Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHA TỔ PHỤ, CON NGƯỜI CỦA NIỀM VUI – Micael Nguyễn Thái Thiên

CHA TỔ PHỤ,

CON NGƯỜI CỦA NIỀM VUI

 

Micael Nguyễn Thái Thiên

Thánh Phaolô đã khuyên các tín hữu Philíphê: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!” (P1 4,4). Lời khuyên nhủ ấy đã thấm nhập vào con người Cha Tổ Phụ. Lời nhắn nhủ đó đã thúc bách cha trong hành trình truyền giáo và trong đời sống đan tu, dù cuộc hành trình đầy cam go thử thách.

 

I.NIỀM VUI TRONG CUỘC ĐỜI DÂNG HIẾN
Cha Tổ Phụ đã dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa trong niềm tin yếu phấn khởi, và cuộc đời dâng hiến ấy được thể hiện qua hai đời sống: hoạt động và chiêm niệm.

 

1.Niềm vui trong hành trình truyền giáo
Đã là con người, bất cứ ai cũng có lúc vui, lúc buồn. Đức Maria dù đã được đặc ân vô nhiễm nguyên tội, nhưng Mẹ không sao tránh khỏi những đau khổ, buồn vui của kiếp người. Chính Đức Kitô cũng có những niềm vui nhưng vẫn không thiếu những mệt mỏi, buồn sầu đến cực độ khi mang thân phận kiếp phàm nhân. Cha Tổ Phụ cũng có khi vui, khi buồn, nhiứig niềm vui nhiều hơn nỗi buồn.

 

a.Niềm vui trong chức vị giáo sứ
Nét vui tươi thân thiện của Cha Tổ Phụ được thể hiện từ thời còn là một chủng sinh, và niềm vui tươi phân khởi ây trào dâng khi cha đặt chân lên đất Việt Nam. Cha rất vui mừng hân hoan khi được học tiếng Việt ở Kim Long, và làm giáo sU chủng viện An Ninh
Khi viết lách hay giảng dạy cha truyền đạt cho học trò những kiến thức, kinh nghiệm sống và gương sáng. Cha Tổ Phụ là một vị giáo sư biệt tài với học lực uyên bác về nhiều phương li diện, và với tinh thần hăng say nhiệt thành giảng dạy, nhờ đó các học trò lãnh hội nhiều kiến thức. Cha Tổ Phụ rất vui khi được cống hiến sức lực, khối óc và con tim của mình cho thế hệ trẻ. Đối với ngài đó là cũng cách thức truyền giáo.
Vâng, không có gì vui hơn khi được chia sẻ cho người khác, nếu không thì những gì mình có sẽ mai một đi, tựa như con sông đón nhận nước từ cội nguồn, nhưng nếu nó không cho đi (không chảy đi) thì nó sẽ trở thành ao tù hoặc biển chết. Cũng vậy, khi nhận ân huệ từ Thiên Chúa và các bậc thầy đi trước, Cha Tổ Phụ không giữ lại cho riêng mình nhưng đem chia sẻ cho học trò. Sự đón nhận và trao ban đó trở thành dòng chảy liên tục và tràn đầy sức sông, biểu lộ qua một tâm hồn vui tươi phấn khởi. Do đó, khi viết thơ cho song thân, cha nói: “Trường An Ninh là nơi vui nhất dưới gầm trời” (HT tr.47). Chính vì niềm vui ấy mà trong giờ học cha thường pha trò cho vui, khiến lớp thêm sinh động, nhất là khi thây trò buồn. Trò giỏi thì không khen, trò lười biếng thì dùng lời dí dỏm để sửa dạy, nên ai học cha cũng đều cảm thấy luôn tiến tới.
Niềm vui tươi còn được thể hiện khi ,cha viết hài kịch và tập cho các chú diễn thì thật là hay, chỉ cần nói ra mấy câu đã làm cho ai nấy cười ngã cười nghiêng, đúng như tôn chỉ trong Kinh Thánh cha quen nhắc lại khi dạy học: “Hãy làm tôi Chúa cho vui vẻ” (HT tr.79). Và niềm vui được nhân lên khi cha rời ghế giáo sư để phục vụ dân Chúa trong chức vụ cha sở.

 

b.Niềm vui trong chức vụ cha sở
Ước ao của Cha Tổ Phụ là đi mở mang Nước Chúa hơn là làm giáo sư chủng viện, vì đây là cơ hội để cha thi thố hết tài năng, khôi óc, sức lực và con tim cho Chúa và tha nhân. Niềm vui lớn nhất của cha là làm cho nhiều người nhận biết Thiên Chúa. Chính động cơ này đã thôi thúc cha “ra khơi thả lưới”, loan truyền Tin Mừng mặc dù gặp nhiều khó khăn. Khó khăn về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tài chánh và chông đốỉ… nhưng cha vẫn ra khỏi chính mình để đến với tha nhân, hợp tác và hợp nhất với họ. Do đó, cha cảm thấy vui hơn, thành người hơn: bớt kiêu ngạo, bớt nóng tính, trở thành người hiền từ, khiêm tốn và nhẫn nhục hơn. Quả thật, chính lúc cha hy sinh quên mình vì người khác cũng chính là lúc cha gặp lại bản thân mình, nhưng là một bản thân đã được biến đổi, được hoàn thiện. Như vậy thì còn gì vui sướng hơn.
ở xứ Nước Mặn Cha Tổ Phụ có nhiều sáng kiến, áp dụng nhiều phương thế vào việc truyền giáo. Cụ thể gồm bôn phương thế:
-Phương thế thứ nhất: Dạy kinh bổn, đạo lý, rửa tội cho trẻ em và người lớn. Dạy kinh bổn và đạo lý là việc không mây vui, họa chăng mới có một ngày vui. Ngày ây, cha không thể không bộc lộ niềm vui khi người Việt Nam mở tròn đôi mắt ngạc nhiên để nghe cha giảng về Chúa Kitô nhập thể, chịu chết và phục sinh để cứu vớt sinh linh.
– Phương thế thứ hai: Năng đi thăm viếng các sở, các họ như chủ chiên thức tỉnh canh giữ đàn chiên. Đi đến đâu cha bảo họ năng xứng tội rước lễ, khi cha ra về thì lòng đầy vui sướng.
-Phương thế thứ ba: Cha làm thuốc cho kẻ đau yếu bất kỳ lương giáo. Đây là công việc khó nhọc nhưng cha là cách vui vẻ, tận tâm và chu đáo. Khi chữa bệnh thân xác chi xin Chúa chữa bệnh tâm linh cho họ.
-Phương thế thứ tứ: Cha thương giúp kẻ nghèo khó. Vì lòng thương người mà cha mở rộng đôi tay và cho đi tất cả Hằng ngày đều có người nghèo đến xin nhưng cha không bao giờ để họ về tay không.
Sự phục vụ của Cha Tổ Phụ không phải là hành động miễn cưỡng, máy móc, vô hồn với niềm vui giả tạo, nhưng là những hành động không cầu lợi, được thúc đẩy bởi lòng mến Chúa và thương yêu người Việt Nam với niềm vui thực sự được biểu lộ từ tâm hồn tươi trẻ của cha, nên thu hút được nhiều người. Vì thế, sau năm năm phục vụ tại Nước Mặn, cha gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp: “rửa tội hơn 400 người, dạy kinh bổn và đạo lý cho một số rất đông con trẻ, sửa lại một nhà thờ ngói và nhiều nhà thờ tranh” (HT tr. 69).
Vâng, một thành quả rất khả quan nhưng từ khi tái nhận chức giáo sư tại chủng viện An ninh, Cha Tổ Phụ có dịp suy nghĩ lại thành quả đạt được thì chẳng thấm vào đâu so với biết bao người chưa nhận biết Đấng Chí Tôn. Từ đô’, cha đi vào đời sống nội tâm nhiều hơn và sông nhiệm nhặt hơn. Mặc dù sống nhiệm nhặt nhưng cha không mất sự bình an vui vẻ. Cuối cùng, nhờ ơn Chúa soi dẫn, sự bàn hỏi cha linh hướng và sự chấp nhận của Đức Cha Allys Lý, cuộc đời dâng hiến của Cha Tôj Phụ bước sang một trang mới: khởi công lập dòng đan tu chiêm niệm.

 

2.Niềm vui trong đời sống đan tu
Đời đan tu gồm hai yếu tố: lao động và cầu nguyện. Hai yếu tố ấy phù hợp với cơ cấu của con người gồm thể chất và tinh thần. Nhờ tinh thần, con người vươn tới thực tại siêu việt, với thân xác, con người kiện toàn bản thân và xây dựng cộng đoàn ưong lao tác, mặc dù luôn gặp gian nan thử thách, khó khăn.

 

a.Niềm vui trong hoàn cảnh khó khăn
Người ta thường nói rằng vạn sự khởi đầu nan. Cha Tổ Phụ đi lên núi Phước cũng là lúc cha bước vào một cuộc sống thật khó khăn; tiền bạc không có, lúa gạo cũng không mà công việc thì nhiều như phá rừng làm nhà, trồng trọt, chăn nuôi…
Cha Tổ Phụ thâV gì trên núi Phước với một thầy, một trò, một gánh hành trang nghèo nàn và núi rừng hoang vu? Cha thấy những “vị khách” khó khăn không mời mà đến, nhưng không sao đâu, vì cha đã thấy điều kỳ diệu hơn là Thiên Chúa luôn hiện diện và sự quan phòng của Ngài hằng luôn nâng đỡ cha qua mọi biến cô” thăng trầm của cuộc sống đan tu.
Vì thế, cha luôn dâng lên Thiên Chúa bài ca chúc tụng, cảm tạ tri ân, biểu lộ một tâm hồn luôn vui tươi trong mọi biến cố, nhất là lúc gặp hoàn cảnh khó khăn. Điều này được thể hiện khi cha viết cho bà kế mẫu: “Thăm mẹ yêu dấu, mẹ xem cọp ở đây nhiều vô sô”, báo cũng nhiều nhưng mà con chưa chết, ăn cực mấy con cũng vẫn mạnh. Dầu phải lo lắng làm nhà giữa rừng rú thiếu thốn mọi sự, con cũng vui luôn. Vạn tuế Chúa!” (DN so 38). ^
Cha Tổ Phụ sống trong niềm tin yêu phó thác và hy vọng “cây chiêm niệm” mà cha đã khó nhọc gieo trồng vun xới
sẽ trổ sinh hoa trái ngọt thơm, nên cha luôn vui tươi phấn khởi trong hoàn cảnh khó khăn, hầu có đủ nghị lực để xây dựng cộng đoàn càng ngày càng phát triển. Vì vậy, những “vị khách ’ không mấy thiện cảm, khi gặp khó khăn, phải xách nón ra đi trong lòng sầu bi, giọt châu lã chã.
Công việc xây dựng cộng đoàn không chỉ dừng lại nơi cơ sở vật chất, nhân sự mà còn làm tiến triển đời sống cầu nguyện.

 

b.Niềm vui trong đời sống phụng vụ
Cầu nguyện là điều cần thiết không thể thiếu trong đời sông đan tu, nên Cha Tổ Phụ dạy: “Nhà này mà không cầu nguyện thì hóa ra nhà nông phu. cầu nguyện là chính việc chúng ta. Thầy dòng phải là con người cầu nguyện” (DN số 118). Cầu nguyện và kết hợp với Chúa là bổn phận và niềm vinh dự của người đan sĩ được trở nên một “loài chim” hót lên lời ca ngợi Thiên Chúa thay cho cả Hội Thánh.
Do đó, Cha Tổ Phụ rất vui tươi phấn khởi khi cùng với anh em bước vào giờ phụng vụ mà đỉnh cao là thánh lễ, ở đó cha bước vào thực tại thánh thiêng nơi mà Đức Kitô hiện diện để ban ơn cứu độ cho cha và cho mọi người.
Qua phụng vụ, cha dâng lên Thiên Chúa lời ca tụng và tạ ơn vì những kỳ công Chúa đã thực hiện ưong lịch sử cứu độ, trong thế giới, trong cộng đoàn và trong chính bản thân cha. Cha luôn sống trong tâm tình tin yêu, thờ lạy, chiêm ngưỡng và cậy trông vào Thiên Chúa.
Cũng qua phụng vụ, cha nhận ra thân phận yếu đuối mỏng dòn của mình trước công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa, để khiêm nhường thống hối, cầu xin ơn tha thứ và những gì cần thiết cho việc chu toàn ơn gọi làm con Thiên Chúa theo chức vụ của mình và mở mang Nước Chúa. Nhất là cha sông niềm hy vọng hướng tới viễn tượng cánh chung, vì phụng vụ hôm nay cho cha nếm trước phụng vụ Thiên Quốc và là sức mạnh nâng đỡ cha hoàn tất ơn gọi của mình, dấn thân cho anh em, cho cộng đoàn, cho Giáo Hội, và thế giới.
Quả thật, qua phụng vụ Thiên Chúa được tôn vinh và con người được thánh hóa, được cứu độ. Do đó, Cha Tổ Phụ rất vui thích sống đời phụng vụ để kín múc nguồn sức mạnh và niềm vui cho cuộc sông đan tu.
Tìm hiểu niềm vui của Cha Tổ Phụ trong cuộc đời dâng hiến đã hé mở cho ta thấy những phương sách bí mật của niềm vui, hay nói cách khác là bí quyết của niềm vui.

 

II. BÍ QUYẾT CỦA NIỀM VUI
Cha Tổ Phụ luôn sông trong niềm vui, niềm vui ấy không phải ngẫu nhiên nhưng do ơn Chúa Thánh Thần và nỗ lực cá nhân để cha gặp Chúa và cảm nghiệm tình thương của Người trong cuộc đời.

 

1. Ơn Chúa Thánh Thần
Nói về Chúa Thánh Thần là nói về tình yêu, thánh hóa, canh tân, linh họat và tươi trẻ. Chúa Thánh Thần đã sai Cha Tổ Phụ đi làm chứng cho chân lý của Đức Kitô, và cắt đặt cha trong chức vụ linh mục để cha đem lại hoa trái của Chúa Thánh Thần.

 

a.Hoa trái của Chúa Thánh Thần
Hoan lạc và bình an là những hoa trái của Chúa Thánh Thần (x. GI 5,22-23). Cha Tổ Phụ luôn bước đi và hành động theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Từ trong ý nghĩ lời nói, việc làm của cha đều biểu lộ hoa trái của Chúa Thánh Thần: hoan lạc và bình an. Chính Thánh Thần nội tâm hóa con người Cha Tổ Phụ, biến đổi tâm hồn cha luôn tươi trẻ nên cha luôn vui tươi và bình an, dù gặp những khó khăn và thất bại.
Nhờ tâm hồn tràn đầy hoan lạc, bình an, tươi ứẻ và lạc quan mà Cha Tổ Phụ luôn có cái nhìn, lời nói vui tươi, dí dỏm nên cha được gọi là người có óc khôi hài.

 

b.Óc khôi hài .
Nhờ có óc khôi hài mà Cha Tổ Phụ luôn sống trong niềm vui. Cha Tổ Phụ khi nhìn sự vật, sự việc, những hoàn cảnh khó khăn, các biến cố vui buồn xảy đến và cả thời tiết nóng lạnh đều được “tiếu lâm hóa” để trở thành niềm vui mà dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân, alleluia.
Khi cha nói điều gì thường mang sắc thái dí dỏm vui tươi, nên cuộc đời của cha không bao giờ thiếu vắng những nụ cười thâm trầm. Chính những nụ cười làm xua tan những căng thẳng, mệt mỏi, khó khăn, thất vọng, chán chường để cha bước ra khỏi chính mình, vươn lên tới Thiên Chúa và tha nhân. Cha cư xử nhiệt tình với mọi người qua những cử chỉ, lời nói hài hước làm cho ai tiếp xúc với cha đều cảm thấy vui tươi nhẹ nhàng và công việc được thuận buồm xuôi gió.
Trong các lá thư cha tường thuật những thông tin thời sự của chính mình, cũng như của cộng đoàn cho thân phụ và bà kê mẫu cũng thường mang sắc thái dí dỏm biểu lộ một tâm hôn luôn tươi trẻ và hạnh phúc.
Óc khôi hài của Cha Tổ Phụ được thể hiện trong cuộc sông không phải để mua vui nhưng biểu lộ một con người đã gặp Chúa trong đời.

 

2.Gặp Chúa trong đời
Gặp được Chúa, sông với Chúa và yêu mến Ngài thì con người tìm thấy niềm vui đích thực, vì Thiên Chúa là cội nguồn của niềm vui. Đối với Cha Tổ Phụ niềm vui là chính Chúa. Bởi vì, cha đã gặp Thiên Chúa trong chính bản thân và nơi tha nhân.

 

a.Gặp Chúa trong chính bản thân
Cha Tổ Phụ đã gặp được Chúa trong chính bản thân mình, đó là cuộc gặp gỡ nối dài và liên lỉ sau cuộc gặp gỡ Chúa trong phụng vụ qua lời kinh, tiếng hát, Lời Chúa và Thánh Thể.
Thân xác con người là đền thờ của Thiên Chúa, còn linh hồn là nơi cực thánh được Thiên Chúa hiện diện. Thiên Chúa không chỉ ở trong sâu thẳm của linh hồn mà Ngài chính là chiều sâu ấy. Cuộc gặp gỡ Thiên chúa trong cõi lòng thật thân tình giữa Cha và con mà lời lẽ con người khó diễn tả. Chính thánh Augustin đã cảm nghiệm được sự gặp gỡ này nên đã thốt lên: “Thiên Chúa còn thân mật với tôi hơn cả chính bản thân
tôi”.
Đối với Cha Tổ Phụ cũng vậy, Thiên Chúa là một cái gì sâu thẳm nhất ở trong cha, sâu thẳm hơn cả chính bản thân cha, làm nền tảng cho hữu thể của cha và niềm vui của cha. Cha Tổ Phụ đã mở cửa tâm hồn để Thiên Chúa ngự vào, và cuộc kết hiệp thân tình đã nẩy sinh trong sự thân thưa, lắng nghe, chiêm ngưỡng và yêu mến. Sự kết hiệp này thật độc đáo: Thiên Chúa và Cha Tổ Phụ kết hiệp với nhau nhưng cha không mất hút qua biến vào Thiên Chúa. Trái lại, cha vẫn giữ nguyên bản nhân vị của mình.
Vì vậy, ta có thể mượn ý của thi sĩ Tản Đà để diễn tả kết hiệp ấy: Chúa với cha “tuy hai mà một”, cha với Chúa “tuy một mà hai”. Do đó, nói theo cách của thánh Phaolô, Cha Tổ Phụ sống nhưng không phải là cha mà là Đức Kitô sống trong cha (x. GI 2,20). Đó chính là niềm vui và hạnh phúc của cha nên cha dạy các môn sinh: “Phước chúng ta là gặp Chúa nói khó với Chúa, kính mến Chúa, kết hợp với Chúa. Nói khó với Chúa ở trong tâm hồn mình” (DN số 141).
Sự kết hợp với Thiên Chúa ở trong tâm hồn Cha Tổ Phụ, hay nói cách khác là đời sông nội tâm của cha làm cho cha luôn vui tươi, dù hoàn cảnh có thay đổi, dù thân xác có phai tàn theo năm tháng. Và niềm vui ấy thật sự được trọn vẹn khi cha đem niềm vui, đem Chúa đến cho tha nhân.

 

b.Gặp Chúa nơi tha nhân
Tha nhân là con Thiên Chúa, hình ảnh Thiên Chúa, nhất là được đồng hóa với Thiên Chúa. Bởi vì Chúa nói: “Ai đón tiếp anh em ỉà đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40). Và “Ai làm phúc cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
Cha Tổ Phụ đã gặp Chúa, tin tưởng vào Lời Chúa đã dấn thân, quên đi những đau khổ, mệt mỏi để yên tâm phục vụ tha nhân trên bước đường truyền giáo và phục vụ anh em trong đời sống đan tu, vì gặp Chúa thì “thương yêu anh mình lắm” (DN số 141). Cha Tổ Phụ cảm thấy thật sự là chính mình khi sống tương quan với anh em. Cha sống với anh em là sống với Chúa. Cha sống cho anh em là sống cho Chúa. Cha phục vụ anh em là phục vụ Chúa. Cha yêu mến anh em là yêu mến Chúa. Anh em là món quà tặng mà cha hằng nâng niu, tôn trọng, gìn giữ và quí mến. Anh em là bài ca mới mà cha hằng hát lên trong suốt cuộc đời tận tâm phục vụ vì yêu mến Chúa, vì hạnh phúc Chúa hứa ban. Vì thế, cuộc sống của Cha Tổ Phụ là cuộc sống luôn vui tươi, và con người của Cha Tổ Phụ là con người của niềm vui.
Cảm tạ, vạn tuế, muôn năm, alleluia tựa như điệp khúc luôn vang lên trong tâm hồn, trong đời sống của Cha Tổ Phụ. Điệp khúc ấy mang sắc thái dí dỏm vui tươi, thể hiện một con người đã gặp Chúa, cảm nghiệm được tình thương của Chúa, sự hiện diện của Chúa và sự quan phòng của Ngài. Vì vậy, Cha Tổ Phụ luôn sống trong vâng phục, tín tưởng, cậy trông, phó thác, yêu mến, lạc quan và vui tươi, dù cuộc đời có thăng trầm thay đổi, niềm vui vẫn không đổi thay. Niềm vui ấy giúp Cha Tổ Phụ đi mà không mỏi, chạy mà không mệt trên đường tuân giữ mệnh lệnh của Thiên Chúa, và cha đã đạt được niềm vui vĩnh cửu là Nước Trời.
Cha Tổ Phụ là biểu tượng của niềm vui, là con người của niềm vui. Ước gì mọi đan sĩ học lấy những kinh nghiệm, theo con đường Cha Tổ Phụ đã đi để tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời dâng hiến.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp Nghi thức bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri Denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

  Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận (1980 - 1933)                     Đấng Sáng Lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia Ngày 15 - 08 - 1918 "Việc...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...