Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Chua nhật II Mùa Chay năm C – Hành trình đức tin – Quốc Vũ

 

Chúa nhật II Mùa Chay, năm C

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN

Bài đọc 1: St 15, 5-12. 17-18

Bài đọc 2: Pl 3, 17 – 4, 1

Tin Mừng: Lc 9, 28b-36

 

Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần (Tin, Cậy, Mến) nhờ đó chúng ta nhận biết và tin có Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn vật muôn loài trong đó có con người «được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa» (St 1, 27). Như vậy, đức tin không phải là một điều hay một vật có thể mua bán bằng tiền bạc hay có thể tìm kiếm, học hỏi bằng công sức con người; trái lại, con người chỉ có thể có được đức tin khi Thiên Chúa tự mạc khải (x. Ga 6, 65), nghĩa là đức tin chính là ân sủng của Thiên Chúa ban cho mỗi người tùy theo khả năng và tùy từng hoàn cảnh (x. Rm 12,3).

Đời người là một cuộc hành trình, là một con đường đi tìm chân thiện mỹ. Có bao nhiêu con người là có bấy nhiêu con đường sải chân bước. Đời người Kitô hữu là một hành trình đức tin. Trên hành trình ấy, đức tin không phải là đích điểm nhưng là khởi điểm; đức tin không phải là bến bờ, nhưng là cánh cửa mở ra dẫn ta tới Thiên Chúa.

Hành trình đức tin là một con đường dài mà ta phải bước đi suốt cả cuộc đời mới hết. Trên hành trình ấy có biết bao điều ta chưa tỏ; có hoa thơm cỏ lạ hay mập mờ che lối, có nắng hạ mưa xuân cho lòng ta phấn khởi và niềm tin dâng đầy; và, cũng không thiếu những lần làm chân ta chùn bước khi thu vàng đông lạnh. Đó là những khi ta gặp khó khăn thử thách, ta gặp khổ đau thất bại, hay ta không tìm đâu ra lối thoát, ta như chìm trong đêm tối mênh mông chẳng có ánh sáng nào soi đường dẫn lối. Đó là khi niềm tin bị thử thách, bị chao đảo ngả nghiêng, khiến ta cảm thấy mệt mỏi chán chường, ta muốn bỏ cuộc để rẽ sang lối khác thênh thang hơn, thoải mái hơn.

Tuy vậy, Đức tin đâu cho phép ta dừng lại với niềm vui ong bướm. Nhưng, tin là bước đi, là hướng về đích điểm, luôn đòi hỏi ta phải bỏ lại tất cả, mà có khi ta còn phải đánh đổi cả cuộc đời mình.

Một lần, trong giấc mơ, tôi thấy một cửa hàng trên phố đề rằng: TỊÊM BÁN SỰ THẬT.  Không thể cưỡng lại tính hiếu kỳ, tôi bước vào bên trong. Điều đầu tiên tôi nhận được là thái độ lịch sự của cô bán hàng xinh xắn khi cô hỏi tôi muốn mua loại sự thật nào, loại một phần hay loại toàn phần? Tôi nói: dĩ nhiên là loại toàn phần, không dối trá, không bào chữa, không giải thích. Cô gái chỉ bảng giá và nói: “đắt lắm, thưa ông!”. Tôi quả quyết: “bao nhiêu cũng được!”. Cô ấy nói: “cái giá phải trả là cả cuộc đời!”. (Trích trong Góp nhặt).

SỰ THẬT ư? Liệu ta có thể có được sự thật khi đem cả cuộc đời mình ra đánh đổi hay không? Nhìn vào lịch sử, có biết bao người, vì công lý hòa bình, đã và đang hy sinh cả cuộc đời mình. Thế mới hay, công lý sự thật là điều thiện mà con người luôn trân quí và mong ước đi tìm cho mình và cho tha nhân, cho gia đình hay cho dân tộc.

Thiên Chúa là Sự Thật toàn phần.

1. Trong Bài đọc I, sách Sáng Thế thuật lại cho ta về hành trình đức tin của tổ phụ Abraham. Khởi đầu với lời kêu gọi và lời hứa của Thiên Chúa, rồi Abraham lên đường bỏ lại tất cả, bỏ cả quê hương xứ sở để đến một nơi chưa định trước, một nơi mà ông tin sẽ là nơi yên lành và hạnh phúc nhất cho gia đình và dòng dõi mình. Đó là một hành trình vô định được đức tin soi lối. Có những lúc hạnh phúc miên man khi được nghe tiếng Chúa trong trăng thanh gió mát: «Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai-cập đến dòng Sông Cả, tức sông Êu-phơ-rát» (St 15, 18). Nhưng rồi hạnh phúc chẳng tày gang, bởi một ngày đức tin của ông bị thử thách khi ông nghe lời Thiên Chúa phán: «Hãy đem đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác, hãy đi đến xứ Mô-ri-gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu, trên một ngọn núi ta sẽ chỉ cho» (St 22, 2). Không cãi lại, sáng hôm sau ông lặng lẽ dẫn con mình lên núi để hiến tế. Thiên Chúa đã nhìn thấu tỏ và chúc phúc cho ông cùng dòng dõi. Từ đó Abraham đã trở thành cha của những kẻ tin.

2. Bài Tin Mừng, là sự tường thuật về hành trình đức tin của các vị Tông Đồ, khi các ông dấn thân theo bước Đức Giêsu. Trong một lần được chiêm ngưỡng dung mạo của Đức Giêsu trên núi Tabor, ông Phêrô, vị tông đồ trưởng, thưa cùng Người: «Lạy Thầy, chúng con ở đây thật là tốt! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia» (Lc 9, 33). Điều này phải chăng Phêrô và các bạn của ông đang muốn đăng ký thường trú trên đỉnh núi Tabor, các ông muốn ngủ yên trong hào quang rực rỡ, các ông muốn bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn khác, để rẽ sang một lối đi vinh quang hơn?. Các ông đâu biết rằng thầy Giêsu chỉ lên đỉnh núi Tabor trong chốc lát, rồi xuống núi để vác thập giá lên đỉnh Canvê. Chính vì thế mà điều các ông nhận được chỉ là một mệnh lệnh của Đức Giêsu: “xuống núi”, và không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại (x. Mc 9,9).

Rồi đến một ngày các ông cũng hiểu, hành trình đức tin là từ bỏ tất cả để theo Thầy. Theo Thầy, không phải là lên cao để hưởng thụ, nhưng phải xuống thấp vác thập giá với Thầy (x. Mt 16,24). Bởi lẽ, Đức Giêsu vinh quang của Tabor cũng chính là Đức Giêsu rong ruổi trên các đường phố Palestine rao giảng, chữa bệnh và đồng hành với người cùng khốn; Đức Giêsu sáng láng của Tabor cũng chính là Đức Giêsu thấm đẫm mồ hôi trong vườn dầu Giêtsêmani; Đức Giêsu rực rỡ của Tabor cũng chính là Đức Giêsu bị treo lên thập giá trên đỉnh đồi Golgotha. Khoảng cách giữa hai đỉnh núi Tabor và Golgotha không bao xa nhưng lại con đường vạn lý, con đường đau khổ, đường Vượt Qua: đường tình yêu.

Con đường ấy chính Đức Giêsu đã khai mở, các thánh Tông Đồ làm chứng và rao giảng, rồi Giáo Hội tiếp bước qua bao thế hệ cho đến ngày nay. Đã có biết bao người nằm xuống, có biết bao người đã anh dũng hy sinh để làm chứng cho thế gian này về một tình yêu bất diệt, về một đức tin bền vững trung trinh, khi bước đi trên con đường chân lý ấy.

Chúng ta có thể không? Đức Giám mục GB. Bùi Tuần, trong số báo 1541, CG & DT, có nhận định như sau: «Tại Việt Nam, từ những năm gần đây, khi phong trào duy vật thực tế tràn vào đất nước với những đổi mới đề cao tiền bạc và hưởng thụ, thì phương cách rao giảng Tin Mừng tại nhiều nơi cũng tự đổi. Đời sống quyền chức xem như thay thế đời sống tu đức. Đời sống hoạt động bên ngoài xem ra thay thế đời sống cầu nguyện. Đời sống hưởng thụ xem như thay thế đời sống Tám Mối Phúc. Bộ mặt quyền lực xem như thay thế bộ mặt mầu nhiệm Thánh giá».

Rõ ràng là đạo luôn phải thích nghi với đời. Mốt số quan điểm cho rằng đó là thích nghi tốt, có lợi cho việc truyền giáo. Đến lúc này việc thích nghi đó chưa có kết luận rõ ràng chính xác, nhưng chúng ta cũng phải dè chừng và phải cảnh tỉnh dựa trên lời dạy của Thánh Phaolô: «Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm hồn, hầu có thể nhận ra đâu là ý Chúa, cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo» (Rm 12, 2). Để được như thế, chúng ta nghe tiếp Thánh Phaolô nài nỉ trong Bài đọc II: «Thưa anh em, xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo gương chúng tôi để lại cho anh em. Anh em hãy kết hợp với Chúa và sống vững vàng như vậy» (Pl 3, 17; 4, 1). Ở đây, chúng ta gặp thấy nơi cách sống của Thánh nữ Têrêxa thành Lisieux: «Hành trình đức tin là sống trọn đường tình yêu, đó không phải là căng lều trên đỉnh Tabor, mà là cùng với Đức Giêsu “xuống núi” để vác thập giá đời mình lên đỉnh Golgotha với Người».

Quốc Vũ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...