Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY ( Đan viện Phước Hải)

Chúa Nhật III Mùa Chay Năm B

THANH TẨY

                                                                                                                                                     

Có kỳ cục không khi Giáo Hội Việt Nam đặt mùa Chay Thánh ảm đạm ngay sau những ngày Xuân tưng bừng? Đó không chỉ là sự trùng khớp lạ kỳ của chu kỳ năm phụng vụ, nhưng lại bao hàm một ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Trước Tết, bà con rôm rả sắn tay áo dọn dẹp, quét tước nhà cửa bên mgoài cho sạch sẽ để đón Tết Đời; sau Tết lại tiếp tục dọn dẹp, quét tước, thanh tẩy bên trong tâm hồn chuẩn bị đón Xuân vĩnh cửu. Cuộc sống luôn xoay vần, đắp đổi, đòi hỏi ta phải luôn sẵn sàng đi tới, không được phép ngủ mê, ù lì trong một cảnh huống nhất định nào cả.

  1. Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem

Đền thờ là nơi vô cùng quan trọng với người Do Thái, là trung tâm tôn giáo, là biểu tượng của niềm tin, tình yêu và hy vọng, là niềm tự hào của cả dân tộc. Hằng năm, vào những dịp lễ lớn, bà con từ khắp mọi miền đất nước đều đổ xô về đền thờ để mừng lễ. Lễ Vượt Qua này, Đức Giêsu cũng hòa vào đám đông để lên đền thờ. Nhưng năm nay thái độ của Ngài không như trẻ Giêsu hay thiếu niên Giêsu trước đó.

Lần này, Đức Giêsu  lại nổi cơn tam bành với bọn con buôn và những tay đổi bạc: “Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò, ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: ‘Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán’” (Ga 2, 15-16). Thái độ của Đức Giêsu khiến chúng ta kinh ngạc về một Đấng tự xưng là “hiền lành và khiêm nhượng” (x. Mt 11,29). Chẳng lẽ hôm nay Ngài lại bán đứng bản chất hiền lành của mình mọi khi? Thái độ khác thường này của Ngài đã khiến chúng ta phải suy nghĩ. Phải chăng hiền lành là thụ động, là khép kín chính mình, không quan tâm và không can thiệp vào chuyện kẻ khác, hoặc chịu đựng mọi điều xấu xảy ra cách thản nhiên? Đó không phải là hiền lành mà chỉ là thái độ an phận, nhút nhát, và dẫn đến vô cảm. Đức Giêsu đang thể hiện một cách rất xác thực về nhân tính và cảm xúc của một Thiên Chúa làm người. Đúng là trước đây Ngài đã không phản ứng, chắc chắn là Ngài đã phải chịu đựng sự trái tai gai mắt này trong một thời gian dài. Ngài phải sống ẩn dật một thời gian, đúng cương vị của một đứa trẻ và một thiếu niên theo lẽ tự nhiên như thuyết “Chính Danh” của Khổng Tử. Nhưng lúc này “giờ đã đến và chính là lúc này đây” (Ga 4,23a) Khi Ngài bắt đầu cuộc sống công khai để rao giảng, chữa bệnh… thi hành sứ vụ thiên sai của mình, Ngài đã vào Đền Thờ Giêrusalem không phải như bao người khác nhưng với cương vị mới, một người con trưởng thành của ngôi nhà, người quản lý, người chủ. Vì vậy Ngài phải ra tay hành động điều chỉnh lại hành vi sai trái của những kẻ làm cho nhà Cha Ngài ra ô uế như cái chợ.

Ta biết, đền thờ là nơi Thiên Chúa cư ngụ giữa dân Người, nơi để con người phụng thờ và ca tụng Thiên Chúa, nơi để cầu nguyện… là nơi tôn nghiêm, trang trọng, cần sự yên tĩnh. Nhưng những hoạt động buôn bán gia súc, chim câu, chim gáy, đổi tiền ồn ào, bát nháo, dơ bẩn… đã làm đền thờ ra nhơ nhớp và mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Những  hoạt động này là những dịch vụ của đền thờ nhằm phục vụ cho khách hành hương từ xa trẩy về để có đủ điều kiện thi hành nghĩa vụ của một công dân Do Thái. Đây là dịch vụ rất tốt, nhằm phục vụ nhu cầu hợp lý của người dân, nhưng dần dần đã biến chất do thiếu sự dè dặt, cẩn trọng và tôn trọng đúng mức đối với đền thờ, hơn nữa lại bị trần tục hóa bởi lợi lộc chứ không phải là việc phục vụ cách vô vị lợi. Điều này cho ta thấy một nguy cơ của việc phục vụ khi dính dáng đến quyền lợi. Lúc đầu có thể chỉ đơn thuần là để phục vụ nhu cầu cần thiết cho việc phụng thờ Thiên Chúa hiệu quả và tiện lợi,nhưng dần dà lợi lộc sẽ chen vào mục đích tốt lành ấy và làm biến chất công việc phục vụ. Mới đầu là phụng thờ Thiên Chúa, nhưng sau đó lại phụng thờ Mammom, là các loại ngẫu tượng, tiền của… Con người đã biến những cơ hội thánh, cơ hội đến gần Thiên Chúa, để phụng sự Ngài trở nên những cơ hội trần tục tầm thường, nhằm kiếm chác lợi lộc trần gian, đó cũng là một trong những hình thức buôn thần bán thánh.

Nhìn vào hành động của Chúa Giêsu, Ngài phẫn nộ xua đuổi gia súc cũng như bọn con buôn ra khỏi đền thờ, Ngài lật nhào bàn ghế và đổ tung tiền bạc của họ như thể đảo ngược lại bậc thang giá trị tầm thường trần tục mà họ đang theo đuổi và xác định lại vị trí tối thượng, độc tôn của Thiên Chúa. Nếu chỉ quan sát và suy nghĩ hời hợt ta dễ lầm tưởng rằng Ngài đang mất tự chủ khi để cho mình buông theo cơn nóng giận như thế. Nhưng không, là một công dân Do Thái, Ngài đã cảm thấy bực mình và đau lòng về vấn đề này lâu rồi nhưng chưa thể lên tiếng được dù cho tình yêu đối với Chúa Cha thiêu đốt tâm hồn của Ngài. Hôm nay, thời cơ đã đến, Ngài phải lấy hết can đảm của một người đàn ông trưởng thành để hành động, để lên tiếng chống lại cả một cơ chế, một tổ chức, một tập quán xấu đã thành hình trong đền thờ nhằm thanh tẩy đền thờ thành nơi phụng thờ Chúa Cha cho xứng đáng.

Các môn đệ nhớ lại lời trong Kinh Thánh: “vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Ga 2,17). Chính những thái độ và hành vi này mà sau này Ngài sẽ bị kết án bởi sự tức giận và căm ghét của các thủ lãnh Do Thái giáo. Ta nhớ lại lịch sử Do Thái giáo, nhiều ngôn sứ vì làm việc và lên tiếng thay cho Thiên Chúa cũng đã bị chính dân tộc mình ghét bỏ, lên án và loại trừ như Gioan Tẩy Giả, Giêrêmia… Đức Giêsu cũng từng nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.” (Mt 16,24-25).” Như thế nghĩa là chúng ta phải thực hiện một cuộc đánh đổi, một mất, một còn để có thể đi theo và làm môn đệ của Đức Kitô. Liệu chúng ta có đủ đức tin vững mạnh và lòng can đảm để làm chứng cho công lý và sự thật trong cuộc sống hằng ngày? “Người Do Thái hỏi Đức Giêsu: ‘Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?’ Đức Giêsu đáp: ‘Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại… Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người ” (Ga 2, 18-21).

Qua đoạn này, Đức Giêsu đã mặc khải cho chúng ta một mầu nhiệm về chính Người, rằng Ngài chính là Đền thờ mới của Thiên Chúa, một đền thờ tinh sạch vẹn tuyền, xứng đáng để thờ phượng Thiên Chúa, và chính Ngài cũng sẽ là Con Chiên sát tế trong lễ Vượt Qua như lời thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng rằng Ngài chính là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Đọc tiếp tin mừng ta sẽ thấy, Đức Giêsu sẽ chết lúc ba giờ chiều, cũng là giờ các con chiên trong đền thờ được sát tế. Như vậy Ngài chính là lễ vật xứng đáng thay cho mọi lễ vật khác của loài người. và chính qua Lễ Vượt Qua này, Đức Giêsu sẽ thiết lập một Lễ Vượt Qua mới thay thế cho Lễ Vượt Qua của Do Thái giáo, đó là Lễ Vượt Qua Kitô giáo. Từ nay trở đi, Kitô hữu sẽ không còn sát tế gia súc theo luật cũ nữa vì Đức Giêsu đã hiến tế chính mình, và chỉ một lần là đủ. Ngài vừa là tư tế vừa là chính lễ vật hiến tế để cầu thay nguyện giúp cho muôn người. Bên cạnh việc mặc khải chính mình là đền thờ mới của Thiên Chúa, Ngài cũng đồng hóa mọi Kitô hữu, những ai có Đức Kitô trong tâm hồn là đền thờ Thiên Chúa như lời thánh tông đồ: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? (1 Cor 3,16; x. Ga 14,23). Chính vì  vậy, chúng ta có bổn phận giữ gìn và thanh tẩy tâm hồn và thân xác mình cho thanh sạch để Thiên Chúa có thể ngự trị vào đó, vì Thiên Chúa là Đấng thanh sạch, không thể chấp nhận việc ở trong một ngôi nhà ô uế được.

  1. Làm sao để có thể giữ gìn và thanh tẩy tâm hồn và thân xác cho xứng hợp với Thiên Chúa?

Điều này sách Thánh  đã dạy ta qua đoạn sách (Xh 20,1-17), cụ thể là Thiên Chúa muốn ta giữ các giới răn, mệnh lệnh Người đã truyền, nhất là thập điều trên núi Xinai. Ngày nào Israel còn tuân hành những thánh chỉ và mệnh lệnh ấy thì họ vẫn là dân riêng Ngài, được Ngài bảo trợ, che chở, còn khi nào họ phản bội, xa lìa và không tuân giữ nữa thì Thiên Chúa sẽ rời xa và bỏ mặc họ, thậm chí còn trừng phạt nữa.Khởi đầu của các giới luật ấy, Thiên Chúa nhắc nhở cho Israel luôn nhớ rằng Ngài chính là Đấng giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập, khỏi cảnh áp bức và tôi đòi, cũng như giải phóng ta khỏi mọi tội lỗi và sự kìm kẹp của ác thần, nên họ phải trung thành với Ngài, không được hiếu kỳ mà chạy theo các ngẫu tượng của dân ngoại, cũng là mọi thứ đam mê, dục vọng thấp hèn.

Việc phụng thờ Thiên Chúa đích thật phải trong “Thần Khí và sự thật” (x. Ga 4, 24), nó phải là chính tâm hồn, tư tưởng và lý trí của ta chứ không chỉ là việc hời hợt bên ngoài, không là “dân này tôn kính Ta bằng môi miệng mà lòng dạ chúng lại xa Ta” (x. Mt 15,8-9; Mc 7,6-7; Is 29,13). Trước đây, thì con người cần những dấu chỉ bề ngoài để củng cố và bảo toàn đức tin, nhưng sau này đức tin cần lớn lên và cần được nuôi dưỡng trong chính nội tâm con người. Xưa, Đức Giêsu đã hiến tế chính mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha vì nhân loại. Thì nay, mọi Kitô hữu cũng phải nên đồng hình đồng dạng với Ngài bằng cách dâng chính bản thân mình làm lễ tế, đóng đinh tính xác thịt và tất cả dục vọng vào thập giá Đức Kitô để cũng được sống lại với ngài.

Phụng thờ Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, Đấng là Thần Khí và Sự Thật của Thiên Chúa, là Ngôi Lời mặc lấy xác phàm. Đức Kitô chịu đóng đinh phải là trung tâm và chóp đỉnh trong mọi tìm kiếm của Ta, đó không phải là chuyện xu thời như người Do Thái đòi hỏi dấu lạ, người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan (x. 1 Cr 1, 22). Chúng ta không tìm kiếm Thiên Chúa theo tư tưởng loài người, vì đường lối Thiên Chúa không giống đường lối con người, nhưng phải theo con đường của Thiên Chúa, phải suy niệm, tìm hiểu, và chiêm ngắm con đường của Thiên Chúa “người khôn người tìm chốn lao xao, ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”. Thế nào là khôn, thế nào là dại, đó là cả một triết lý sâu xa. Con người cứ ngỡ gặp được Thiên Chúa nơi những gì hoành tráng, hiển hách bề ngoài… nhưng Thiên Chúa lại thường ẩn mình nơi những gì hèn hạ, thấp kém, kín đáo nhất. Có đi sâu vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu, chúng ta mới có thể thấu cảm được điều này.

Lạy Chúa, mùa Chay Thánh là dịp thuận lợi để chúng con rèn luyện đời sống thiêng liêng, thao dượt tâm hồn, xin giúp chúng con biết củng cố đức tin, đức cậy và đức mến thêm trinh trong, thêm vững vàng, thêm tha thiết và biết duyệt xét, thanh tẩy tâm hồn mình nên xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị. Amen       

                                                                                                                                                                                Đan viện Phước Hải

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024: Lịch sử của Tình Yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024 LỊCH SỬ CỦA TÌNH YÊU Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Thoạt đọc bài Tin mừng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Thánh Giuse uy quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria, Mt 1,16.18-21.24 / Lc 2,41-51 Thánh Giuse Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33: Hạt lúa đơm bông cánh đồng rạng rỡ

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33 Hạt Lúa Đơm Bông Cánh Đồng Rạng Rỡ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi nhìn thấy đồng lúa...

Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – B: Chết để được sống

Suy Niệm Chúa Nhật V  Mùa Chay Năm B CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG (Ga 12,20-33) Mai Anh, CĐ Phước Thiên Vì yêu thương nhân loại từ ngàn xưa,...

Lễ thánh Giuse 19/3 – Việc làm to lớn của thánh Giuse

Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria  (Mt 1,18-24) Cha M. Gioan Bosco Nếu nói Tin Mừng hay kể chuyện lạ thì chuyện về Giuse là...

Chúa Nhật IV Mùa Chay, B, Ga 3,14-21: Đấng bị treo lên thập giá

ĐẤNG BỊ TREO LÊN THẬP GIÁ (Ga 3,14-21) Tùng Linh, Phước Lý Chuyện kể rằng: “Ngày nọ, vua lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng...

Chúa Nhật III MC, B: Thanh tẩy Đền thờ

THANH TẨY ĐỀN THỜ "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 68.10) M. Jos. Ba, PV      Với...

Chúa Nhật III Mùa Chay, Năm B, Ga 2,13-25: Thanh tẩy Đền thờ

Chúa Nhật III Mùa Chay, năm B  (Ga 2,13-25)   Trong tất cả các tôn giáo, đền thờ là nơi thánh, người ta tin rằng nơi đây...