Thứ bảy, 18 Tháng Một, 2025

Bài Suy Niệm – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – M. Gregorio – An Phước

 

Cùng với Giáo Hội, hôm nay chúng ta long trọng mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, một thụ tạo được ơn trinh khiết vẹn toàn, chẳng vướng mắc chút vết nhơ tì ố. Không như tất cả chúng ta, là những nạn nhân của tội nguyên tổ, nhưng người nữ Do Thái thành Nazarét này đã được trang hoàng rực rỡ bằng muôn vàn ân sủng, để người xứng đáng làm Mẹ Thiên Chúa, và xứng đáng làm Nữ Vương mọi loài trên trời dưới đất.
Qua đặc Ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Mẹ, là bằng chứng về sức mạnh của Ân Sủng trên tội lỗi và sự chết, nhưng cũng là bằng chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Phụng vụ đang ở giữa chặng đường Mùa Vọng, để chuẩn bị đón mừng Mầu Nhiệm Giáng Sinh, giữa “màu tím đợi chờ và hy vọng”, thì chợt bừng lên “màu trắng tinh tuyền” của ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Trong bài đọc I: Sách Sáng Thế cho chúng ta nghe, sau khi tổ tông loài người phạm tội, thì Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người. Thiên Chúa nói với con rắn về một Người Nữ đặc biệt : “Ta sẽ đặt oán thù giữa ngươi và Người Nữ,…” (St 3,15). Qua lời tuyên phán của Thiên Chúa với con rắn, chúng ta thấy có sự đối nghịch hoàn toàn giữa ma quỷ và Người Nữ. Nếu như Người Nữ này mắc tội tổ tông như mọi người khác, thì Bà ta cũng không thể nào đối địch hoàn toàn lại với ma quỷ được. Nhưng sự đối nghịch ấy, được thể hiện qua sự trinh khiết tuyệt đối của Bà. Người Nữ ấy, chính là Đức Trinh Nữ Maria sau này.
Trong bài Phục Âm, qua sự tường thuật của thánh sử Luca, đã cho thấy có ba điều nói lên đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ.
Thứ nhất: Mẹ được đầy ơn phúc. Nếu như Đức Mẹ mắc tội tổ tông, thì Mẹ không thể nào được ơn đầy ân phúc.
Thứ hai: Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện, hằng ở với Mẹ, thì không thể nói: Mẹ mắc tội tổ tông.
Thứ ba: Mẹ là Người Nữ diễm phúc, có phước lạ hơn tất cả mọi người nữ, phước lạ ở đây là đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Thông thường, với bản tính tự nhiên, dục vọng có thể đưa con người tới “tội” bằng cách kích động những cảm xúc của con người, để nó hành động trái ngược với Luật của Thiên Chúa. Thế nhưng, nơi Đức Maria, Mẹ được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội khi con sống, đó là một ân huệ đi đôi với tình trạng nguyên vẹn. Nghĩa là tình trạng không có dục vọng. Theo Thánh Augustino: Nếu đã tràn đầy ơn phúc, thì không thể phạm tội về mặt luân lý. Chính vì thế, ta hãy loại trừ mọi tội cá nhân ra khỏi Đức Maria vì chính danh dự của Thiên Chúa.
Đức thánh Cha Piô IX đã long trọng tuyên bố tín điều Mẹ vô nhiễm nguyên tội ngày 8 tháng 12 năm 1854, và chỉ bốn năm sau, chính Đức Mẹ đã hiện ra với cô Bernadetta tại Lộ Đức ngày 25 tháng 3 năm 1858 đã xác nhận: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội “. Như vậy, Đức Maria là người Mẹ hoàn hảo, không vết nhơ tì ố. Với đặc ân Vô nhiễm Nguyên tội, đặc ân được gìn giữ hồn xác vẹn toàn. Cho nên, Mẹ được xứng danh là “E-va mới”, E-va mang sự sống, là người vẹn toàn được Thiên Chúa ấp ủ.
Xin Đức Mẹ cho chúng ta hiểu rằng, Thiên Chúa yêu thương Mẹ, thì Ngài cũng yêu thương hết mọi người chúng ta, và không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...