Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chờ Đợi Trong Yêu Thương

Chờ Đợi Trong Yêu Thương

Các nước Châu Á, phần lớn là các nước nông nghiệp, những hình ảnh cây lúa, cấy cỏ… là rất quen thuộc. Mượn những hình ảnh đó Đức Giê-su kể những dụ ngôn để giảng dạy. Tuy nhiên, theo Noel Quensson, “dụ ngôn” dịch từ “mâchâl” của tiếng Do Thái, có nghĩa là “một chuyện kể tượng trưng dùng để làm cho người ta khám phá một ý nghĩ ẩn dấu”. Cho nên để hiểu dụ ngôn,  chúng ta cần có những hiểu biết cần thiết về những hình ảnh, ngữ cảnh, cũng như văn hóa …

Cỏ lùng (zizania): Đây là một loại cỏ ăn bám, độc hại. Khắp vùng Trung Đông đầy những loại cỏ này. Nó bị coi là một dạng thoái hóa, biến chất của lúa mì. Trong thân nó, có một thứ nấm thường tiết ra chất độc. [1] Vì thế chủ ruộng không thể gieo cỏ lùng vào ruộng của mình. Thế mà các đầy tớ vẫn hỏi một câu rất thừa: Thưa ông, không phải ông đã gieo lúa tốt trong ruộng ông sao?(Mt 8, 27). Câu hỏi rất thừa, nhưng nó song hành với con người. Trước sự dữ, con người vẫn thường hỏi những câu rất thừa như: Thiên Chúa có phải là tác giả của sự dữ hay không? Thiên Chúa là Đấng tốt lành vậy sự dữ phát xuất từ đâu? Chắc chắn, Thiên Chúa không thể là tác giả, sự dữ không thể đến từ Ngài. Vì Thiên Chúa là Đấng Là, luôn là tốt, là thiện và cũng không thể mâu thuẫn với chính Ngài. Nhưng dụ ngôn trả lời cho chúng ta: “Khi mọi người đang ngủ, kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất” (Mt8,25). Và rồi lúa và cỏ cùng mọc lên.

Trước cảnh chẳng lành, cũng không thể tránh khỏi (cỏ lùng lẫn lộn với lúa) các đầy tớ nói: Vậy ông có muốn chúng tôi đi gom lại không?” (Mt 8, 28). Mặc dầu ông chủ biết rất rõ kẻ thù là kẻ lén lút gieo cỏ lùng vào ruộng, nhưng ông lại trả lời cách rất bất ngờ: “Cứ để cả hai cùng mọc lên cho tới mùa gặt”(Mt 8,30). Như thế, dụ ngôn không nhắm đến cách làm ruộng thông thường, nhưng nhắm về cách thức làm việc của Thiên Chúa – kiên nhẫn và đầy lòng thương xót. Mọi chuyện sẽ sáng tỏ trong ngày sau hết. Ngày đó không phải các đầy tớ, nhưng các thợ gặt (các thiên thần) đi gom cỏ lùng mà đốt.

Trước sự kiên nhẫn đầy bất ngờ và lòng thương xót đầy khó hiểu của Thiên Chúa, lời đề nghị của các đầy tớ cũng nói lên sự giày vò trong lòng của các tôi tớ Thiên Chúa, như Giêrêmia, Giop… Gioan tẩy giả cũng giới thiệu Đấng Mêsia đến sẽ làm việc quyết liệt: như rìu đã đặt sẵn dưới gốc cây (x.  Mt 3, 10), như nia đã sẵn sàng để rê lúa ( x. Mt 3,11)…Hình ảnh của những người đầy tớ cũng phản ánh rất rõ tâm thức thanh trừng của những con người ngày nay.

Các ngôn sứ, những người tôi tớ của Thiên Chúa đòi hỏi một sự công bằng, hay đòi Thiên Chúa xét xử, điều đó chúng ta có thể chấp nhân được. Vì các ngài thực sự nhiệt tâm với Thiên Chúa. Nhưng đối với con người ngày nay, đó lại là thái độ thiếu kiên nhẫn, không thương xót, đôi khi là mánh khóe để thanh trừng lẫn nhau.

Dẫu biết rằng trong mỗi con người đều có mầm mống của cỏ lùng là những nết xấu, giữa lòng thế giới xấu tốt lẫn lộn, nhưng con người dễ đi đến kiêu ngạo cho mình là những thẩm phán để kết tội anh em của mình. Giữa những lúc tranh tối tranh sáng, xấu tốt còn lẫn lộn, chúng ta cũng rất khó để phân biệt ai tốt ai xấu, nhưng chúng ta thường thích tạo ra những nhóm người ưu tuyển theo tiêu chuẩn cục bộ, những người được xem là tốt theo cái nhìn riêng của ta để rồi lên án, thanh trừng những người khác. Tồi tệ hơn, chúng ta lắm lúc lợi dụng đức ái để lỗi đức ái, như việc lợi dụng việc góp ý để tố giác, chặt chém người anh em trong cộng đoàn… Tất cả những điều đó nói lên cách thức làm việc thiếu kiên nhẫn của con người. Nhưng Thiên Chúa hành động thể khác.

Xét về phương diện thực vật, cỏ lùng không thể biến thành lúa mì được. Nhưng về phương diện con người, người xấu có thể biến thành người tốt và ngược lại. Như thế thật có lý khi nói Thiên Chúa đầy lòng thương xót khi để cả người tốt và người xấu cùng chung sống cho tới ngày chung phán. Thiên Chúa đều cho mỗi người có hội để trở nên tốt lành, sinh hoa trái. Thiên Chúa không bức ép, nhưng chờ đợi một sự thay đổi trong kiên nhẫn và tiệm tiến.

Khởi đi từ sự nhỏ bé, với tình trạng ẩn dấu, nhưng phát triển cách tiệm tiến cho đến kết quả bất ngờ, đó chính là hình ảnh Nước Trời. Đức Giêsu đã ví Nước Trời như hạt cải gieo xuống cánh đồng, Ngài mời độc giả quan tâm đến sự tương phản. Lúc khởi đầu nó là một hạt rất nhỏ, nhưng kết thúc là một cây to. Cũng vậy tình trạng ẩn dấu của nắm men trong ba thúng bột, Ngài cũng mời gọi độc giả quan tâm đến sự tương phản. Khởi đầu chỉ là một nắm men nhỏ chẳng ai để ý tới, nhưng kết thúc là cả một khối bột dậy men.

Tất cả những hình ảnh tượng trưng (hạt cải, nắm men) đưa chúng ta đến ý nghĩa tượng trung về Nước Trời. Nước Trời khỏi đi từ những tình trạng nhỏ bé, khiêm tốn; nhưng kết quả đầy sức thuyết phục. Nắm men vùi trong thúng bột gợi lên tình trạng ẩn dấu của chân lý,  và Hội thánh có nhiệm vụ vén mở cho thế gian biết chân lý đó.

Cả ba dụ ngôn: Cỏ lùng trong lúa, hạt cải, nắm men trong bột đều nói lên cách thức làm việc, hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nhận thấy Thiên Chúa trong tình trạng ẩn mình, Ngài không can thiệp cách rõ ràng hiển nhiên. Ngài biến mất hoàn toàn đàng sau những thế lực đang thống trị thế giới. Tình trạng này là một thách đố cho đức tin của chúng ta. Điều này cũng đúng cho Đức Giêsu, Ngài nhập thể, đến trong thế gian cách âm thầm khiêm nhu.

Do bản tính, chúng ta hướng về sự to lớn, sức mạnh, sự hào nhoáng, sự hiển nhiên, chúng ta thiếu kiên nhẫn và sự chờ đợi. Cho nên các giáo huẩn của Đức Giêsu giúp chúng ta xem lại cách suy tưởng và cách xử sự. Giữa cuộc sống xấu tốt lẫn lộn, không rõ ràng, nhưng con người có khả năng thay đổi, Thiên Chúa mời gọi mỗi người chờ đợi trong yêu thương.

 Ân Tâm – Cộng Đoàn Phước Vĩnh

 

 

 

[1] Chú giải của Linh mục Vũ Phan Long, Ofm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...