Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHIỀU KÍCH GIÁO HỘI- Cung hiến Thánh đường Lateranô-thứ Ba 09/11 -VP Duyên Thập Tự

TN-221-LR-cung hiến thánh đường Lateranô-thứ Ba 09/11

CHIỀU KÍCH GIÁO HỘI
(1Co 3,9c-11.16-17 / Ga 2,13-22)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm nay chúng ta mừng lễ kính cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô. Đây là vương cung thánh đường của giáo phận Rô-ma mà Đức Thánh Cha là giám mục của giáo phận. Thánh đường La-tê-ra-nô được đặt tên đầu tiên là thánh đường Chúa Cứu Thế và hai thánh Gio-an Tẩy Giả và thánh Gio-an Tông Đồ. Hiện tại thánh đường này mang tên là đại thánh đường thánh Gio-an La-tê-ra-nô. Thánh Gio-an đây là thánh Gio-an Tẩy Giả. Đại thánh đường này là “mẹ và thủ lãnh của các thánh đường tại Rô-ma và toàn thế giới”. Chính vì thế mà có lễ kính này.
Mừng kính ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường này, tôi muốn nêu lên một cách ngắn gọn CHIỀU KÍCH GIÁO HỘI trong một số hoạt động của chúng ta với tư cách cộng đoàn hay cá nhân, để chúng ta ý thức hơn và sống nhiệt tâm hơn với ơn gọi Ki-tô hữu.

1. CHIỀU KÍCH GIÁO HỘI TRONG CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
Khi chúng ta cử hành phụng vụ, dâng thánh lễ, cử hành các bí tích hay cầu nguyện chung với cộng đoàn – cộng đoàn giáo xứ hay trong gia đình – hoặc cá nhân, chúng ta được mời gọi sống mầu nhiệm hiệp thông với toàn thể Dân Chúa là Giáo Hội. Những kiểu nói “nhân danh Giáo Hội”, “cùng với Giáo Hội”, “thay mặt Giáo Hội”, là những diễn tả rất đẹp của mối hiệp thông sâu xa đó. Chúng ta, dù cầu nguyện một mình, nhưng không bao giờ đơn độc, vì chúng ta đang sống mầu nhiệm cầu nguyện của chính Giáo Hội.
Khi chúng ta đến Nhà Cha – nghĩa là đến các thánh đường – chúng ta đi vào trong chính Giáo Hội, vì Giáo Hội là hình ảnh của Nhà Cha nơi trần gian này. Nơi đó, Thiên Chúa Ba Ngôi đang hiện diện và Giáo Hội đang hiện diện. Như vậy, khi cầu nguyện là chúng ta đi vào bầu trời của Thiên Chúa, khung trời của Giáo Hội. Đây là bầu trời và khung trời TÌNH YÊU. Vì cầu nguyện là gì nếu không phải là cuộc gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa trong lòng Giáo Hội.
Khi cử hành phụng vụ, chúng ta sống cầu nguyện, một sự cầu nguyện mang tính phổ quát, mang chiều kích Giáo Hội; trong đó, chúng ta không chỉ dừng lại tâm tình và những vấn đề bản thân mà mở rộng cho tất cả các chi thể của Giáo Hội, những chỉ thể đang hân hoan phấn khởi, những chỉ thể đang buồn sầu thất vọng, những chi thể thánh thiện cũng như những chi thể tội lỗi, những chi thể đang sống lời tạ ơn chúc tụng Chúa hoặc các chi thể đang cầu xin lượng Chúa hải hà thứ tha tội lỗi… Khi chúng ta sống chiều kích Giáo Hội, trái tim chúng ta được cơi nới rộng mở. Và cũng trong lúc cầu nguyện đó, Giáo Hội, qua chúng ta, ôm lấy toàn thể thế giới và những vấn đề của xã hội.
Như vậy, thật là tốt và đẹp nếu chúng ta ý thức và sống chiều kích Giáo Hội trong cử hành phụng vụ, nghĩa là trong cầu nguyện. Ngày lễ kính kỷ niệm cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô mời gọi chúng ta sống mạnh hơn, sâu hơn, chiều kích Giáo Hội phổ quát này.

2. CHIỀU KÍCH GIÁO HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG HUYỀN THỂ CHÚA KI-TÔ
Giáo Hội được nhìn với những hình ảnh thật đẹp: “Dân Thiên Chúa”, “gia đình của Thiên Chúa”, “đoàn chiên của Thiên Chúa”, “thân thể Chúa Ki-tô”, “đền thờ của Thiên Chúa”, “thánh đô của Thiên Chúa”… Những hình ảnh sống động đó diễn tả sự liên kết và sự hiệp thông sự sống của các chi thể với sự sống của Thiên Chúa và với nhau. Giáo Hội không là Đức Giáo Hoàng hay phẩm trật – dù mang những yếu tố này; Giáo Hội là toàn thể các Ki-tô hữu, là thân thể gồm tất cả các chi thể.
Ý thức được điều đó, mỗi chúng ta nhiệt tâm trong việc xây dựng Giáo Hội, vì Giáo Hội không của riêng ai, mà là chung cho mọi người, mọi Ki-tô hữu. Nhưng xây dựng bằng cách nào đây?
Trước hết, cách xây dựng tốt đẹp và kiến hiệu nhất, đó là mỗi chúng ta sống xứng đáng với ơn gọi Thiên Chúa ban cho, nghĩa là sống trọn đầy sự thánh hiến trong bí tích thánh tẩy. Mỗi chi thể trong thân thể Chúa Ki-tô là Giáo Hội có chỗ đứng của mình. Mỗi Ki-tô hữu như là viên đá sống động xây nên ngôi đền thánh của Thiên Chúa.
Tiếp đến, chúng ta xây dựng Giáo Hội với đoàn sủng của mình. Đó là đoàn sủng độc đáo của giáo dân, đó là đoàn sủng của đời thánh hiến tu trì, đó là ơn gọi giáo sỹ. Tất cả đều có đoàn sủng. Và mỗi bậc sống đều có đặc sủng riêng. Chúng ta được mời gọi để xây dựng Giáo Hội bằng đoàn sủng và đặc sủng của ơn gọi riêng của mình.
Và chúng ta đều được mời gọi – hay đúng hơn được tinh yêu Chúa Ki-tô thúc bách – để mở rộng Giáo Hội Chúa, bằng cách làm cho “đoàn Dân Chúa ngày thêm đông và thánh thiện”. Sứ vụ truyền giáo đi liền với ơn gọi Ki-tô hữu của chúng ta, và được thực hiện một cách cụ thể trong hoàn cảnh sống của mỗi người.
Hôm nay mừng lễ cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô, chúng ta được mời gọi ý thức và sống mạnh, sâu, hơn nữa chiều kích Giáo Hội trong việc xây dựng Giáo Hội. Hãy dấn thân nhập cuộc, chứ đừng đứng ngoài để chỉ trích lên án Giáo Hội. Giáo Hội là người mẹ muốn sinh ra nhiều con cái hơn cho Chúa, và đó phải là thao thức của chúng ta.

3. CHIỀU KÍCH GIÁO HỘI TRONG ƠN GỌI NÊN THÁNH
Chiều kích Giáo Hội còn được sống, đó là sự thánh thiện của các chi thể của Giáo Hội. Ơn gọi nên thánh là ơn gọi phổ quát, nghĩa là mọi Ki-tô hữu được mời gọi sống thánh thiện. Thánh thiện là của chung của tất cả, chứ không phải độc quyền của ai, của riêng bậc sống nào. Nhưng sống sự thánh thiện cách nào đây để diễn tả chiều kích Giáo Hội?
Trước hết, chúng ta ý thức rằng dù ơn gọi nên thánh là chung cho mọi Ki-tô hữu, nhưng cách sống hoặc nếp sống cần được thể hiện khác nhau. Một giáo dân có gia đình không thể sống như một tu sĩ sống các lời khuyên Phúc Âm. Một tu sĩ hoạt động không có cùng khung cảnh sống như một đan sĩ chiêm niệm hoàn toàn cô tịch. Chính nếp sống cụ thể là nơi diễn tả sự phong phú của Giáo Hội.
Tiếp đến, sống thánh thiện mang chiều kích Giáo Hội, đó là, qua cuộc sống cụ thể của mình, diễn tả chính sự thánh thiện của Giáo Hội. Chúng ta không có sự thánh thiện tách biệt hay ly tán. Sự thánh thiện mang chiều kích Giáo Hội luôn mang tính hiệp thông. Và nếu mang tính hiệp thông, thì cũng mang tính mở rộng, đón nhận. Loại trừ, lên án, là những biểu hiện của lòng kiêu ngạo; mà kiêu ngạo thì không bao giờ là thánh thiện. Sự thánh thiện được xây dựng trên lòng khiêm hạ, lòng tốt dành cho nhau. Đó cũng là niềm tin vào thiện chí và tương lai của những người anh chị em “đang có vấn đề”.
Và chúng ta cũng nhận ra rằng nên thánh là ơn phúc của Thiên Chúa Cha, là tác động thánh hoá của Chúa Thánh Thần, để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô. Nơi đâu có Thiên Chúa Ba Ngôi, thì cũng có Giáo Hội. Giáo Hội là trung gian của Thiên Chúa Ba Ngôi để ban phát những ơn thiêng và mọi ơn phúc cần thiét để Ki-tô hữu, để chúng ta, tiến trên con đường thánh thiện. Không có Giáo Hội, chúng ta không thể nên thánh được. Sự thánh thiện của chúng ta luôn trong mối liên hệ mật thiết – và có thể nói liên hệ vận mệnh – với Giáo Hội. Nếu chúng ta có Thiên Chúa là Cha, thì chúng ta cũng có Giáo là Mẹ. Nơi Giáo Hội, chúng ta sống mầu nhiệm hiệp thông với Các Thánh, với các anh chị em chúng ta đã qua đời mà đang được thanh luyện. Đó là sự thánh thiện mang tính Giáo Hội, mang chiều kích Giáo Hội.
Hôm nay mừng lễ kính ngày cung hiến thánh đường Gio-an La-tê-ra-nô, thánh đường mẹ của toàn thể các thánh đường trên thế giới, chúng ta như đang trên con đường dẫn về Đền Thánh Giê-ru-sa-lem trên trời là Giáo Hội vinh quang, là Hiền Thê tinh tuyền của Chúa Ki-tô. Để đạt đến đó, chúng ta hãy là những chi thể nhiệt tâm xây dựng Giáo Hội trở thành Đoàn Chiên của Chúa, nơi mọi người được sống dồi dào sự sống của Chúa và tình yêu thương dành cho nhau. Đẹp lắm thay Giáo Hội của Chúa. Đẹp lắm thay Người Mẹ của chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...