Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

CHỌN PHẦN HƠN CHO MÌNH (Bài suy niệm Thứ 7 tuần XXX TN) – Mai Thi

 

CHỌN PHẦN HƠN CHO MÌNH

(Bài suy niệm Thứ 7 tuần XXX TN)

 

Là người Việt Nam, chúng ta khá quen với câu tục ngữ “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”.

Sở dĩ ngày nay chúng ta có được những lời khuyên, những hướng dẫn, những khuyến cáo hay phương châm thiết thực cho cuộc sống như câu tục ngữ vừa nhắc tới trên đây là vì ngay từ thời xa xưa cha ông chúng ta vốn coi trọng danh thơm tiếng tốt, cẩn trọng gìn giữ phẩm giá của mình đối với người khác, tạo uy tín đối với cộng đồng hay xã hội. Tuy nhiên vì có thể do quá coi trọng danh dự, tham lam và háo danh nên rất nhiều người, có thể là bản thân chúng ta cũng thường mắc phải những thứ bệnh mà hệ lụy đáng tiếc nếu không muốn nói là đáng trách. Ai trong chúng ta cũng không thích hay tìm cách tránh né những người mắc bệnh sĩ diện: thích được thể hiện mình trước đám đông, khát khao tìm kiếm danh dự, vui thích được tôn trọng, muốn hơn người bằng nhiều thủ đoạn tiểu nhân…..

Tôn trọng mình và được người khác tôn trọng mình là điều chính đáng vì “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; tuy nhiên nhược điểm của con người từ bao đời nay vẫn là nỗi lo là sợ quá mức rằng mình không được chỗ tốt, sợ bị thua thiệt giữa anh em, buồn tủi và cảm thấy nhục nhã khi người khác trổi vượt hơn mình. Chọn phần hơn cho mình, thích được hơn người, thích háo danh, tìm cho được chỗ đứng mà thực tế mình đạt được là biểu hiện của mối tội đầu thứ nhất: kiêu ngạo.

Kiêu ngạo được biết đến khi ai đó tìm mọi cách qui hướng về mình, lo lắng đến bệnh hoạn vì người khác hơn mình và tìm mọi cách để nhận phần danh dự cho mình… Chính vì đặt ra mục tiêu cuộc sống như vậy nên hình thành nơi họ một thói xấu đáng trách: tìm kiếm một thứ hư danh hão huyền, mau qua chóng hết. Đây cũng sứ điệp Chúa Giêsu muốn chúng ta quan tâm sửa đổi ngang qua bài Tin mừng ngày hôm nay (Mt 14, 1.7-11).

Nhìn vào thực tế cuộc sống bản thân mỗi người chúng ta, ai cũng công nhận mình dễ bị mắc bệnh háo danh, bị triền miền cám dỗ sống tự phụ. Thói thích phô trương, kiểu sống giả hình, ưa đặt nặng vấn đề khen chê, tìm vinh dự cho mình,… là chọn lựa thông thường của hầu hết mọi người. Hình ảnh các khách mời đến nhà ông thủ lãnh nhóm Pharisêu dự tiệc được Chúa Giêsu quan sát thấy và lên tiếng chỉ trích là một ví dụ điển hình. Chúa Giêsu nhìn thấy có nhiều khách mời tranh giành chỗ ngồi cỗ nhất vì đối với họ: “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”.

Mọi người cứ lo chọn phần hơn cho mình nên sẽ cảm thấy rất xa lạ với sự tế nhị, nhường nhịn, khiêm tốn, hy sinh, xả kỷ…vv. Tinh thần của Chúa Giêsu bị lạc lõng vì không ai muốn xóa mình đi, không ai muốn chọn những gì ít có lợi cho mình, không ai dám trở nên ngu dại trước mặt thiên hạ. Chúa Giêsu dạy chúng ta sống khác, chọn lựa ngược lại với thói thường của những kẻ được thế gian ca ngợi là khôn ngoan: cần “biết người biết ta”.

Vì ai ai cũng mong muốn được thành công, đạt được những kết quả tốt đẹp, được nhiều người trọng vọng, được giàu có, thế lực, đứng trên hoặc đứng trước người khác… cho nên mới nảy sinh những cuộc xung đột triền miên, gây bao hậu quả nghiệt ngã cho người đồng loại. Thói thích đánh bóng, tô vẽ, khoe khoang những gì mình không có hoặc gỉa đóng kịch, phóng đại một vài khả năng của mình để lòe thiên hạ, tất cả đều là những thứ rẻ tiền, đáng bị lên án.

Chúa Giêsu không chỉ khuyến cáo người ta quan tâm đến lãnh vực nhân bản, hành xử tế nhị với nhau mà cách sống đó phải đạt tiến mức cao hơn: nhân đức. Tự khiêm tự hạ, xóa mình đi, đặt mình ở vị trí cuối rốt thì sẽ được nâng lên. Lời Chúa Giêsu đã hứa: sẽ được phần thưởng sau, được vinh dự hơn khi đặt đúng vị trí của mình: ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên (Mt 14, 11 ). Tiêu chuẩn Chúa Giêsu đưa ra không nhằm chỉ dạy một cách xử thế khéo léo để được người khác ngợi khen mà Người muốn dạy chúng ta hãy thành thật với chính mình: mình như thế nào, giá trị ra sao thì hãy chấp nhận như thế, không hơn không kém.

Đức Giêsu chẳng những yêu thích sự khiêm nhường mà còn dạy chúng ta và làm gương cho chúng ta về điều này. Những chọn lựa của Người đều ngược với sự chọn lựa của thế gian. Thánh Martinô mà Giáo hội mừng kính hôm nay đã sống giáo huấn của Chúa Giêsu cách trọn vẹn. Ngài tự xưng mình là “người nô lệ hèn mọn” qua đời sống nhỏ bé, đơn hèn, khiêm nhượng. Mỗi Kitô hữu chúng ta cũng hãy chọn phần tốt nhất như Chúa Giêsu dạy. Để có thể học tập, sống tinh thần Chúa Giêsu dạy và tập luyện nhân đức quan trọng đó noi gương thánh Martinô, xin mượn lời cầu nguyện dưới đây để chúng ta cùng cầu nguyện với nhau và cho nhau:

“Giữa những ồn ào của đám đông,

Giữa những sôi nổi của thành công

Và ê chề của thất bại,

Xin dành một cõi rất riêng cho Giêsu.

Giữa những đam mê quay cuồng,

Giữa những khát khao thèm muốn

Và những trói buộc của sợ hãi, âu lo,

Xin giữ một cõi rất riêng cho Giêsu.

Giữa lúc bị cuộc đời từ khước,

Giữa lúc bơ vơ đi trong đêm mênh mông,

Chẳng có ai để cậy dựa,

Xin trở về với cõi riêng bên Giêsu,

Để một mình ở đó,

Trầm lắng và bình an”.

(x. Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ – Rabbouni, số 35).

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 : Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 : “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 : “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35: Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36: Nhân chứng giữa đời

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36 Nhân Chứng Giữa Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ anh...

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3,16-21: Thiên Chúa vẫn mãi yêu thế gian

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3, 16-21 Thiên Chúa Vẫn Mãi Yêu Thế Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để cảm nghiệm được tình yêu...

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15: Kitô hữu sống Tin Mừng

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15 Kitô Hữu Sống Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng...

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 : Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Các con hãy đi...

Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12: Làm chứng cho Chúa như thế nào?

 Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12 Làm chứng cho Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để có thể biết lời làm...