Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHA TỔ PHỤ: THỬ THÁCH VÀ NIỀM HY VỌNG ĐAN TU – Duyên Thập Tự

CHA TỔ PHỤ:

THỬ THÁCH

VÀ NIỀM HY VỌNG ĐAN TU

 

 

Duyên Thập Tự

THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG. Hai từ này có Vẻ khó song hành, vì thử thách đặt con người trước những chướng ngại lớn, đôi khi khó vượt qua. Hãy nhìn vào những người bị bệnh nan y như ung thư vào giai đoạn cuối, hay bị nhiễm vào “bệnh thế kỷ họ đã phải đối diện với những khổ đau lớn lao dường nào, trong thân xác và tinh thần. Đã có không ít những trường hợp suy sụp và mong ước tìm cái chết như một giải pháp thoát khỏi sức nặng của thử thách. Đôi với họ, tất cả đều bê tắc và ngõ cụt, không một ánh sáng hy vọng.
Nhưng, may thay, đó không phải là lối đi của đại đa số nhân loại. Ngay trong thử thách đã loé lên vài ánh sáng của niềm hy vọng. Đọc lại lịch sử của các dân tộc đã sống một thời gian dài dưới ách thông trị của thực dân hay đế quốc, chúng ta thấy gì? Một dân tộc mà mọi công dân như bị tước mất mọi quyền sơ đẳng của con người, nhân phẩm bị chà đạp, như trường hợp những người da đen tại Nam Phi dưới thời phân biệt chủng tộc “Apatheid”, phải chăng dân tộc của họ bước vào đường cùng? Hình ảnh của cựu chủ tịch giải phóng Mandela gợi cho thấy thế nào là hy vọng trong thử thách.
Như vậy, thử thách có thể là cánh cửa mở ra cho hy vọng. Nếu không có thử thách, không còn gian nan, không đương đầu với chướng ngại, chúng ta còn mong mỏi vượt thắng không? Nếu không đi trong đêm đen, còn mong chờ loé lên ánh sáng hy vọng?
Trong bài viết về Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận trong số dành cho chủ đề “THỬ THÁCH”, Tôi muốn mời gọi độc giả khám phá thêm một khía cạnh ẩn kín trong cuộc đời ngài. Những thử thách ngài đối diện và đã vượt qua, chúng ta cũng đã biết và có thể nêu tên. Chính vì thế, không quá đặt nặng vấn đề thử thách – dầu có nêu lên một vài khía cạnh tôi cố gắng làm nổi bật lên vế thứ hai là HY VỌNG. Đó là niềm hy vọng ngài đã ấp ủ trong lòng và sống trước hết cho chính mình. Đó là niềm hy vọng ngài muốn trao ban cho các đan sĩ của mình qua các thế hệ. Đó là niềm hy vọng đan tu.

 

I.HY VỌNG VÀO MỘT NẾP SỐNG KHÁC
Ai trong chúng ta đã thuộc nằm lòng những giai đoạn trong cuộc đời Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận tại Việt-Nam : mười lăm năm với nếp sống của một vị thừa sai (1903-1918), mười lăm năm với đời sống của một đan sĩ (1918-1933). Nhưng phải chăng sự chuyển tiếp từ giai đoạn này đến giai đoạn kia được diễn tiến nhẹ nhàng, không gì khó khăn? Chắc chán không phải thế. Nhưtig nếu phải chạm trán với nhiều khó khăn, Cha Tổ Phụ đã khao khát, thao thức điều gì? Ngài hướng tới mục tiêu nào như thể đích điểm đó mang lại ý nghĩa cho cuộc đời ngài?
Chúng ta cùng đọc lại một vài trích đoạn thư tín của ngài để có thể khám phá thêm những gì ngài ấp ủ cho một tương lai sáng lạn hơn cho chính ngài.

 

1.Một niềm hy vọng mỏi mòn: chín năm trời chờ đợi
Mười lăm năm thuộc giai đoạn cuối cùng của Cha Biển Đức Thuận (1918-1933) được đánh dấu bằng một sự tuyệt giao với những gì trước kia, nghĩa là với nếp sống của một vị thừa sai. Trở thành đan sĩ đồng nghĩa với việc chấm dứt tình ưạng của một thành viên Hội Thừa Sai Paris. Dầu vậy, tiến tình đoạn tuyệt này khá dài trong đời sống Cha Biển Đức Thuận, từ ngày khởi đầu ước muốn sống đời đan tu chiêm niệm.
Trong thư gởi Đức Cha Allys đề ngày 31 tháng 01 năm 1912, cha đã đề xuất một vài phương án khả thi để khai mạc một nếp sống hoàn toàn mới : – Tìm kiếm khoảng 10.000 tiền Pháp để dâng cho Đức Cha hầu có thể kêu gọi các đan sĩ Tây phương đến – Tự học hỏi về Tu Luật các đan sĩ Trappistes, kiếm một ít tiền và lập một đan viện – Xin Đức Cha trao cho một xứ nhỏ để có thể qui tụ vài ứng sinh và cùng sống đời đan tu với nhau.
Cùng với những đề xuất cụ thể là những liên hệ với các đan viện Âu Châu để mời họ đến lập Dòng. Và đây là một lá thư tiêu biểu trả lời cho những ước mơ và hy vọng của Cố Thuận :
Kính thưa Đức Cha,
Đây là lần thứ hai mà cha Denis, một trong các vị thừa sai của Đức Cha, đã viết cho tôi, để mời chúng tôi đến lập Dòng trong giáo phận của ngài. Và dù rằng trong lá thư thứ nhất tôi đã không trao cho một niềm hy vọng lớn lao nào, nhưng vị linh mục tốt lành đó đã tưởng rằng sự việc đã thành sự được một nửa rồi!!! ” [1]
Dù như vô vọng trước viễn ảnh được các đan sĩ nơi khác đến lập Dòng, Cha Tổ Phụ vẫn cứ một mực xin Đức Cha cho phép ra đi sống đời đan tu, như ngài thổ lộ với Đức Cha trong lá thư đề ngày 29 tháng 4 năm 1917 :
“Kính thưa Đức Cha, khi người cha đuổi đứa con ra khỏi cửa này, thì nó chỉ có một việc phải làm là trở vào bằng cánh cửa khác… Con xin lỗi Đức Cha đã quấy rầy Đức Cha như vậy…
Và ngài đã dùng hình ảnh của người bạn đến quây rầy ban đêm để tìm bánh và đã được đáp ứng, để áp dụng cho chính bản thân mình.
Phải chăng ngài đã xây một “hy vọng hão” khi muốn đời đan tu dành cho nam giới được xuất hiện tại Việt-Nam? Phải chăng ước muốn đó là do tính tình thay đổi như nhiều người đã lên án ngài? Chín năm trường chờ đợi – chẳng là gì so với vĩnh cửu – nhưng lại làm cho niềm hy vọng lớn lên mà không có gì dập tắt được.
Chín năm chờ đợi trong kiên nhẫn và hy vọng, cha Biển Đức Thuận tự ví mình như người nữ sắp hạ sinh một đứa trẻ: đớn đau là ở chỗ đó. Nhưng nỗi đau có thể biến thành niềm hoan lạc? Trong một lá thư gởi cho Đức Cha Allys, cha Tổ Phụ đã nêu lên trường hợp một linh mục miền Bắc muôn vào tu tại Phước Sơn, nhưng Đức Cha địa phận không cho phép ngay, và cha Tổ Phụ nhắc lại chính kinh nghiệm của bản thân, ngài viêt:
Kính thưa Đức Cha, một linh mục miền Bắc đă xin vị linh hướng và Giám Mục của mình để được ở Phước Sơn. Ngài gởi cho con câu trả lời của cả hai vị. Vị linh hướng nói: “Ảo tưởng của trí tưởng tượng. Còn Giám Mục : “Tôi không thể từ chối cha đến Phước Sơn nếu cha thật sự mong ước điều đó. Nhưng tôi phải tuân thủ Giáo luật. Nhưng tôi xin cha hãy ở lại đây, nơi mà cha làm được biết bao điều tốp đẹp. Cha Biển Đức đó có thể là một tâm hồn tốt lành muốn làm vinh danh Chúa. Nhưng ngài có đủ những gì cần thiết để tiến hành tốt một cồng cuộc như thế không?” Con đã trả lời : “Nếu ước muôh tu trì bền vững, vị linh hướng của cha sẽ thấy trong đó tác động của Chúa Thánh Thần. Còn những thứ thúc đẩy do trí tưởng tượng không thể bền vững được. Cha không phải chờ đợi chín năm trường như con đâu…
Nhưng phải chăng niềm hy vọng không còn nữa khi mà giấc mơ đã thành hiện thực? Cha Tổ Phụ đã được phép ra đi lập Dòng Đức Bà Việt-Nam trên Núi Phước. Hoài bão cha mang trong mình, trong sâu thẳm con tim, một lần nữa cân phải được xác minh, ngay cả khi đứa trẻ đan tu Phước Sơn được hạ sinh.

 

2. Đối không về những hướng nhìn khác biệt
Sự kiện chín năm chờ đợi để sống đời đan tu cho chứng ta chợt thấy những khó khăn Cha Tổ Phụ phải vượt qua. Ý tưởng thành lập một đan viện trong vùng đất truyền giáo không có chỗ trong tâm trí những vị Sáng Lập của Hội Thừa Sai Paris, và các vị thừa sai thường không nghĩ tới. Trong một lá thư gởi Đức Cha Allys, cha đã quảng diễn một cách rõ ràng ý nghĩ của một vài vị đồng môn trong Hội Thừa Sai:
Kính thưa Đức Cha, cha Delmas hoàn toàn không ủng hộ công cuộc của chúng con. Cha Robert coi là một thứ xa xỉ vôi ích trong xứ truyền giáo này. Còn Bề Trên Cả của chúng ta nghĩ sao? Phải chăng việc Đức Cha viết một vài lời về chúng con còn quá sớm không? Nhưng Đức Cha biết cần phải nói gì và không nói gì mà![2]
Theo thiển ý tôi, sở dĩ cha Biển Đức Thuận khó thuyết phục được các bề trên và các đồng môn của mình về công cuộc lập dòng, là vì một não trạng hoài nghi về lợi ích của đời đan tu : đời đan tu không mang lại gì cho việc chính phục các linh hồn. Nói cách khác, đời sống đan tu, dưới nhãn quan của một số người, chỉ có lợi ích ngắn hạn. Và nếu như vậy, thì đời đan tu không thể là niềm hy vọng được, cho cả người theo đuổi nếp sống đó và cho xứ truyền giáo.
Vấn đề chính được đặt ra cho Cha Tổ Phụ là lợi ích của đan viện và các đan sĩ. Làm sao những con người đó lại sống ẩn khuất? Đâu là lợi ích họ mang lại cho Giáo hội? Trong khi bao nhiêu người đang vất vả lao nhọc trong cánh đồng truyền giáo, còn những con người kia lại làm những việc xem ra chẳng ích lợi gì. Và nhiều câu hỏi liên quan đến vị trí của các đan sĩ trong lòng Giáo hội và trong xứ truyền giáo.
Trong thư tín Cha Tổ Phụ gởi cho Đức Cha Allys cho chúng ta thấy trong một mức độ nào đó những hướng nhìn khác biệt về những vấn nạn trên. Và đây một lá thư tiêu biểu nói lên những ý nghĩ khác nhau về các đan sĩ Phước Sơn trong tương lai :
Kính thưa Đức Cha, con đã nhận được một lá thư dài của cha Rondel, một vị đại ân nhân của chúng con. Ngài đã gặp cha Bề Trên đan viện Hải Đăng d Paris. Họ đã nói chuyện về Phước Sơn…
Đây là những mẫu mà cha Rondel đề cập đến :
1.Tầm ảnh hưởng của gương lành mà các tu sĩ có trên hàng giáo sĩ — đặc biệt hàng giáo sĩ bản xứ, tầm ảnh hường của cầu nguyện, của nhà tĩnh tâm, của việc gỉảng tĩnh tâm.
2.Họ thích hợp hơn trong việc linh hướng các nữ tu, đặc biệt các nữ đan sĩ Dòng kín Carmel.
3.Bảo trợ các Trung Tâm truyền giáo…
Thưa Đức Cha, trong ba mẫu đó, mẫu thứ hai con lưu tâm ít nhất Con tin rằng thật như vậy; con không muốn gì trong trần gian này, cả mối tương giao với các nữ tu, và rất là hay, việc này không cần được đặt ra. Mẩu thứ nhất thì không cần bàn luận. Nếu chúng con thực sự sống như đòi hỏi, đương nhiên chúng con sẽ làm được nhiều việc tốt đẹp. Còn đổi với mẫu thứ ba, con đã viết trong Hiến Pháp: “Theo gương Chúa Cứu Thế, các tu sĩ lao động như những người nghèo. sống cuộc sống trong cảnh nghèo để đền tội, để tỏa hương thơm Chúa Kitô, và để có khả năng dùng phần dư mà giúp đỡ những người đang hoạt động cho phần rỗi của những người chưa nhận biết Chúa[3]
Theo như định hướng của Cha Biển Đức Thuận, các đan sĩ sống đời chiêm niêm, trong cô tịch trong việc cầu nguvên và hy sinh là chính niềm hy vọng cho Giáo hội và cho công cuộc truyền giáo. Ngài đã xác tín và sống niềm hy vọng đó cho chính mình khi chọn lực một lối sống khác với suy nghĩ của nhiều người. Ngài đã minh định với Đức Cha Allys điều xác tín này. Trong phần kết luận của một lá thư gỏi Đức Cha, ngài đã nhấn mạnh :
“Trong tất cả những sự việc này, con chỉ muốn làm vinh danh Chúa. Con thà đánh mất hết mọi sự ở trần gian này còn hơn không còn là tu sĩ. Con thích bị mù lòa hay phong cùi còn hơn không còn là đan sĩ. ”
Niềm hy vọng luôn thắp sáng trên cuộc đời của cha Tổ Phụ, và không có gì ngăn cản để niềm hy vọng đó được quang tỏa ánh sáng.

 

3. Hướng tới đời sống hoàn thiện và chiêm niệm
Tất cả những điều nói trên nhằm minh chứng rằng ý tưởng sống đời đan tu đã được phát sinh khá sớm trong tâm trí cha; và để hiện thực, ngài đã phải âối diện với nhiều khó khăn khác nhau.
Ngài đã diễn tả mong ước đó trong lá thư quan trọng đề ngày 31 tháng 01 năm 1912, khi đề cập đến mơ ước của mình :
Trước đây con đã muốn trở thành đan sĩ ở Hồng Kông. Nhưng người ta cho hay Hội Dòng Nazareth đang thời sa sút. Con cũng đã ước ao Dòng Trappe ở Nhật Bản, nhưng ở đây chẳng mấy ai bền đỗ… Lý tưởng mà con mơ ước là được làm tu sĩ tông đồ tại An-Nam, nơi đó Thiên Chúa cần được một số người nhận biết, yêu mến và phụng sự…
Thiên Chúa cần đươc nhận biết, yêu mến và phụng sự” : đó là ước muốn theo đuổi suốt cuộc đời của Cha Tổ Phụ. Đó là niềm hy vong cha mang trong mình suất hành trình cuộc sống và muốn chuyển trao cho người khác, đặc biệt các môn sinh qua từng thế hệ.
Niềm xác tín và hy vọng đó được diễn tả qua hình ảnh mà ngài đã nói với các đan sĩ của mình và được tác giả cuốn Hạnh Tích trình thuật lại :
… Việc đi giảng cha muốn để kính các Dòng khác như Đa-Minh, Dòng Tên, Phanxicô, Dòng Chúa Cứu Thế… Còn Phước Sơn chúng ta thì ở nhà chuyên môn hãm mình cầu nguyện cho dân ngoại giáo. Hội Thánh ví như cây đại thọ, các dòng khác như những ngành lá um tùm xum xuê, đầy hoa thơm trái ngọt, chim trời đến ríu rít trên cành, còn chúng ta đây như những rễ cây hút khí đất cho cả thân cây. Rễ đâm càng sâu, càng hút được nhiều nhựa khí, mới bổ ích cho cây. Trái lại, nếu rễ nào “thò” ra ngoài, thì đã không làm ích cho cây tại còn bị hư héo đi.[4]
Chọn lựa trở thành “bộ rễ” diễn tả một cách chính thức trong Bản Hiến Pháp và Bản Tổm Lược Dòng Phước Sơn:
Mục đích của chúng tôi: tận hiến hoàn toàn để phụng sự Thiên Chúa. Hướng tới sự hoàn thiện bằng việc thực thí những lời khuyên phúc âm và những hoạt động thuộc riêng đời sống chiêm niệm. Qua cầu nguyên và hy sinh, cộng tác vào việc hoán cải Lương Dân.
Chúng ta tin rằng Cha Tổ Phụ đã sống một cách trung thực những gì ngài đã viết ra. Nơi ngài, là đan sĩ không gì khác hơn là sống trong Giáo hội; là đan sĩ là tham gia vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Nhưng có nhiều lối diễn tả cách thế hiện hữu trong lòng Giáo hội.
Khi Cha Biển Đức Thuận thành lập một đan viện cho người Việt-Nam, đời sống đan tu, dưới nhãn quan ngài, mang một chiều kích thần bí cho phép những ứng sinh tương lai của đời đan tu đi sâu vào mầu nhiệm Kitô giáo. Và sự thấm nhập vào chiều kích thần bí này mang lại một lợi ích kép: sự kết hiệp với Thiên Chúa mang lại cho các đan sĩ niềm hạnh phúc dạt dào và gắn kết họ vào sứ mệnh của Giáo hội bằng câu nguyện và hy sinh. Nói cách khác, khi mở ra cho mầu nhiệm của Thiên Chúa, các đan sĩ được mời gọi sống ơn gọi đặc thù của mình và, một cách “kín nhiệm”, trở nên một chứng từ sống động của công trình mà Chúa Thánh Thần thực hiện trong lòng Giáo hội và thế giới.
chính chiểu kích thần bí mà đời đan tu mang lại trở thành niềm hy vọng, không những cho người đã kinh qua như Cha Tổ Phụ và các bậc Cha Anh đã khuất, mà còn cho chúng ta ngày hôm nay, khi chúng ta bước vào con đường mà chính các ngài đã dân thân vào.
Niềm hy vọng đó chúng ta sống cho chính mình: như Cha Tổ Phụ đã sống cho chính bản thân – và trao ban cho những người khác. Đó là niềm hy vọng chất đầy tràn hạnh phúc của chính Thiên Chúa, trong chính cung lòng của Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta được mời gọi chia sẻ.

 

II.ĐỜI ĐAN TU NHƯ MỘT NIỀM HY VỌNG SÂU KÍN
Thánh Phaolô, trong thư gởi giáo đoàn Côlossê, đã nói lên một niềm hy vọng ẩn kín :
Anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm ẩn với Đức Kitô nơi Thiên Chúa” (Cl 3,3). Những người đã chết với Đức Kitô là những người đã bị đóng đinh cho thế gian, chết cho những ham muốn trần tục, và nay, họ đang sống trong niềm hy vọng vào Chúa Kitô, trong một đời sống mới. Niềm hy vọng đó mang tính châ’t ẩn kín như một sức sống ẩn chứa có sức linh hoạt. Chúng ta được mời gọi sống niềm hy vọng đó trong chính nếp sống đan tu mà Cha Tổ Phụ đặt nền móng cho chúng ta.

 

1.Tiếng mời gọi vào nơi cô tịch
Trong một cuộc thăm viếng Dòng Phước Sơn, cụ Nguyễn Hữu Bài, đã trước tác một bài thơ như muốn gởi gắm niềm hy vọng của bản thân vào những đan sĩ đơn sơ hèn mọn kia:
“Đăng cao tìm cảnh ruổi xe hơi,
Trăm dặm đường xa mới tới nơi.
Bốn phía Phước Sơn đều núi trọc,
Một nhà tu viện giữa rừng còi.
Gió thu như giục hao lòng khách,
Mùi đạo càng suy, ngán sự đời.
Khổ hạnh khen ai tu quả phúc,
Vui chưng bần tiện mấy lăm người.” [5]
Và một người đã đến Phước Sơn, để lại một bài thơ như muốn nói lên cõi lòng của chính mình :
“Rừng sâu rú rậm cảnh bao la,
Gọi Phước Sơn đây đã đến à!
Thấy chỗ công phu trường khổ hạnh,
Khác nơi danh lợi cõi phiền hà.
Quanh năm dưa muôi ngày hai bữa,
Bốn bể anh em bạn một nhà.
Ơn Chúa, cũng ơn người sáng tạo,
Bùi ngùi nhớ cụ Phước Môn ta.” [6]
Điều lôi cuốn các người tham quan là nếp sống xa cách thế gian của các đan sĩ và chú tâm vào việc cầu nguyện và hy sinh. Dù cuộc sống khắc khổ, các đan sĩ sống nơi đó cảm nghiệm thấy hạnh phúc và vui mừng. Tại sao lại có niềm vui trong cảnh sống thiếu thổn? Niềm hạnh phúc phát xuất từ đâu?
Nhiều lần, trong các lời giáo huấn, Cha Biển Đức Thuận nhắc nhở các đan sĩ sự cần thiết phải cảm tạ Chúa đã dẫn đến nơi đây:
Chúng ta hãy năng nhớ lại mà cám ơn Chúa đã thương gọi chúng ta vô dòng này. Thật là một ơn rất trọng… Chúng tôi, phần nhiều khi mới vào dòng thì còn nhớ, còn lấy làm quí; lâu lâu rồi xem ra quên, không lấy làm quí làm trọng cho đủ.[7]
Dầu vậy, không muốn để các đan sĩ của mình trong tình trạng an toàn giả tạo, hy vọng hão huyễn, cha Biển Đức Thuận nhắc nhở họ phải luôn tỉnh thức, vì ma quỉ chắc chắn sẽ tấn công. Đời sống đan tu luôn là một đời sống khổ hạnh, đan viện là một chiến trường, vì trong sa mạc ẩn nấp biết bao kẻ thù vô hình và nguy hiểm hằng rình rập để làm cho họ lãng quên đi điều chính yếu của đời sống họ :
Khi thánh Phêrô đang ngủ trong ngục, thì tay mang xiềng. Vậy chúng ta mắc tính tư dục bởi máu Ađam, nên chúng ta mắc xiềng là các tính hư nết xấu. Thánh Phêrô đang ngủ, chúng ta cũng đang ngủ mê là không tỉnh thức gặp Chúa, không nói khó với Chúa, không kết hiệp với Chúa… Ma quỉ nó cám dỗ chúng ta phạm tội nặng không được, thì nó cám dỗ chúng ta mê ngủ…” [8]
Nhưng chính trong nơi cô tịch lai phát sinh niềm hy vọng : hy vọng của môt mối tình hôn ước. Dân tộc Israel đã cảm nghiệm thế nào là được Thiên Chúa yêu thương, che chở trong suốt chặng đường bốn mươi năm sa mạc. Các tiên tri luôn mời gọi Israel bất trung trở về với kinh nghiệm của thời Xuất Hành như kinh nghiệm căn bản về mối tình giữa Thiên Chúa và Dần Ngài.
Niềm hy vọng sống mối tình hiệp nhất với Chuá được thực hiện ngay chính trong khung cảnh đan tu và đời chiêm niệm.

 

2. Sống kết hiệp với Thiên Chúa
Bước vào đời sống đan tu, không chỉ nhằm tu thân, nhưng còn để sống niềm hạnh phúc và phước lạc của Thiên Chúa. Nhưng hạnh phúc của Thiên Chúa là gì? Làm sao được tham dự vào?
Phước của Thiên Chúa nghĩa là gì? Là Chúa biết Chúa và Chúa yêu mến Chúa trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi… Mà kẻ có ơn nghĩa cũng được thông phần sự hiểu biết và tình yêu phước lạc đó.[9]
Định nghĩa trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của tình yêu hay của đức ái. Vì, theo Kinh Thánh, sự nhận biết đồng nghĩa với tình yêu.
Chính vì thế, Cha Tổ Phụ luôn nhấn mạnh về sự cần thiết của việc kết hiệp với Chúa, là mục đích duy nhất của đời đan tu :
Chúng ta nên nhớ điều này, mọi sự thế gian thảy đều vô lối, vô ích, chóng qua cả, chỉ trừ sự kính mến Chúa và làm tôi Người đáng cho ta chăm lo thôi. Vậy hãy cám ơn Chúa đã kêu gọi chúng tôi và dòng để lo một việc cao trọng ấy.[10]
Và Cha Tổ Phụ chỉ cho con đường nào dẫn đến sự kết hiệp với Thiên Chúa : đó là đời sống nội tâm. Nhưng đời sống nội tâm hay thiêng liêng là gì?
Cha nói lại kẻo có người không hiểu, nghe nói sống thiêng liêng là làm sao? Vậy sống thiêng liêng là sống với Chúa, với Đức Mẹ và các Thánh trên trời; cũng như chúng ta sống trong nhà dòng này, với bề trên và các anh em vậy. Sự sống thiêng liêng là thiết thực như thế đó[11]
Đời sống nội tâm được hiểu như thế như là một điều gì thiết thực và trong tầm tay mọi người. Thật vậy, trong các giáo huấn của mình, Cha Tổ Phụ không nói đến các hiện tượng phi thường như ngất trí, xuất thần, nhưng trình bày việc kết hiệp với Chúa nhờ những phương tiện bình thường trong đời sống đan tu như suy niệm, cầu nguyện, lectio divina… Tất cả những điều đó muôn minh chứng rằng kinh nghiệm thần bí dành cho mọi người. Và đó chính là niềm hy vọng đan tu, nghĩa là đời sống đan tu- với những yếu tố cấu thành, giúp cho những ai thực hành đạt đến một độ cao của đời sống hiệp huvền nhiệm với Chúa. Như vậy, đời sống đan tu ra một niềm hy vọng cho mọi người thành tâm tìm.
Nếu đan sĩ, trong suốt cuộc đời, chỉ nhiệt tâm tìm Chúa và những gì thuộc về Người, nếu đời sống nội tâm của họ quay chung quanh trục là Chúa Kitô, thì dù còn sống trong thân phận con người, họ đã nếm cảm trước những hoan lạc của thiên đàng. Đan viện trở thành tiền đường của thiên đàng, một thiên đường dưới thế, nếu chúng ta có thể nói như vậy. Vì ở đâu hiện thực sự kết hiệp mật thiết với Chúa, nơi đố là thiên đàng.

 

3.Vườn Diệu Quang và cửa Thiên Đàng
Trong những lời giáo huấn, Cha Tổ Phụ thường kết bằng “niềm vui” : niềm vui của những người sống trong nhà Chúa. Mặc dầu đời sống mang màu sẩc khắc khổ, nhưng chính cha đã nếm cảm một cách sâu xa niềm hạnh phúc khôn tả mà đời sống đan tu mang lại. Niềm vui, niềm hạnh phúc này ngài trao lại cho các đan sĩ.
Trong tập nhỏ tình bày sơ quát về đời sống đan tu tại Phước Sơn, Cha Tổ Phụ đã viết những dòng sau đây thay cho kết luận:
Tất cả những họat động đó diễn tiến từ sáng đến tối, và bắt đầu lại từng ngày mà không miễn trừ, rồi nội vi, thinh lặng, chay tịnh, canh thức…: đó là thập giá, là gánh nặng, là ách của Chúa. Ách này êm ái, gánh này nhẹ nhàng; đời sống tu trì, chiêm niệm luôn là “phần tuyệt hảo”. Các Thánh Giáo Phụ và Tiến Sĩ gọi là Vườn Diệu Quang, Nhà Thiên Chúa và Cửa Trời. Thật vậy, “nơi đó, con người sống tinh tuyền hơn, ít té ngã hơn, đón nhận được nhiều ân sủng hơn, nghỉ ngơi thanh bình hơn, qua đời an tâm hơn, được thanh luyện nhanh hơn, nhận được phần thưởng lớn hơn.” Và còn niềm vui lớn hơn là cầu nguyện và hy sinh cho các linh hồn, và niềm vui còn lớn hơn nữa là an ủi Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vị Thầy này hứa ban gấp trăm cho những ai từ bỏ mọi sự để đi theo Ngài. Ngài giữ trọn lời hứa. Phúc thay ai đặt tin tưởng nơi Ngài.[12]
Nếu được ví như Cửa Trời, hay là một thiên đường, thì đan viện chưa phải là thiên đàng. Vì trọng cuộc sống này, sự kết hiệp với Chúa chưa là hưởng kiến, gặp gỡ diện đối diện. Đan sĩ còn sống trong trần gian, và thập giá không thiếu trong đời sống. Những thập giá đủ loại, đan sĩ vẫn gặp hằng ngày : đó có thể là bệnh tật, là đời sống chung với bao (lụng chạm, những tật bệnh linh hồn… Nói tắt đó là những thử thách. Nhưng đan sĩ được mời gọi sống những thập giá đó trong tình yêu Chúa, bởi vì chỉ tình yêu mới làm cho những gánh nặng và ách kia trở thành êm dịu và nhẹ nhàng.
Lời rằng: một lần chịu khổ vì Chúa, thì hơn trăm lần làm lành cho thế gian. Vì khi chúng ta chịu khó vì mến Chúa, thì được thêm công nghiệp, giúp chúng ta tập các nhân đức, nhất là đức nhịn nhục, lại thêm phước thanh nhàn trên thiên đàng… Phước cho chúng ta vì hằng ngày gặp dịp mà chịu khó vì Chúa. Vậy chúng ta chẳng những là bằng lòng mà lại còn vui lòng mỗi khi gặp thể ấy… Nếu chúng ta biết ấp yêu thánh giá vào lòng, thì mọi sự gian nan tân khổ đời này không làm cho chúng ta nao núng. Có lòng trìu mến thánh giá thật, thì ở trong nhà dòng này rất đỗi vui mừng..[13]
Chính cái nhìn lạc quan có cơ sở này là một khía cạnh của niềm hy vọng đan tu : đời sống đan tu vừa hưởng tầm nhìn chúng ta lên cao vừa giúp chúng ta sống với những thức tế hằng ngày: và chính hướng nhìn trên cao là sự kết hiệp với Chúa và niềm vui của ai gặp gỡ Chúa thiết thân thiết thực sẽ sống tròn đầy và triển nở trong Nhà Chúa, trong thiên đàng nội vi (Paradisus clautralis – diễn ngữ của thánh Bênađô).

 

4. Được thức tỉnh và thức tỉnh tha nhân
Chúng ta vừa nói đến hạnh phúc, đến một loại thiên đàng mà các đan sĩ vui hưởng nhờ đời sống nội tâm. Chính nhờ mối tương giao thân tình với Chúa này mở cho chúng ta thấy rõ hơn tình trạng khổ đau của những ai không có Chúa Kitô trong cuộc đời, không có niềm hy vọng (x. Ep 2,12). Sự nhạy cảm này với tình yêu là hoa trái của sự thức tỉnh nội tâm, mà các đan sĩ mong ước trao đến cho những người chưa biết Chúa hay lãng quên Ngài. Nói cách khác, một khi đã được thức tỉnh, đan sĩ muốn thức tỉnh người khác; một khi đã nếm hưởng những tuyệt diệu của Tình Yêu, đan sĩ cũng muốn những người khác tham dự và thông hiệp vào đó. Và đó chính là sứ vụ đặc thù của họ trong lòng Giáo hội.
Khi Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận thành lập một đan viện tại Việt-Nam, có thể là để công việc rao giảng Tin Mừng mang chiều kích sâu xa hơn. Cũng có thể để tìm kiếm những phương thế hữu hiệu hơn như cầu nguyện, hy sinh và gương lành. Tất cả những điều đó đều đúng. Dầu vậy, khi ngài thấy rằng đời đan tu có thể đáp ứng những khát vọng thiêng liêng của những người Việt-Nam, thì có gì ẩn dâu đằng sau ý hướng của ngài? Khi ngài nhấn mạnh đên đời sống nội tâm nhờ đó mà linh hồn trở nên bén nhạy trước sự hiện diện của Thiên Chúa trong cũng như xuyên qua những hoạt động thường nhật, làm sao những kinh nghiệm thiêng liêng này lại không gởi đến những người Việt-Nam một sứ điệp nào đó?
Rõ ràng là sứ mệnh chính yếu của Giáo hội là thức tỉnh con người trước sự hiện diện của Thiên Chúa và làm họ luôn hiện diện trước Thiên Chúa và với anh chị em mình. Nhưng làm sao có thể thức tỉnh người khác, nếu trước tiên mình đã không được thức tĩnh. Từ đó, trách vụ của Giáo hội là “luôn tỉnh thức” – như Chúa đã nói và ngày càng ý thức mạnh mẽ sự Hiện Diện. Nói cách khác, điều đó muốn nói rằng ưu tiên trong Giáo hội là “chiêm niệm” .[14]
Đó cũng chính là sứ mệnh của các đan sĩ trong lòng Giáo hội : thức tỉnh người khác trước sự Hiện Diện. Như vậy, dù rằng không thực thi một công tác mục vụ nào bên ngoài, đan sĩ không vì thế mà thiếu năng động trong công cuộc loan báo Tin Mừng và tham gia vào sứ vụ của Giáo hội. Trong thư điện tử, cha Jean Baptiste Etcharren, Bề Trên Cả Hội Thừa Sai Paris, đã viết :
Cuộc sống của gia đình Xitô Thánh Gia sẽ có một ảnh hưởng sâu xa trên tương lai của Giáo hội Việt Nam. Chứng từ của một sự toàn hiến trong đức tin, cuộc sống lao động và cầu nguyện trong nghèo khó, cần thiết cho ngày hôm nay hơn bao giờ hết để có thể loan báo Tin Mừng. Chỉ lời nói suông và sức mạnh của những cấu trúc cơ chế sẽ không đủ để đánh thức và mãi thức ước muốn thiên liêng của những, con người thuộc thời đại chúng ta... Chân thành cám ơn cha đã mời tôi, tôi thật sự muốn tham dự vào buổi cử hành này, trong năm chúng tôi mừng sinh nhật 350 năm việc bổ nhiệm các vị Đại Diện Tông Tòa đầu tiên được phái đến Á-Châu. Quyền năng của Chúa Thánh Thần đã thực sự được biểu lộ trong cuộc sống cửa các vị thừa sai đáng thương đó đến từ vùng đất xa xôi và chẳng hiểu biết gì về những đất nước mà các ngài đi đến. Đó chính là phép lạ và Phước Sơn là một trong những chứng từ lớn lao hoạt động của Chúa Thánh Thần trong những vị thừa sai khiêm hạ của Người. Các ngài đã hoàn toàn chấp nhận làm hạt giống chôn vùi trong lòng đất. Tận sâu thẳm, chỉ có điều đó là chân thật, tất cả còn lại chỉ là hư vô.[15]
Như vây, sứ mệnh của đời đan tu mang chiều kích của một niềm hy vong : đời đan tu trao gửi đến moi người, đặc biệt những người chưa biết Chúa Kitô. Một sứ thức tỉnh trước sự Hiện Diện là điều quan trọng duy nhất của đời sống con người.

Để kết luận, xin được trích hai đoạn văn :
“Chúng tôi phải nên thầy dòng thật, bằng không chỉ là phỉnh dối người ta. Họ gởi thư xin chúng tôi cầu nguyện, họ tưởng chúng tôi là những người nhân đức lắm, toàn là những ông thánh, ông thánh hết.
Vậy, chúng tôi hãy lo nên thầy dòng thật. Chớ để sự họ tin cậy chúng tôi ra vồ ích. Việc bổn phận chúng tôi là cầu nguyện hãm mình…
Chúng tôi phải lo kính mến Chúa, kết hiệp với Chúa, vâng ý Chúa mọi đàng, tỉnh thức luôn mà nhớ đến Chúa, thì lời chúng tôi cầu nguyện mới có sức, mới được thần thế trước mặt Chúa, mới làm cho người ta tin cậy chúng tôi không ra vô ích.” [16]
-“Trong những hội dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, các tu sĩ chỉ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình, thì cho dù nhu cầu hoạt động tông đồ có khẩn thiết đi nữa, nhưng các hội dòng ấy vẫn giữ một địa vị cao quí trong nhiệm thể Chúa Kitô, trong đó, “mỗi chỉ thể đều có một tác động khác nhau” (Rm 12,4). Thực vậy, họ dâng lên Thiên Chúa hy lễ chúc tụng tuyệt hảo, làm vẻ vang dân Thiên Chúa bằng những hoa trái thánh thiện dồi dào, lấy gương lành lôi cuốn và làm cho dân ây thêm lớn mạnh bằng việc tông đổ tuy âm thầm nhưng phong phú. Như thế, họ là vinh dự của Giáo hội và là mạch tuôn trào các ơn thiêng. ” [17]
Chúng ta cần ghi nhận niềm hy vọng của người khác đổi với chúng ta – những người đang sống đời đan tu, qua những kiểu nói mà Cha Tổ Phụ sử dụng: “họ xin chúng tôi cầu nguyện”, “họ tưởng chúng tôi là…” (họ tin, họ nghĩ chúng tôi là thế), không “làm cho người ta tin cậy chúng tôi ra vô ích”.
Và những gì Giáo hội mong ước. hy vọng nơi những ai đang sống đời đan tu : “giữ một địa vị cao quí”, “làm vẻ vang dân Thiên Chúa”, “là vinh dự của Giáo hội”, “là mạch trào tuôn các ơn thiêng”.
Chúng ta có đồng cảm trước niềm hy vọng mà Giáo hội ký thác cho chúng ta?Có cảm thấy một sự khuyến khích và đòi hỏi để “những hy vọng đổ không ra vô ích”?
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội “có nhiều vấn đề”; muốn hay không, xã hội đó vẫn ảnh hưởng trên nếp sống đan tu Xitô Thánh Gia. Tầm ảnh hưởng tác động trên lối sống của chúng ta trở thành những thử thách thực sự. Chúng ta không than vãn, kêu trách hoặc đổ lỗi kết án, nhưhg, tích cực hơn, hãy là những tông đồ của niềm hy vọng : cuộc sống đan tu Xitô Thánh Gia phải là niềm hy vọng cho chúng ta, những người đang sống ơn gọi này, là niềm hy vọng chúng ta trao gởi cho xã hội hôm nay, trao cho những con người của thời đại chúng ta những gì cao quí nhất, như chính Cha Tổ Phụ đã trao ban khi ngài thiết lập đời đan tu Xitô trên quê hương Việt nam thân yêu.

 

 

 

 


 

[1] Thư của cha bề trên Đan viện Hải Đăng (Notre Dame du Phare), Nhật Bản, đề ngày 24.02.1913
[2] Thư đề ngày 18.08.1921
[3] Thư đề ngày 07.02.1920, (x. Hiến Pháp I, 165; HPII, 270).
[4] Thư đề ngày 26.03.1920
[5] Emmanuel-Triệu Chu Kim Tuyến, Hạnh Tích, tr. 210.
[6] Nguyễn Thúc, Thơ Nôm Phước Môn, Tái bản lần 2, 1977, tr. 58.
[7] Ưng Binh Thúc Gia Thị, “Cảnh Vật Phước Sơn” đăng trong báo Vì Chúa, số 212, ngày 01.11.1941, tr. 1941.
[8] Di ngôn, “Cám ơn Chúa đã gọi chúng tôi vào dòng”, tr.67
[9] Di ngôn, “Xiềng xích là nết xấu, ngủ mê là bỏ quên Chúa”, tr.164-166
[10] Di Ngôn, “Về ơn nghĩa”, tr. 108.
[11]Di Ngôn, “Sống kết hiệp với Chúa”, tr. 122.
[12]Di Ngôn, “Sống kết hiệp với Chúa”, tr. 124.

[13]Notice sur Notre Dame d’Annam.
[14]Di Ngôn, “Về sự yêu mến thánh giá”, tr. 157-158.
[15]Henri Le Saux, Les yeux de lumière, Nouvelle édition, O.E.I.L, Paris, 1979, pp. 61-62.
[16]Thư hồi âm lời mời tham dự lễ chúc lành của tân viện phụ Gioan Thánh Giá ngày 17.01.2009. La vie de la famille cistercienne aura une profonde influence sur l’avenir de l’Eglise au Viêt-Nam. Le témoignage du don total dans la foi, une vie de travail et de prière dans la pauvreté, sont aujourd’hui plus que jamais nécessaires pour rendre possible l’annonce de i’Evangile. Les seules paroles et le poids des structures institutionnelles ne suffiront pas à éveiller et à tenir éveillé le désir spirituel des hommes de notre temps… Je vous remercie de tout coeur de votre invitation, j’ai vraiment envie de venir pour cette célébration qui m’attire tout spécialement en cette année où nous fêtons le 350 ème anniversaire de la nomination des premiers vicaires apostoliques destinés à l’ Asie. La puissance de l’Esprit Saint s’est manifestée vraiment dans la vie de ces pauvres missionnaires venus de loin et qui ne connaissaient rien des pays dans lesquels ils arrivaient. C’est bien là le miracle et Phuc Son est un de ces grands témoignages de l’action de l’Esprit Saint dans la personne de ses humbles missionnaires. Ils ont tout simplement accepté avec confiance d’être le grain qui tombe terre. Au fond, il n’y a que cela de vrai, tout le reste est vanité.
[16]Di ngôn, “Nên thầy dòng thật”, tr.169
[17]Công đồng Vaticano II, sắc lệnh “Đức Ái Hoàn Hảo”, số 7.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp Nghi thức bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri Denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

  Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận (1980 - 1933)                     Đấng Sáng Lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia Ngày 15 - 08 - 1918 "Việc...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...