiến đấu, không tu sửa, không khắc kỷ thì linh hồn cứ mãi bị xa lầy trong ngục tù thân xác không vươn lên được thế giới ý tưởng. Sám hối để quyết liệt trước bỏ tận gốc con người; rỡ bỏ các thứ mặt nạ; hạ bệ con người ngạo nghễ và bắt nó đi xuống tận đáy của hữu thể, đi dến chỗ “ biết mình”, biết rõ vị trí gốc phận của mình là gì. Và một khi đã tước bỏ tận gốc và biết gốc phận của mình con người mới hy vọng được đổi mới hoàn toàn.

          Đức Phật trong đường tu tâm cũng dạy: “Có hai hạng người cao quý nhất ở đời. Một là người chưa từng phạm tội, hai là người đã phạm tội lỗi nhưng biết ăn năn Sám hối không tái phạm nữa”. Trong thực tế thì ở hạng người thứ nhất chỉ có ở những bậc thánh hiền, còn chúng ta là phàm phu thì việc mắc lỗi lầm là việc rất thường tình, có điều họ có nhận thức được cái sai của mình không? Có đủ can đảm giáp mặt với nó để sửa đổi không? Đó mới là căn bản quan trọng nhất.

  • Tiến trình tu tâm: vươn tới sự hoàn hảo

     Đối với chúng ta, người sống đời thánh hiến, việc sám hối còn mở ra một chiều kích mới sâu xa và vươn tới cao hơn nữa. Hoán cải- sám hối không chỉ dừng lại khía cạnh luân lý: làm lành, lánh dữ, sửa lại điều hư hỏng, lỗi, điều này mang khía cạnh tiêu cực. Suốt ngày chỉ để ý đến việc sửa lỗi sẽ chẳng giúp ích gì nhiều trong việc tiến đức, và đạt tới kinh nghiệm về Thiên Chúa. Việc sám hối mở ra cho chúng ta khát vọng hướng về siêu việt tuyết đối.  Nói về sám hối hướng tới sự hoàn thiện chúng ta dùng hình ảnh nhà nông canh tác ruộng vườn và gieo giống. Ông ta ra công làm ruộng, dọn sạch ruộng cỏ, gai góc với ước muốn gieo những hạt giống tốt và từ những hạt giống tốt này sẽ mọc lên và mang đến một vụ thu hoạch thóc lúa dồi dào. Sám hối mở ra con đường của sự hoàn hảo. Sám hối báo trước sự hoàn thiện sẽ đến. Sám hối để sau cùng là vươn tới các chiều kích dài rộng cao sâu nơi Thiên Chúa. Một tâm hồn năng sám hối cũng là một tâm hồn tiến gần mỗi ngày sự hoàn thiện của con đường tu đức, hướng thần- lên tới Chúa. Chính ở tại điểm này mà chúng ta thấy ở trong Kinh Thánh, những người sám hối nhất là những người đạt tới sự hoàn thiện mau nhất, ngắn nhất, ví như trường hợp của Phero; của bà Maria Madalene và của người trộm lành.

  Trong kinh nhà phật khi nói về sám hối cũng dạy: “Người có lỗi lầm mà biết sám hối, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian, là vầng trăng ra khỏi mây mù… Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tội ấy, thì tội lỗi ngày càng chồng chất vào thân như nước chảy về biển  dần dần trở nên sâu rộng”…

Chính từ những ý nghĩa sâu sắc và có tác dụng tuyệt vời như vậy mà sám hối được xem là một danh từ riêng, một thuật ngữ dùng trong đạo Phật, là một trong những pháp tu tập rất quan trọng không thể thiếu.

  • Sám hối: ” xé nát lòng và với nước mắt

          Ở đây chúng ta cũng tìm ra một cách sám hối hiệu quả, giúp hối nhân được biến đổi hoàn toàn và cũng đánh động được lòng thương xót của Chúa đó là việc sám hối với lòng tan nát và dòng nước mắt.

          Có câu truyện: “nước mắt sám hối” người Hồi giáo thường kể: Ngày kia Đức Ala truyền cho một sứ thần xuống thế gian tìm xem có điều gì tốt đẹp nhất để mang về trời.

Sứ thần đáp ngay xuống một chiến trường máu của các vị anh hùng đang chảy lai láng. Sứ thần thu nhặt một ít máu mang về cho Đức Ala. Nhưng xem ra Đức Ala không hài lòng mấy .

Ngài bảo : “Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều qúi giá, nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhất nơi trần gian”.

Sứ thần đành phải giáng thế một lần nữa. Lần này ngài gặp đám tang của một người giầu có nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi theo sau quan tài, vừa đi vừa khóc lóc vừa xông hương để biểu lộ lòng biết ơn của họ đối với vị đại ân nhân. Sứ thần liền thu nhặt hương thơm và mang về trời. Lần này Đức Ala mỉm cười đón lấy hương thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng. Ngài nói: “Dĩ nhiên lòn g biết ơn là một trong những điều tốt đẹp và hiếm có dưới trần gian. Nhưng Ta nghĩ rằng còn có một cái gì tốt đẹp hơn”.

          Lại một lần nữa, sứ thần đành phải vâng lệnh. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp bốn phương, một buổi chiều nọ ngồi nghỉ bên vệ đường Ngài bỗng thấy một người đàn ông đang khóc sướt mướt. Trước câu hỏi đầy ngạc nhiên của sứ thần, người đàn ông giải thích :”Tôi đã chiều theo cơn cám dỗ mà phạm tội. Giờ đây nước mắt là lương thực hằng ngày của tôi”.

Sứ thần giơ tay hứng lấy những giọt nước mắt còn nóng hổi và thẳng cánh bay về trời. Đức Ala chăm chú nhìn những giọt nước mắt rồi mỉm cười nói :”Thế là ngươi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quả thật, dưới trần gian không có gì tốt đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối. Bởi vì nó có sức canh tân cuộc đời. Một lòng sám hối chân thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân ấm áp của tình yêu”.

          Tại sao việc sám hối này lại có hiệu quả nhất? Thưa, cõi lòng là chỗ sâu xa nhất của con người và nước mắt là chỗ hèn yếu nhất của con người. Xé nát lòng và sám hối với dòng lệ và sự biểu lộ tất cả con người, chỗ sâu xa nhất và chỗ hèn kém nhất, tức là trọn vẹn hữu thể người. Chúng ta có thể nói, trong mọi biểu lộ tâm tư, tình cảm ước muốn của chúng ta hướng về Thiên Chúa  thì sự sám hối, “ xé lòng” là đụng chạm trực tiếp và, lay động cách mạnh mẽ nhất và chiếm được  lòng thương xót của Thiên Chúa.

          Chính Thánh Vương Đavit cũng đã trải qua và để lại cho chúng ta kinh nghiệm này. Thánh vương khi phạm tội lớn với Chúa, có thể sẽ bị phạt nặng, Ngài đã không tế hiến chiên bò mỡ béo, rồi lễ vật cao sang vàng ròng, đá quý làm lễ tạ tội mà là hiến dâng tấm lòng xé nát và nước mắt sám hối. Trong Tv 50, Davit đã thưa với Chúa : “ Lạy Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm lòng tan nát, một tâm lòng tan nát dày vò Ngài đã chẳng kinh chê...”. Chính hành vi sám hối này đã giúp Đavit đổi mới cuộc đời và được Thiên Chúa nhận lời, tha tội và sau đó ban đầy phúc lành.

    Thánh Phụ Biển Đức của chúng ta cũng đã chỉ cho các đan sĩ của mình bí quyết này nên trong Tu Luật chương 49 khi nói về Mùa Chay Thánh Phụ dặn : Để có thể thực hiện được các việc lành của mùa Chay phải chế ngự nết xấu, rồi thống thiết cầu nguyện, thực hành thống hối và thực hành chay tịnh….”

      Chúng ta bước vào Mùa Chay, đối với chúng ta đó là mùa hồng phúc. Thánh Thi của Kinh Đêm chúng ta đọc : “Này Mùa Chay Thánh mùa hồng ân. Mùa đem sức sống và bình an…”. Thánh Phaolô gọi là thời gian thuận tiện, ngày cứu độ (2 Cr 6,2b). Mùa chay là thời gian thuận lợi để chúng ta rà xét lại con người để biết chúng ta đang như thế nào, có đi đúng con đường Chúa đã chỉ ho ặc đã đi lệch  thì phải ăn năn sám hối trở về.

          ĐTC Phanxico trong bài huấn dụ trưa Chúa Nhật I Mùa Chay đã nói với cộng đoàn tín hữu: “trong cuộc sống chúng ta luôn luôn cần hoán cải – mọi ngày – và Giáo Hội khiến cho chúng ta cầu nguyện cho điều này. Thật thế, chúng ta không bao giờ hướng tới Thiên Chúa đủ, và chúng ta phải liên tục hướng tâm trí chúng ta về Ngài. Để làm điều này cần có can đảm đẩy lui mọi sự khiến cho chúng ta lệch đường: các giá trị giả dối lừa đảo chúng ta bằng cách lừa dối lôi kéo tính ích kỷ của chúng ta. Trái lại, chúng ta phải tín thác nơi Chúa, tín thác nơi lòng lành của Ngài và nơi chương trình tình yêu Ngài có đối với từng người trong chúng ta. ĐTC định nghĩa thêm mùa Chay như sau: Mùa Chay là thời gian sám hối, đúng, nhưng không phải là một mùa buồn  sầu. Nó là  một thời gian của thống hối, nhưng không phải là thời gian sầu, muộn,  của tang chế. Nó là một dấn thân tươi vui và nghiêm chỉnh để lột bỏ chúng ta khỏi ích kỷ, khỏi con người cũ của chúng ta, và canh tân theo ơn thánh bí tích Rửa Tội của chúng ta.

          Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta hạnh phúc đích thực: thật là vô ích khi chúng ta mất thời giờ tìm nó ở nơi khác, nơi các giầu sang, thú vui, quyền lực, sự nghiệp… Nước Thiên Chúa là việc thực hiện tất cả các khát vọng của chúng ta, bởi vì nó cũng đồng thờì là sự cứu rỗi của con người và vinh quang của Thiên  Chúa”.

          Chúng ta hãy thực thi việc hoán cải khi nhìn lại toàn bộ con người của mình:

Tôi phải sám hối vì theo lời cảnh báo của ngôn sứ là đã phạm tội chối bỏ Chúa để tôn thờ các thứ thần tượng hư ảo mà tôi đã tự tạo ra, đó là các thứ thần tượng đi tìm tiền bạc, danh vọng, địa vị, thỏa mãm đam mê dục vọng.

Tôi phải sám hối khi đã phạm tội trong cơ cấu cộng đoàn, hoặc là hành động cá nhân, khi gieo rắc thù ghét, sống giả hình, sống bất công, bất bao dung… gây ra bao điều thiệt hại về tinh thần vật chất cho anh em mình.

Tôi phai sám hối khi hàng ngày đã không làm điều thiện mà chỉ làm điều xấu, trong tư tưởng lời nói cũng như hành động.

Tôi phải sám hối khi không muốn tu sửa mình tiến đức, mà chỉ muốn ở lì trong thói quen cũ, tật xấu cũ.

Tôi phải sám hối khi chưa một lần quyết tâm đổi mới con tim, đổi mởi tinh thần, để tạo nên một con người mới theo tiêu chuẩn của Tin mừng, phù hợp với đời đời đan tu, và tư cách người đan sĩ.

Tôi phải sám hối bởi tình trạng không nóng không lạnh, nhưng hâm dở trong bổn phận cá nhân, với Chúa, và trách nhiệm với cộng đoàn và với phần rỗi anh chị em mình.

Xin Chúa và nhờ Mẹ phù hộ để chúng ta sốt sáng thực hành viêc sám hối để được biến đổi và hân hoan mong đợi Đại Lễ Phục Sinh.

                                                                       

Đan viện Châu Sơn NQ, Tháng 3/2018   

Fm. Đaminh Saviô, Bt

                                                                                      

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đan Viện Châu Sơn Nho Quan: Thánh Lễ An Táng thầy Gioan Thiên Chúa

  TRONG CHÚA KITÔ Kn 4,7-15; Rm 6,3-4.8-9; Mc 15,33-39 Châu sơn mồng Hai Tết Giáp Thìn Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt Hai giờ chiều ngày 30 Tết...

Mùa Xuân đích thực

MÙA XUÂN ĐÍCH THỰC Is 65,17-21; Kh 21,1-6; Mt 5,43-48 Lễ Đưa Chân thầy Gioan Thiên Chúa Châu sơn mồng Một Tết Giáp Thìn, Đức tổng Giuse...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Cảm nhận của một bạn sinh viên trẻ khi đến tĩnh tâm tại Đan viện

CẢM NHẬN CỦA MỘT BẠN SINH VIÊN TRẺ KHI ĐẾN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN Martha Hoàng Mai Tôi là một cô gái với sức sống...

Bài giảng Lễ Cung Hiến Thánh Đường Đan viện Châu Sơn Nho Quan của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Kỷ niệm Cung hiến Thánh đường Đan viện Nho quan Ngày 04 - 11- 2023 CHÚA GIÊSU LÀ ĐỀN THỜ Ed 47,1-2.8-9.12; 1Cr 3,9c-11.16-17; Ga 2,13-22 Đức TGM...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt dâng thánh lễ thứ 3 tại đất thánh

Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Dâng Thánh Lễ Thứ 3 Tại Đất Thánh Của Đan Viện Ngày 02...

Tản mạn cuối thu

TẢN MẠN CUỐI THU Du Thăng Cái se se lạnh, cái nắng vàng và một chút gió heo may của cuối thu, làm cho tâm hồn...

“Em” tìm gì? cảm nghĩ của một linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Châu...

“Em” tìm gì? Cảm nghĩ của một Linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Thánh Mẫu...

Thánh lễ đưa chân thầy M. Phêrô Khoa: Làm chứng về lòng thương xót (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ thánh Phaolô trở lại LÀM CHỨNG VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT Ac 3,17-26; Cv 22,3-16; Mc 16,15-18 Lễ Đưa Chân thày Phêrô Khoa Châu sơn 25-01-2023   Đức TGM Giuse...

Cáo phó: Thầy Phêrô Khoa Trần Văn Thướng

  CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn kính báo Đan sĩ M. Phêrô Khoa Trần Văn Thướng, O.Cist. sinh...

Lễ ban ngày: Ánh sáng và bóng tối (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ ban ngày ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI   Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: (Ga 1, 1-18) Lúc khởi đầu đã có Ngôi...