Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

CẦU NGUYỆN LIÊN LỈ

CẦU NGUYỆN LIÊN LỈ

(Xh 17,8-13; 2Tm 3,14 – 4,2; Lc 18,1-8)

Augustino, CĐ Phước Thiên

          Cầu nguyện gắn liền với đời sống tâm linh không chỉ riêng người Kitô hữu, nhưng còn là của tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, tốt xấu. Mục đích Chúa Giêsu nhắm đến trong Tin Mừng hôm nay là để dạy các môn đệ cầu nguyện. Người đưa ra hai hình ảnh đối nghịch: một người là quan tòa bất chính, còn người kia lại là bà góa vô tội.

           Nói đến quan tòa người ta thường nghĩ ngay đến một người uy quyền trong dân, có tri thức, có học vấn, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng phân định rạch ròi trong việc xét xử, trong việc lấy lại sự công bằng cho dân. Cũng như ông Môsê trong bài đọc 1 sách Xuất hành, là người đã được Thiên Chúa tuyển chọn để giải thoát dân Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, và hôm nay đã đánh bại Amalech nhờ đôi tay giơ lên khẩn cầu cùng Thiên Chúa. Nhưng nghịch lý thay, vị quan tòa trong Tin mừng xem ra đã để cho độc giả phải thất vọng, vì ông lại là người bất chính. Đặc điểm mà thánh sử Luca miêu tả về ông là người “chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì”. Những vị quan tòa như thế trong thời đại nào cũng vẫn còn tồn tại, bằng cách này hay cách khác, một cách cụ thể, hay nằm dưới vỏ bọc giả hình do chính họ tạo ra. Tuy nhiên, điều mà Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh trong dụ ngôn hôm nay không phải là phẩm chất bất chính của vị quan tòa, nhưng là lòng thương xót của Thiên Chúa, và tính kiên trì của bà góa vô tội đã vượt thắng sự tự kiêu, tự mãn của kẻ tưởng mình có quyền xét xử hay không xét xử.

        Tin mừng không kể rõ danh phận của bà góa. Không biết rằng bà có phải là một doanh nhân thế giá hay không, hay chỉ là một bà góa nghèo thuộc tầng lớp bần cùng trong xã hội, bà bị người ta hãm hại như thế nào? Oan ức ra sao? Về tội gì? Tin mừng không nói rõ, nhưng có lẽ bà đã phải chịu tủi nhục lắm, hẳn bà cô đơn lắm, hẳn không có ai đứng ra bảo vệ bà, giúp đỡ bà, nên bà mới phải tìm đến một người mà bà nghĩ rằng ông ta có thể giải quyết cho bà, nhưng thực tế bà rất mờ nhạt trong cái nhìn của người quyền thế. Mặc dù vậy, những chi tiết phác họa về bà góa lại mô phỏng cho chúng ta một phương thức cầu nguyện liên lỉ với Thiên Chúa.

        Trước hết, bà đến với vị quan tòa không chỉ là một lần, hai lần, hay ba lần, nhưng là rất nhiều lần, đến nỗi một người “chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì” cũng phải giải quyết cho bà để khỏi nhức đầu nhức óc. Huống hồ là Thiên Chúa – Đấng hằng che chở kẻ bần cùng, người yếu thế, Đấng giàu lòng xót thương. Bà cũng không đến trong sự thinh lặng, nhưng là kêu cầu, là thưa chuyện, là trình bày nỗi lòng khiến bà phải khổ sở suốt thời gian qua. Và như thế, cầu nguyện không đơn thuần là thụ động, nhưng với nhiều cách thế khác nhau, để có thể chạm đến con tim yêu thương của Thiên Chúa, điều này tùy thuộc và tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.

        Thứ đến, bà đã vượt qua mọi rào cản của sự cô đơn, không một ai giúp đỡ bà khi bà gặp khó khăn, rào cản trước sự phớt lờ của vị quan tòa, mà cuối cùng vụ án của bà cũng được đưa ra xét xử. Khi đối diện với mọi khó khăn trong cuộc sống, khi sự đau khổ đến với một ai đó tưởng chừng là hố sâu của vực thẳm, con người chúng ta thường dễ bỏ cuộc, dễ buông xuôi, dễ để cho như chiếc lá cuốn theo chiều gió. Vậy tại sao chúng ta không dám bỏ đi cái tôi kiêu hãnh của bản thân mà đến với Thiên Chúa? Thay vì co mình lại trong vỏ bọc của sự sợ hãi, tại sao lại không chạy đến với Thiên Chúa để được Người ôm lấy vào lòng? Thay vì im lặng, tại sao không dám nói ra với Đấng luôn lắng nghe và chờ đợi chúng ta?

         Sau cùng, điểm son nơi người đàn bà góa hôm nay được thánh sử Luca tường thuật lại đó chính là sự “quấy rầy”. Vị quan tòa vì cảm thấy quá mệt mỏi trước tính “lì” của bà, trước những lời lẩm bẩm đi, lẩm bẩm lại với vỏn vẹn một câu: “Đối phương tôi hại tôi, xin Ngài minh xét cho”. Và cứ thế, chẳng cần phải nhiều lời, chẳng cần phải phân bua hay giải thích, với bằng chứng này, bằng chứng nọ, chẳng cần phải rào trước đón sau, ấy vậy mà bà đã thắng, dù chưa thắng được vụ án, nhưng chí ít đã thắng được lòng tự kiêu của vị quan tòa bất chính. Khi cầu nguyện với Thiên Chúa, chúng ta cũng hãy học nơi bà, chỉ cần lời nguyện tắt, chỉ cần liên lỉ, chỉ cần ta đủ kiên nhẫn, đủ khả năng để “quấy rầy” lòng nhân hậu của Thiên Chúa, đủ “lì” để chấp nhận mọi thử thách có thể xảy đến, nhằm trui luyện đức tin và lòng trông cậy vào Đấng Công Minh.

        Tựu chung lại, cầu nguyện là phương thức tối cần để có thể giúp chúng ta thoát khỏi mọi vấn nạn của cuộc sống. Vì Chúa Giêsu trong Tin mừng hôm nay đã khẳng định: “Người sẽ mau chóng minh xét cho họ”. Điều quan trọng là chúng ta có đủ vững mạnh để chạy đến với Chúa hay không? Có đủ kiên nhẫn để cậy trông vào sự quan phòng hay không? Chúng ta có đủ niềm tin vào vị quan tòa tối cao sẽ minh xét cho chúng ta trong ngày sau hết hay không? Hay chúng ta lại để cho nỗi ưu tư của Chúa phải chất vấn lương tâm mình: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...