Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CẦU NGUYỆN VÀ LÀM VIỆC CHÚA CHỌN CẢ HAI Suy niệm: Mc 1, 29-39, Thứ 4, Tuần 1 Thường niên

CẦU NGUYỆN VÀ LÀM VIỆC CHÚA CHỌN CẢ HAI

Suy niệm: Mc 1,29-39, Thứ 4, Tuần 1 Thường niên

M. Lasan Châu Sơn

Với nhịp sống hối hả đến chóng mặt như hiện nay, nhiều người ngụy biện rằng: dành ra một khoảng thời gian để lo bổn phận thiêng liêng xem chừng khó quá, vì suốt ngày bận rộn làm việc, đến tối thì lăn ra ngủ để lấy sức ngày mai làm việc tiếp. Nhịp sống cứ cuống cuồng như thế, lấy đâu ra thời gian rảnh rỗi mà cầu nguyện? Thôi thì làm việc cho tốt cũng là cầu nguyện rồi?

Có lẽ chúng ta sẽ không tìm được mẫu gương nào liên kết giữa cầu nguyện và hoạt động hoàn hảo hơn mẫu gương Chúa Giêsu. Bài Tin mừng hôm nay, thánh Máccô ghi lại một ngày hoạt động khá bận rộn của Chúa Giêsu: giảng ở Hội đường (Mc 1,21); chữa lành một người bị quỷ ám (Mc 1,23-28); rời hội đường, Ngài đi chữa bệnh cho nhạc mẫu của Phêrô (Mc 1,29-32); chiều đến người ta lại đem các bệnh nhân tới và Ngài lại cứu chữa (Mc 1,32-34); nhưng Ngài vẫn dành thời gian để cầu nguyện lúc trời còn “tối” và ban “sáng” tinh sương, nghĩa là khởi đầu và kết thúc công việc của Ngài đều diễn ra trong sự cầu nguyện (Mc 1,35). Trong mọi biến cố và công việc lớn nhỏ Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Ngài cầu nguyện chung trong Hội đường và lánh riêng ra nơi hoang vắng cầu nguyện. Điều đó cho thấy rằng đối với Chúa Giêsu, việc cầu nguyện hết sức quan trọng và cần thiết, không có gì thay thế được.

Vì cầu nguyện nói lên rằng con người cần Thiên Chúa và con người tin cậy yêu mến Ngài. Cầu nguyên làm cho con người biết sống tình con thảo với Thiên Chúa là Cha nhờ đó con người biết sống yêu thương mọi người là anh chị em của mình. Nhờ việc cầu nguyện con người có thể khám phá ra thánh ý Thiên Chúa, tìm được nguồn ơn thánh để vượt qua mọi cám dỗ và thử thách giữa dòng đời.

Xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người làm việc làm việc và làm việc. Làm được nhiều việc, thu được nhiều tiền mới đáng đề cao, mới là người có ích,.. “đôi tay ta làm ra tất cả” cần chi phải “tin – xin” ở Chúa nào. Đây là một cám dỗ quá đỗi ngọt ngào đối với mọi người, ngay cả các đan sĩ được gọi là những “chuyên viên cầu nguyện”.

Tác hại của việc giảm thiểu, coi thường việc cầu nguyện chung cũng như riêng, hẳn ai cũng biết. Rất nhiều linh mục, tu sĩ, gia đình, cộng đoàn… bất hạnh vì thiếu vắng những giây phút cuôi quần bên nhau cùng tham dự thánh lễ, cùng suy niệm Lời Chúa, cùng cầu nguyện thân tình với nhau… Một khi thiếu tương quan với Thiên Chúa là Cha thì làm sao có tương quan thân ái với mọi người là anh chị em được? Vì Chúa đã nói: “Không có Thầy anh em không thể làm gì được” (Ga 15,5).

Ngược lại, cũng không thể vin cớ bận cầu nguyện để thoái thác những bổn phận khác. Nếu cầu nguyện là một bổn phận thì làm việc cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa cũng là một bổn phận mọi Kitô hữu cần chu toàn. Thánh Biển Đức, trong chương 48 của cuốn Tu luật, ngài đã rất khéo léo sắp xếp thời giờ cho đan sĩ chu toàn 2 bổn phận này một cách hết sức quân bình và hiệu quả. Nhờ thế mà tinh thần của ngài vẫn tồn tại qua bao thế kỉ và đã có nhiều vị thánh sống đời đan tu. Cầu nguyện và lao động như 2 mái chèo giúp con người vượt biển trần gian tiến về với Thiên Chúa.

Đức Cha Thiad, diễn giả nổi tiếng người Hungari, đã nói về sự liên kết giữa cầu nguyện và lao động bằng mẩu chuyện như sau:

Một ngư phủ lão thành và đạo đức nọ mời một người bạn trẻ cùng ra khơi với ông. Chiếc ghe nhỏ được trang bị bằng 2 mái chèo. Trên một mái chèo, người ta đọc thấy hai chữ “Cầu nguyện,” còn mái chèo kia ghi hai chữ “Làm việc”. Thấy vậy, người thanh niên thắc mắc: “Tại sao lại phải vừa làm việc vừa cầu nguyện?”

Ông lão không trực tiếp trả lời thắc mắc của người bạn trẻ. Thay vào đó ông gác mái chèo có ghi 2 chữ “Cầu nguyện” và dùng mái chèo còn lại để chèo chống. Mặc cho ông hết sứ cố gắng xoay xở, chiếc ghe vẫn tròng trành chao đảo không thể tiến lên được chút nào. Chờ cho người thanh niên chóng mặt và la ơi ới, ông lão mới để mái chèo có ghi hai chữ “Cầu nguyện” xuống nước. Nhờ có 2 mái chèo “Cầu nguyện” và “Làm việc” cùng nhịp nhàng khua nước, chiếc ghe lấy lại thế quân bình rồi rẽ sóng lướt tới.

Nói về sự liên kết giữa cầu nguyện và lao động. Lm Michel Quoist viết trong cuốn “Đức Kitô đang sống các bạn có thể gặp được Ngài” với những lời đáng cho ta suy nghĩ: “Nói rằng hoạt động cũng là cầu nguyện. Nói rằng ăn, ngủ nghỉ cũng là cầu nguyện. Tất cả đều đúng, đều là những kiểu nói hữu lý. Nhưng cũng phải thận trọng vô cùng. Nó chỉ đúng khi hiểu theo một nghĩa nào đó, ở một khía cạnh nào đó và trong một môi trường nào đó thôi! Làm việc mà tâm hồn thực sự kết hiệp làm vì Chúa, đó là Cầu nguyện, nhưng đã có mấy ai thi hành được đúng như vậy?

Thế nên, dù thế nào đi chăng nữa, sự làm việc cũng không thể thay thế được Cầu nguyện, hiểu theo nghĩa tinh túy của nó. Chúa Kitô rao giảng về Nước trời, Ngài chỉ làm sáng danh Chúa Cha và cứu rỗi nhân loại, thế mà Ngài không lấy đó thay thế việc Cầu nguyện. Ngài bắt đầu rao giảng và kết thúc việc rao giảng bằng rút vào nơi vắng vẻ mà Cầu nguyện. Ngài là kiểu mẫu của các nhà tông đồ trong hoạt động. Đừng ai mong làm khác mà phản bội đường lối của Ngài!”

Để kết thúc, xin gợi lên tâm tình của ĐHY. Phanxicô Nguyễn Văn Thuận (Đường Hy Vọng), với những lời mộc mạc chân thành ngài khuyên chúng ta sống đời cầu nguyện như sau: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, mà còn sống bởi lời Cầu nguyện, Thánh thể, Kinh thánh… nếu không con sẽ không có sự sống thần linh. Lời cầu nguyện của con phải phổ cập, quả tim con phải chứa đựng cả thế gian. Nhưng đừng vì thế mà quên những thực tế trong con, chung quanh con. Đặc biệt với những tâm hồn tận hiến, đáng lẽ trong căn cước phải khai nghề nghiệp là cầu nguyện. Các nghề khác thế gian đều làm cả. Thế gian đòi hỏi con là đại lý và xin con: “Hãy cầu nguyện cho tôi”.Top of ForBottom of Form

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết làm sáng danh Chúa ngay trong chính việc bổn phận: Lao động và Cầu nguyện hằng ngày của chúng con. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...