Thứ Ba, 17 Tháng 6, 2025

Bài Suy Niệm: Lễ Mẹ Thiên Chúa (M. Gregorio – An Phước)

Bài Suy Niệm

 

LỄ MẸ THIÊN CHÚA

Lc 2, 16 – 21

 

Gregorio – An Phước

Từ thời các Tông Ðồ, người kitô hữu tin rằng: Ðức Giêsu là Ngôi Lời Nhập Thể, Ngài là Thiên Chúa với hai bản tính: Con người thật và là Thiên Chúa thật. Bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại nơi Đức Giêsu Kitô luôn hiệp nhất (Einheit) với nhau. Vì Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa làm người (Ga 1,1; Ga 1,14; Col 2,9) và nếu Ðức Mẹ là Mẹ Ðức Giêsu, thì Ðức Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa.

Tuy nhiên, bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta không bàn về tín điều Đức Maria “Mẹ Thiên Chúa” nữa, vì vấn đề đó đã được khoa Thánh Mẫu Học chú giải rồi… nhưng điều quan trọng là mời gọi mỗi người chúng ta cùng với Mẹ, và các mục đồng đến Bêlem chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu.

Thực vậy, khi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, một Thiên Chúa yếu đuối trong thân phận con người, thì lý trí làm sao có thể hiểu được. Phải chăng chỉ có đức tin mới đem lại cho con người câu giải đáp? Thế nhưng, đối tượng đề đức tin truyền cho hiểu, không phải các nhà thông thái, hay người tri thức, nhưng là những kẻ bé mọn. Chính vì thế, Đức Giêsu đã có lần thân thưa với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11, 25).

Với các mục đồng, khi thấy Hài Nhi Giêsu thì vui mừng, liền đi kể cho người khác biết về những gì mình đã chứng kiến (Lc 2, 16 – 18). Sở dĩ các mục đồng làm điều đó, không phải vì thấy một trẻ sơ sinh mới chào đời. Một trẻ sơ sinh mới chào đời, thì liên quan gì đến họ, cho dù đó là con của vua đi chăng nữa, thì cũng không làm cho họ vui đến nỗi phải bỏ thời gian, ngay cả đàn gia súc của mình để đi loan tin. Nhưng động lực làm cho các mục đồng hăng say phấn khởi lên đường đem tin mừng cho mọi người, vì họ thấy được nơi trẻ sơ sinh này là một Thiên Chúa nhập thể làm người. Có thể nói, hành động loan báo tin mừng Giáng Sinh của các mục đồng là một hành động của “Mầu Nhiện Đức Tin” hơn là hành động loan báo một thông tin.

Với Đức Maria, Mẹ cũng loan báo Mầu Nhiệm Giáng Sinh như các mục đồng, nhưng cách loan báo của Mẹ khác với các mục đồng ở chỗ, là Mẹ không loan báo bằng lời, nghĩa là Mẹ không bỏ con của mình đó để đi rêu rao cho mọi người hay là tôi vừa mới hạ sinh một Đấng Cứu Thế, nhưng Mẹ ghi nhớ và suy niệm trong lòng. “Ghi nhớ và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19) là đặc trưng chiêm niệm của mẹ, mà mỗi người trong chúng ta cần phải noi gương và học hỏi.

Nghĩa là cuộc đời dương thế của Đức Giêsu từ khi mới hạ sinh cho đến lúc chết treo trên thập giá Mẹ luôn ghi khắc trong lòng. Từ đó, Mẹ sống một cách âm thầm trong sự chiêm ngắm mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, Mẹ không vênh vang về đặc ân của mình, nhưng hầu như đi vào trong thinh lặng. Như vậy, khi cùng với Mẹ và các mục đồng chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, chúng ta cũng hãy học nơi Mẹ luôn biết suy niệm Lời Chúa, cưu mang Lời Chúa trong lòng, để Lời Chúa cũng lớn lên trong chúng ta, và học nơi các mục đồng luôn nói về Chúa cho người khác bằng đời sống chứng nhân của mình.

Thế giới ngày hôm nay con người sống như vắng bóng Thiên Chúa, thậm chí xem Thiên Chúa không còn hiện hữu, thì bổn phận của các Kitô hữu chúng ta phải làm cho Thiên Chúa được sinh ra cho mọi người, nghĩa là làm cho nhân loại nhận biết Thiên Chúa và ý thức sự hiện diện của Người.

Hôm nay thế giới bắt đầu đi vào Năm Mới của Dương lịch, chúng ta cũng nên dành chút thời gian yên lặng, để suy niệm như Mẹ Maria, nhìn lại quá khứ, xét lại mối liên hệ của chúng ta với Chúa, và đối với anh chị em của mình, để chúng ta xin lỗi Chúa và xin lỗi nhau, đồng thời cũng cảm tạ Chúa về tất cả những hồng ân mà Chúa đã ban cho chúng ta trong một năm qua.

           

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Niềm vui Chúa Thánh Thần

    NIỀM VUI CHÚA THÁNH THẦN M. Scholastica, VP      Khi Thầy Giêsu chết mọi sự tưởng chừng như không còn hy vọng, thì nay Thầy...

Lễ Đức Maria Thăm Viếng (Lc 1,39-56): Niềm vui của người tin yêu

Lễ Đức Đi Thăm Viếng (Lc 1,39-56) Niềm vui của người tin yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí...

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53): Chúa Giêsu lên trời – Người không rời xa chúng ta

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53) Chúa Giêsu Lên Trời – Người Không Rời Xa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có...

Chúa nhật VII Phục Sinh (Ga 17,20-26): Hiệp nhất – Dấu chỉ của Thiên Chúa Tình Yêu

Gi  Chúa Nhật VII Phục Sinh - Năm C (Ga 17,20-26) Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Chúng ta thấy rằng, sự hiệp nhất chính...

Chúa Nhật VII PS: Chúa Giêsu lên trời

Chúa Nhật VII - PS CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI (Lc 24,46-53) M. Aelredo Nguyễn Văn Mạnh, PV Chúng ta biết trước khi Chúa Giêsu phục sinh thăng thiên,...