Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN VỚI KHÁT VỌNG NÊN THÁNH PHẦN 2 (M.Cecilia – VP)

 

II. Đan sĩ Xitô Thánh Gia hôm nay sống tinh thần nên thánh theo gương Đấng tổ phụ.

      Trong Di ngôn để lại cho các môn sinh, cha tổ phụ Biển Đức Thuận đã nhiều lần khuyên các thầy:“Chúng ta phải ước ao nên thánh không phải để có truyện thánh đọc ở nhà cơm, nhưng là ước ao cho mình được nên thánh lớn trước mặt các thánh ở trên trời” (DN số 120). Vậy, các đan sĩ ngày hôm nay đã hưởng ứng lời mời gọi của Đấng tổ phụ ra sao?Đâu là những thuận lợi và khó khăn trong việc nên thánh của đan sĩ Xitô hôm nay?

 

1. Những thuận lợi và khó khăn

      Trước hết nói về những thuận lợi, đó là ngày hôm nay đan sĩ chúng ta được thừa hưởng một gia sản phong phú và quý báu của Đấng tổ phụ và các thế hệ cha anh để lại.Gia sản đó bao gồm cả đời sống vật chất, tinh thần, đạo đức và tâm linh.Thật vậy, các ngài là những đấng tiên phong đã vất vả khai mở đời sống đan tu còn các đan sĩ hậu sinh là những người kế thừa các tinh hoa đó. Hơn nữa, so với cuộc sống đan tu thời cha Tổ Phụ và các cha anh đi trước thì đời sống đan tu ngày hôm nay sung túc hơn nhiều. Thật vậy, các đan sĩ có nhiều điều kiện thuận lợi, đầy đủ cho việc đào tạo học hành. Đặc biệt, các sinh hoạt trong đan viện được tổ chức theo một thời gian biểu rõ ràng, quân bình và hợp lý cho các giờ kinh nguyện, làm việc, nghỉ ngơi…Ngoài ra, các đan sĩ còn được trực tiếp học hỏi những kinh nghiệm và gương lành của các bậc tiền nhân là các cha anh đi trước. Nói tóm lại, các đan sĩ ngày hôm nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện ơn gọi nên thánh, nhưng điều quan trọng là các đan sĩ có thực sự ao ước và quyết tâm sống thánh theo tâm nguyện của Đấng tổ phụ hay không?

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi để các đan sĩ thực hiện ơn gọi nên thánh, chúng ta cũng không phủ nhận những khó khăn và thách đố mà ngày hôm nay các đan sĩ đang phải đối diện. Trước hết, do ảnh hưởng của xã hội thụ hưởng và thế giới thông tin điện tử, cho nên mặc dù sống trong bốn bức tường của đan viện nhưng đan sĩ cũng khó lòng tránh khỏi những hệ lụy của nó cách này hay cách khác như một mãnh lực vô hình đang len lỏi vào đời sống của các đan sĩ. Bên cạnh đó, cuộc sống dễ dàng với những tiện nghi đầy đủ như ngày hôm nay phải chăng dễ làm cho người đan sĩ không còn muốn dấn thân, thiếu tinh thần nghèo khó, hy sinh, từ bỏ… từ đó dẫn đến tình trạng hời hợt, thiếu chiều sâu trong đời sống tâm linh cũng như nhân bản. Bên cạnh đó, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tương đối cũng đang xâm nhập đời tu làm cho đan sĩ dễ dàng lỗi lời khấn vâng phục, thiếu niềm tin và xác tín vào ơn Chúa kêu gọi, làm mất đi giá trị cao quý của đời tu. Vâng, chắc hẳn còn nhiều khó khăn khác nữa mà các đan sĩ đang và sẽ phải đối diện, tuy nhiên chúng ta không nên đổ lỗi cho thời đại hay con người hôm nay nhưng trước hết phải tự vấn lương tâm mình trước mặt Chúa và nhất là biết tin tưởng, cậy trông, phó thác vào quyền năng và lòng thương xót của Người.Chính Người sẽ biến đổi mỗi người chúng ta và làm cho chúng ta từ những tội nhân trở thành thánh nhân, chính Người có thể vẽ đường thẳng trên những nét cong của cuộc đời chúng ta.

      Vậy, đan sĩ ngày hôm nay phải làm gì để noi gương tinh thần nên thánh của Đấng tổ phụ?

2. Đan sĩ sống tinh thần nên thánh theo gương Đấng tổ phụ

       Để bày tỏ lòng biết ơn và hiếu kính của những người con đối với Đấng sáng lập Dòng, thiết tưởng đan sĩ Xitô thánh gia hôm nay cần phải sống, gìn giữ và phát huy những gia sản tinh thần cao quý mà cha Tổ phụ và các bậc tiền nhân đã sống và truyền lại. Đó là đan sĩ sống đời đan tu một cách triệt để theo tu luật, hiến pháp, thói lệ của hội dòng. Đặc biệt để trở nên một đan sĩ thánh theo tâm nguyện của cha Tổ phụ thì phải thực hiện lời trối ngài để lại là:“Muốn nên thánh hãy giữ luật dòng” (DN số 150).Bởi vì, theo cha Tổ phụ: luật dòng là phương thế quan trọng, là kim chỉ nam cho đời sống của đan sĩ. Mọi đan sĩ đều phải phấn đấu để nên thánh, cầm hãm mình bề trong, bề ngoài, tìm cách làm đẹp lòng Chúa và hằng kết hợp với Người.Song chắc hơn là giữ luật dòng cho kỹ hơn cả, giữ cho trọn các sự nhỏ mọn, cũng như trong những điều lớn.Ấy là thầy dòng nhất hảo(DN số 135).Bởi thế, người đan sĩ đích thực là người luôn có ý thức phấn đấu để nên thánh mỗi ngày, nên thánh trong từng hy sinh nhỏ nhặt nhất; Nên thánh qua đời sống chiêm niệm, gắn bó kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa;Nên thánh qua đời sống đức ái yêu thương anh em mình…Nên thánh không chỉ là thao thức của riêng cha Tổ phụ Biển Đức Thuận mà thôi nhưng là của toàn thể Giáo hội dành cho các đan sĩ như lời Công đồng xác nhận:“Các Hội Dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, là một niềm vinh dự và là nguồn mạch muôn vàn ơn thiêng cho Giáo Hội. Bằng chính đời sống và sứ mệnh của mình…”.[1]

      Qua một vài nét phác họa về đời sống và khát vọng nên thánh của cha Tổ phụ Biển Đức Thuận, Đấng sáng lập Hội dòng Xitô thánh gia cho ta thêm xác tín rằng: Thiên Chúa là Đấng quyền năng và giàu lòng thương xót đã thương thực hiện nơi con người những điều kỳ diệu. Người muốn con người được tham dự vào bản tính Thần linh của Người(x.  2Pr 1,4) qua con đường hoàn thiện, qua khát vọng vươn tới Chân Thiện Mỹ.

      Thật vậy, chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng Thánh và là Chân Thiện Mỹ tuyệt đối mà con người phải khao khát kiếm tìm và mong đạt tới.Chắc hẳn cha Tổ phụ Biển Đức Thuận đã trải qua nhiều ngày đêm khắc khoải, suy tư, trăn trở để tìm ra ý nghĩa đích thực của việc nên thánh này. Và một khi đã khám phá ra điều đó ngài sẵn sàng mở rộng con tim, tâm hồn và trọn vẹn con người cũng như cuộc sống của mình để cho Thiên Chúa bước vào và ngài cũng không ngần ngại để cho Thiên Chúa sử dụng đời mình như một khí cụ hữu hiệu để thực hiện chương trình của Người. Vì thế, mặc dù cha chưa được Giáo hội tôn vinh công khai trên bàn thờ nhưng ngài đã để lại cho hậu thế, đặc biệt là cho các đan sĩ một mẫu gương tuyệt vời về đời sống thánh.Có thể nói, cuộc đời cha là một bản trường ca tấu vang lời khen ngợi lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.

      Là con cái của cha Tổ phụ Biển Đức Thuận, chúng ta cũng được mời gọi tiếp nối dấu chân ngài trong ơn gọi sống đời đan tu, nhất là trên hành trình vươn tới sự thánh thiện. Dù biết rằng, tự sức riêng chúng ta không thể làm gì được, nhưng với ân sủng và quyền năng Thiên Chúa ban, chúng ta xác tín rằng không có gì là không thể (x. Mt 19, 26). Điều quan trọng là chúng ta có thật lòng khát khao sống thánh để được nên thánh hay không?

 

 

 

[1] x. ĐTC Gioan Phaolô II, Tông Huấn Vita Consecrata, số 8a, 1996.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...

Nén Hương Lòng

 Nén Hương Lòng                     Chúng con thắp nén hương...

KINH XIN ƠN NHỜ LỜI CHUYỂN CẦU CỦA CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  KINH XIN ƠN NHỜ LỜI CHUYỂN CẦU CỦA CHA BIỂN...

NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM CHA TỔ PHỤ

NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM CHA TỔ PHỤ Cách...