Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÚA CỨU CHỮA NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA CHÚNG TA

CHÚA CỨU CHỮA NHỮNG KHUYẾT TẬT
CỦA CHÚNG TA

(Is 35,4-7a); (Gc 2,1-5); (Mc 7,31-37)

Anh Mai Thi -PV

              Lưỡi và tai là hai giác quan và cũng là hai cơ quan truyền thông của con người. Nó là cánh cửa mở tâm hồn mình ra thông giao với thế giới bên ngoài. Kẻ “câm và điếc” hoàn toàn bị tước đoạt hai phương tiện cần thiết này. Lưỡi họ như bị một sợi dây vô hình trói buộc, tai họ dường như có một cánh cửa khóa chặt. Họ không hiểu được ai và cũng chẳng ai hiểu được họ. Có thể nói, họ bị tách khỏi thế giới bên ngoài. Bởi phải nghe mới hiểu được người khác; phải nói ra thì người khác mới hiểu. Không nghe không nói cũng giống như đóng kín cánh cửa chia sẻ cảm thông. Mình không hiểu người mà người cũng không hiểu mình. Sống bên nhau mà không hiểu nhau thì thật đáng buồn và đáng sợ. Bản thân có kinh nghiệm này cách sâu sắc: thờ gian đầu sống ở nước ngoài, mình trở thành người điếc và ngọng. Không rành tiếng nên ngọng nghiụ, nói chẳng nên lời, thành ra không làm sao cho người ta hiểu được mình. Ngược lại khi người ta nói gì mình cũng chẳng hiểu, thật có tai mà như điếc, có miệng mà như câm. Có lần đang trong bàn ăn, một bạn hỏi: Are you a Deacons? Nghe đến lần thứ tư vẫn không hiểu. Buộc phải nhờ thông dịch, biết được nghĩa rồi vừa quê vừa bực – nói thầm ‘tao đếch cần’ muốn bỏ về tức khắc…

         Nếu mới chỉ điếc và ngọng thể lý mà đã đáng buồn và đáng sợ như thế, thì điếc và ngọng tâm lý, tâm linh còn đáng buồn và đáng sợ gấp bội.

         Hôm nay, Đức Giêsu chữa cho một người câm điếc. Người phán : “Ép-pha-ta” nghĩa là “Hãy mở ra ” lập tức tai anh mở ra, lưỡi anh như hết bị trói buộc (x. Mc.6,34-35).

         Chẳng ai muốn mình bị điếc, nhưng trong thực tế không thiếu người mắc bệnh này. Chúng ta bị điếc khi để mình mất khả năng lắng nghe kẻ khác. Chúng ta bị điếc khi chúng ta nghe người khác nhưng lại cố hiểu theo ý mình (thành kiến). Chúng ta bị điếc khi lắng nghe mà không nhận thức được đúng sai, hay dở. Vậy điều quan trọng không nằm ở nơi người nói, mà ở chỗ người nghe, họ suy nghĩ và quyết định ra sao. Lắng nghe để thấu hiểu luôn hiệu quả. Vì thế đâu đó ta thấy có khẩu hiệu: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

         Muốn thế, chỉ nghe bằng tai thôi không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác những thông điệp mà người nói muốn truyền đạt. Hơn nữa, không phải thông tin nào cũng nên nghe. Cần phải chọn lựa những thông tin bổ ích hữu dụng; không gây phương hại, vẩn đục cho tâm hồn.

       Còn ngọng hoặc câm có thể do khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Lại có thứ ngọng do ích kỷ– chẳng quan tâm đến nhu cầu, những ước vọng của anh em. Nên lời ta nói chẳng lọt vào tai anh em. Lời ta nói trở nên ngọng nghịu, anh em nghe mà không hiểu. Có thứ ngọng do sợ sệt hoặc do lười biếng mà ta không dám nói lên sự thật. Sợ mất quyền lợi, sợ mất danh dự, sợ mất lòng người… khiến ta trở thành câm nín, ngọng nghịu. Lười đến độ, ta không nói được những lời an ủi người đang buồn sầu; lời chia vui với người anh em gặp may mắn; không nói được những lời tốt đẹp khích lệ anh em. Nhất là, ta không nói lên được những lời ca tụng Thiên Chúa. (Hôm tĩnh tâm, ae nhà tập hỏi: Sao buổi sáng thức dậy hô “Chúng ta hãy chúc tụng Chúa” mà hổng thấy dãy nhà đối diện đáp lại gì cả?

       Kính thưa cộng đoàn. Những đam mê, những dục vọng, những toan tính, những ích kỷ, những lười biếng trở thành những sợi dây trói buộc lưỡi ta, làm ta trở thành câm nín, ngọng nghịu.

        Muốn được chữa lành, chúng ta khiêm tốn chạy đến với Chúa và gặp gỡ riêng tư thân tình với Ngài- để Ngài thanh tẩy môi miệng; mở tai lòng…chữa lành những khuyết tật của chúng ta. Hầu chúng ta có thể nghe và nói Lời Ngài cho anh chị em chúng ta.

Kết:

         Có một nhà văn cũng là một nhà báo mơ ước tác phẩm của mình đoạt được giải thưởng nổi tiếng. Ông biết trên đất Mỹ, muốn thế thì tác phẩm phải có khả năng tác động đến trái tim người đọc và có thể vượt qua mọi biên giới của các quốc gia. Mong là như vậy, và một ngày kia, tình cờ ông ta đến một nhà dưỡng lão, gặp một cụ già ngồi ghế đá. Ông cụ kể về gia đình, con cái của cụ. Ông có nhiều con nhưng chúng đi xa hết, đứa con gái út ở tận bên Đức, ít khi liên lạc được bằng điện thoại. Tay ông bị liệt nên không viết thư được cho con, nghe vậy nhà báo liền lấy giấy viết ra viết dùm ông cụ một lá thư. Viết xong anh cầm tay cho ông cụ ký tên. Và hai hàng nước mắt của cụ lăn trên má. Ông cụ cảm thấy hạnh phúc vô cùng, anh nhà báo trở về nhà và hai hàng nứơc mắt cũng tuôn chảy. Anh cảm thấy ngày hôm ấy anh đã đoạt được giải thưởng rồi. Anh chỉ viết một lá thư thôi. Nhưng những dòng chữ ấy đã chạm đến trái tim con người, anh đã cho cụ mượn đôi tay, mượn cái miệng để diễn tả nỗi lòng của ông cụ đối với đứa con gái thân yêu và xa cách nghìn trùng.

         Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ tình thương của Chúa cho anh em con.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...