Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

Chia sẻ Chúa Nhật XXVII Thường Niên (Minh An – Phước Lý)

 
I. Theo TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXVII, THƯỜNG NIÊN, C
(Lc 17, 5- 10)
 
“SỨC MẠNH CỦA NIỀM TIN”
Đọc bài Tin Mừng Chúa Nhật XXVII hôm nay, ta nhận thấy rõ ràng có hai phần. Phần thứ nhất từ câu 5- 6 là lời cầu xin của các Tông đồ, xin Chúa Giêsu ban thêm cho họ niềm tin và Chúa Giêsu đã giáo huấn về niềm tin. Phần thứ 2 từ câu 7- 10 là những lời giáo huấn của Chúa Giêsu về sự khiêm nhường.
 
1. Ở phần thứ nhất (cc. 5-6), ta thấy các Tông đồ của Chúa Giêsu rất dễ thương. Có lẽ như các ông đã ý thức được về niềm tin yếu kém nên họ đã thật thà xin Chúa Giêsu ban thêm cho họ niềm tin: “Thưa Thầy, xin thêm niềm tin cho chúng con”. Việc các Tông đồ xin Chúa Giêsu ban thêm cho họ niềm tin là có lẽ họ đang phải đối diện với một thực trạng nào đó quan trọng nhưng đầy khó khăn nên đòi hỏi họ phải tin tưởng vào Chúa chứ không dám cậy dựa vào sức của riêng mình để tự quyết.
Thực ra, các Tông đồ của Chúa Giêsu đang gặp khó khăn về sự tha thứ cho anh em mình. Mà việc tha thứ không giới hạn cho anh em mình là một điều kiện rất khó khăn, nên đòi hỏi phải có tình yêu, sự bao dung, tính kiên nhẫn và nhất là phải có niềm tin ( x. Lc 17, 3-4). Các Tông đồ của Chúa Giêsu như ý thức được khó khăn này, nên rất cần Chúa ban thêm cho họ sức mạnh của niềm tin. Và quả thực, chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền ban thêm sức mạnh của niềm tin cho con người, vì chính Ngài là Đấng có quyền trên mọi sự mà thôi.
Như thế, ta thấy rằng, các Tông đồ ở trong bài Tin Mừng này rất dễ thương, đáng là gương sáng tốt lành cho chúng ta. Có nhiều khi, chúng ta đảm nhiệm những công việc quá sức, nhưng chúng ta vẫn cậy dựa vào sức mình mà quên đi luôn có Chúa đồng hành và trở giúp ta trong mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta hãy có thái độ khiêm tốn đến với Chúa và xin Ngài ban thêm niềm tin cho chúng ta như các tông đồ xưa.
Chính nhờ niềm tin sẽ đưa con người ta đạt đến sức mạnh phi thường “ Nếu anh em có niềm tin chỉ bằng hạt cải thôi thì dù anh em có bảo cây dâu này: hãy bật rễ lên xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (c.6).
Quả thật, niềm tin có sức mạnh phi thường, nhờ niềm tin người ta có thể làm được những việc to lớn cao cả mà bình thường người ta không thể làm được. Vì khi tin, con người ta đặt tất cả sức mạnh vào Thiên Chúa, tín thác vào Ngài nên không có gì mà Ngài không làm được cho người tin theo Ngài ( x Lc 1, 37).
Điều quan trọng hơn hết là các tông đồ của Chúa Giêsu xin thêm niềm tin, một thứ niềm tin chân thực, thuần khiết, nên cho dù niềm tin đó chỉ cần bé như hạt cải thôi cũng đủ để thực hiện được những điều kỳ diệu. Hay nói khác đi, chính Thiên Chúa mới là tác nhân thực hiện cho người có niềm tin những kỳ công vĩ đại mà con người ta không thể ngờ tới. Ước mong cho mỗi người noi gương các tông đồ xin Chúa ban thêm cho niềm tin, để nhờ niềm tin chân thực đó, Thiên Chúa sẽ làm những điều kỳ diệu trong cuộc đời.
 
2. Ở phần thứ 2 (cc 7- 10) Là Giáo huấn của Chúa Giêsu về sự khiêm nhường.
“ Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm những việc bổn phận đấy thôi” (c. 10).
Điều sai lầm lớn lao nhất của con người là toan tính với Thiên Chúa, hay có những yêu sách để đòi hỏi Chúa trả công, trả ơn cho xứng với những công việc của mình đã làm. Thiên Chúa không phải là một Thiên Chúa hay so đo tính tóan, hơn thua, nhưng là một Thiên Chúa tình thương. Người làm giờ thứ nhất và người làm giờ thứ 11 được Chúa trả công theo lượng từ bi và lòng yêu thương của Ngài (x Mt 20, 1-16). Thiên Chúa luôn yêu thương con người và trân trọng mỗi nỗ lực của họ, nhưng Ngài đồng thời cũng tuyệt đối tự do trong tư cách là Thiên Chúa, nên Ngài không thể hành xử theo yêu sách của con người.
Con người luôn ý thức những côn gviệc mình làm, những ơn huệ mình đón nhận là do Chúa ban, nên cần sự khiêm tốn để thấy được giá trị ơn ban của Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu là mẫu gương của sự khiêm hạ khi Ngài khẳng định: “ Hãy học nơi Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng” ( Mt 11, 29). Thánh Phaolô cũng đã chứng nhận sự khiêm nhường thẳm sâu của Chúa Giêsu: “ Đức Giêsu vốn là Thiên Chúa, nhưng đã trút bỏ ngài vàng, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” ( x.Pl 2, 6- 11).
Đem ra lời giáo huấn về sự khiêm nhường, Chúa Giêsu muốn dạy con người ta luôn ý thức mình chỉ là những tôi tớ hèn mọn, và cũng chỉ làm tròn những việc bổn phận được giao, chứ chẳng có gì to lớn, vĩ đại để mà khoe khoang. Con người ta chỉ làm được những việc vĩ đại là do niềm tin và tình yêu vào Thiên Chúa, và chính Thiên Chúa thực hiện những điều vĩ đại đó. Do vậy, phải tự biết khiêm nhường thẳm sâu để thấy được giá trị ân ban của Thiên Chúa, và đón nhận ân ban đó trong tình yêu thương của Ngài. Đồng thời, cũng luôn ý thức rằng: “ chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm những việc bổn phận đấy thôi”.
 
 
 
II. Theo LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI.
(Lc 1, 26- 38)
 
Hôm nay, Chúa Nhật XXVII, Thường Niên, Giáo Hội Việt Nam cho chúng ta mừng kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi, nghĩa là: Nhằm nhắc chúng ta nhớ thêm một tước hiệu cao cả mà Đức Maria được đón nhận; Mẹ Mân Côi. Nhờ chuỗi mân côi, Giáo Hội và nhiều tín hữu đã vượt thắng nhiều gian nan khốn khó. Nhất là cuộc thánh chiến vào ngày 7-10-1571, vua Hồi Giáo mang đại quân hướng về La Mã và thề hứa sẽ biến đền thờ Thánh Phêrô thành một chuồng ngựa. Đạo binh Công giáo đã ra nghênh chiến trong khi ở hậu phương giáo dân lần chuỗi Mân Côi cầu xin với Đức Mẹ, và Mẹ đã ra tay cứu giúp nên phần thắng thuộc về Giáo Hội Công Giáo lúc đó. Quả là Kinh Mân Côi rất quan trọng. Trong ngày mừng kính trọng thể Mẹ Mân Côi hôm nay, xin chia sẻ ba suy tư về kinh Mân Côi sau đây:
 
 
1. Kinh Mân Côi, là dấu chỉ để Chúa thực hiện chương trình cứu chuộc qua lời đáp “Xin Vâng” của Đức Maria.
Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, thánh sử Luca thuật lại câu chuyện truyền tin của sứ thần Gapriel cho thiếu nữ Maria biết về chương trình của Thiên Chúa và cô Maria đã gật đầu đáp tiếng xin vâng: “Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. “Xin Vâng” là tiếng nói của một tâm hồn rộng mở vốn đã quen tìm trong suy niệm tiếng nói muôn thuở của Thiên Chúa mà Đức Maria đang thực hiện. “Xin Vâng” là tiếng vắn gọn như phản ứng xuất thần, mà thực ra là cả một tiến trình đòi hỏi sự hy sinh chính bản thân mình để đánh đổi, vì ngày từ đầu Mẹ Maria đã quyết chí sống độc thân hiến dâng thân mình cho Thiên Chúa, sống trọn đời đồng trinh, không lấy chồng, cũng không sinh con. “Xin Vâng” là tiếng một lần dâng lên sẽ không bao giờ rút lại, một lần đoan hứa sẽ có giá trị suốt đời, một lần cúi đầu đáp tiếng “ Xin Vâng” là Mẹ sẽ phải cúi đầu chấp nhận tất cả, cho dù đó là bất trắc của ngày Giáng Sinh Con Thiên Chúa hay là lưỡi gươm của ngày Dâng Con vào Đền Thờ hoặc là cay đắng nghiệt ngã hơn trong buổi chiều Tử Nạn trên đồi Gôngôtha của Con Mẹ. “Xin Vâng” là tiếng hiền hòa của người khiêm nhường, chỉ dám nhận mình là tôi tớ, nhưng lại là tiếng vinh quang đưa người khiêm nhường ấy bước lên thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa thực hiện những điều sứ thần vừa truyền” Như thế, rõ ràng tiếng “Xin Vâng” đã thay đổi phận đời của Đức Maria, và cũng đã biến đổi cả trần gian, vì nhờ tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Maria, Chúa đã thực hiện chương trình cứu độ của Ngài, và nhân loại được biến đổi trong ân sủng, trong sự giải thóat khỏi tội lỗi.
 
2. Kinh Mân côi là lời ca ngợi Đức Maria qua lời chào của sứ thần Gapriel: “Kính chào bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà”.
Lời thiên sứ truyền tin ngày xưa đó đã được đưa vào phần đầu của Kinh Kính Mừng mà chúng ta đọc mỗi ngày, như muốn làm nổi bật lên sáng kiến của Thiên Chúa đã thương chuẩn bị Mẹ Maria ngay từ thuở ban sơ cho mầu nhiệm Con Chúa làm người. Điều này thật quan trọng và chính yếu biết bao.Với lời thưa “Xin vâng” thật đơn sơ Đức Maria đã trở thành Mẹ của Đấng Cứu Thế, và trở nên người đầy ân phúc. Đầy ân phúc không chỉ vì Chúa đã chọn Mẹ, nhưng còn vì Mẹ đã luôn chọn đứng về phía Chúa, lấy ý Chúa làm ý mình, luôn cố gắng để chương trình của Chúa thành hiện thực. Mẹ đẹp lòng Chúa không vì những thành đạt vĩ đại, mà chỉ đơn giản là “Xin Vâng” với tất cả sự bé mọn của kiếp làm người mà Mẹ được Chúa ban. Nhờ đó, Mẹ trở nên mẫu gương cho những tâm hồn thành tâm kiếm tìm, lắng nghe và thực thi hòan tòan Thánh Ý của Thiên Chúa. “Kính chào Bà đầy ơn phúc”, một lời chào đầy trân trọng, đầy yêu mến, nhưng cũng tràn đây niềm vui cho người cất lời chào. Vì người chào cũng đã ý thức rõ được đó là “Bà Chúa”, bà Mẹ của Chúa, bà có Chúa ở cùng, bà dư đầy ơn phúc, bà cao cả hơn hết mọi người phụ nữ ở trần gian…Như thế, Lời chào đầy trân trọng của sứ thần Gapriel dành cho Mẹ Maria quả là rất xứng đáng.
 
3. Kinh Mân côi là lời cầu xin tha thiết của nhân loại qua trung gian Mẹ Maria: “ Thánh Maria Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ tội lỗi, khi này và trong giờ lâm tử”.
Phần sau của Kinh Kính Mừng là lời cầu nguyện rất tâm tình của nhân loại dâng lên Mẹ Maria. Nếu phần trước là lời kính mừng Đức Mẹ Chiến Thắng trên chính phận mình để trở nên “Đức Mẹ Chúa Trời”, thì phần sau là lời kính mừng Đức Mẹ Chiến Thắng trên mỗi phận người tín hữu, qua mẫu gương trinh trong thánh đức. Do đó, danh hiệu “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời” chính là lời kính mừng trang trọng và cao quý mà Giáo Hội dành cho Đức Maria. Và con cái đến với Thánh Danh Maria để xin Mẹ chuyển cầu những ơn nghĩa cần thiết cho cá nhân, cho gia đình, cho Giáo Hội, cho xã hội, cho bạn bè…là những nhu cầu thiết thực biết bao, vì Mẹ là Đấng trung gian mà chưa ai chạy đến với Mẹ lại phải về không. Lời “cầu cho chúng con là kẻ có tội” dâng lên Mẹ quả là cả một tình mẫu tử thiêng liêng to lớn. Là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ có dư thánh đức để mà chiến thắng tội lỗi, nhưng là Mẹ Giáo Hội, Mẹ vẫn liên hệ với đời tín hữu như là phần đời của Mẹ. Nếu tín hữu nhận mình là kẻ có tội mà vẫn dám cầu xin “Thánh Maria”, và nếu ngước trông lên Mẹ thánh đức mà vẫn không ngại trình bày cuộc đời tội lụy, thì đó là vì đã tín nhiệm và cậy trông vào tấm lòng bao dung của người Mẹ.
Vậy nên,trong ngày mừng kính trọng thể Mẹ Mân Côi hôm nay, mỗi người trong chúng ta hướng nhìn lên Mẹ Maria, để noi theo Mẹ, đáp lời Xin Vâng theo thánh Ý Chúa, là biết lắng nghe và tuân hành thánh ý Chúa, để như Mẹ, chúng ta vượt qua được những gian nan, thách đố, những lo âu, khắc khoải của dòng đời, để sống thánh thiện, sống tươi vui và tử tế với nhau hơn trong đời sống và sứ vụ của mình. Muốn được như vậy, chúng ta hãy đến với Mẹ, hãy cầu xin với Mẹ qua việc siêng năng lần chuỗi Mân Côi để cải thiện đời sống và xây dựng Nước trời ngay hiện tại và trong tương lai. Amen.
 
Minh An

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...