Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật III Mùa Chay, năm C: “”SÁM HỐI” (Hiền Lâm)

 

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY, năm C

 (Xh 3,1-8a.13-15; 1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9)

“SÁM HỐI”

Các bài đọc Lời Chúa trong Chúa Nhật III Mùa Chay (năm C) đặc biệt nhấn mạnh đến việc tất cả mọi người, dù là ai cũng đều phải sám hối:

Bài đọc I, sách Xuất Hành kể việc Môi-sê run rẩy trước “Danh Ya-veh Thiên Chúa”, phải cởi dép ra, rồi không dám nhận quyền lãnh đạo đưa dân ra khỏi Ai-cập và thoái thác bằng cách cho mình không biết ăn nói… dù trước đó ông là “hoàng tử có ăn học văn võ song toàn ở triều đình Pharaoh” hay ông vừa mới là “anh hùng cứu mỹ nhân” nhà Yêtrôh.

Bài đọc II, thánh Phao-lô trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Cô-rin-tô, nhắn nhủ chúng ta “Ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã”.

Đặc biệt trong bài Tin Mừng theo thánh Lu-ca, Chúa Giê-su sau khi nghe người ta kể về việc những người đi phượt bị thác Si-lô-ác đè chết, Người trả lời là: “Đừng tưởng là nhưng người kia tội lỗi hơn mình, nhưng nếu không sám hối thì các người cũng chết hết như vậy”.

Tắt một lời, Lời Chúa mời gọi tất cả mọi người đều phải sám hối, như vịnh gia từng viết: “Lạy Chúa, xin chớ đòi tôi tớ ra xét xử, vì trước thánh nhan Ngài
chẳng có người nào là công chính”
(Tv 143,2). 

 

Có người kể câu chuyện vui như sau:

“Trong giáo xứ kia, cha xứ thì đạo đức tài năng, ông trùm thì luôn gương mẫu trong việc nhà thờ nhà thánh. Lại có một anh chàng nát rượu, không xưng tội rước lễ, nên bị ông trùm mắng là thằng quỷ, cha xứ thì bảo là loại như anh chết mất linh hồn.

Thế rồi, ngày kia anh chàng đi uống rượu về té sông chết, vừa xuống đến hỏa ngục, anh thấy ông trùm ngay trước sân, anh ngạc nhiên và làm om xòm lên:

– Ủa, tưởng là tội như tôi mới xuống đây, ai dè ông cũng…

Ông trùm vội lấy tay che miệng:

– Xuỵt, mày quen to miệng rồi thằng quỷ, nói nhỏ nhỏ thôi, để cha xứ vừa mới xuống cho ngài nghỉ một chút, kẻo ngài dứt phép thông công bây giờ…”

 

Chỉ là một câu chuyện tưởng tượng, nhưng giúp chúng ta ghi nhận: Không ai có thể tự cho mình là tốt hơn người khác và phán xét người khác, nhưng phải ý thức rằng: “Những sự việc xảy ra cho họ để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này” (1Cr 10,11). Không phải chúng ta công chính nên đang ổn, mà là Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta hối cải.

 

1. Bài học về các biến cố trong cuộc sống.

Quan niệm của người Do Thái là những tai ương bệnh tật xảy đến cho ai là do đương sự hoặc cha ông người đó tội lỗi. 

Từ đó họ so sánh về ai công chính hơn ai. Chúa Giêsu biết rõ lòng dạ con người chứ không dừng lại ở một số các biểu hiện bên ngoài, nên đã cảnh tỉnh họ: “Các ông đừng có tưởng là những người đó có tội hơn các ông sao…? Nếu các ông không sám hối thì cũng sẽ chết hết như vậy”

Qua đó, Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta: Đứng trước một biến cố xảy đến, chúng ta hãy xem đó là một điều cảnh tỉnh chúng ta rằng ai cũng là tội nhân, nên cần ăn năn sám hối. Hãy coi đó như là những bài học cho phần rỗi của mình và tha nhân, chứ đừng vội vàng xét đoán khi người khác gặp những biến cố không may mắn là do họ đáng phạt. Đức bác ái dạy ta phải “vui với người vui, khóc với người khóc”, chứ không luận tội, kết án người anh em dù họ có những biểu hiện sai lỗi bên ngoài.

Thông thường, chúng ta dễ đánh giá người khác mà ít khi nhìn lại chính mình. Thấy một ai đó gặp tai họa, nhất là người đó đang trong tình trạng được coi là tội lỗi, hoặc người đó là đối tượng chúng ta không thích, thì chúng ta sẽ đễ đánh giá ngay là “đáng đời, Chúa phạt, chết cũng đáng…” Để rồi, chúng ta tự cho mình vẫn còn tốt chán so với người khác. Dần dần xem nhẹ về tội, bình thường hóa tội và tự an thân với cách sống của mình. Đây là một thái độ rất nguy hiểm, như lời Đức Giáo Hoàng Piô XII đã lên tiếng cảnh báo: “tội lớn nhất hiện nay, đó là việc con người đánh mất cảm thức về tội lỗi”.

 

2. Thiên Chúa công bình, nhưng nhân từ và kiên nhẫn chờ đợi.

Để đối lại với quan niệm sai lầm của người Do Thái, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn cây vả không sinh hoa trái. Thật vậy, sở dĩ chưa đến lượt họ, không phải vì họ công chính hơn những người bị chết kia, mà là Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi họ sám hối.
Hình ảnh một Thiên Chúa như ông chủ vườn, đến tìm trái cây vả vô dụng (một người tội lỗi không sinh hoa trái), muốn chặt bỏ đi khỏi hoang phí đất. Chúa Giêsu như người làm vườn, cầu xin ông chủ là Thiên Chúa Cha gia hạn, để dùng ơn cứu độ của Người qua các bí tích, mà vun xới bón tưới cho cây vả (là người tội lỗi) sinh hoa trái. Điều này cho thấy, đời sống của chúng ta, không nhiều thì ít, mỗi người cũng có những lầm lỗi với Chúa và tha nhân. Tâm hồn chúng ta như cây vả không biết sinh hoa kết trái thiêng liêng. Thiên Chúa rất nhân từ, kiên nhẫn chờ đợi chúng ta sám hối trở về với Người, sinh hoa trái bằng những công phúc việc lành.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho mỗi người chúng con thay vì lo đánh giá những rủi ro xảy đến cho người khác, mà biết luôn nhìn nhận chính con người đầy yếu đuối tội lỗi của mình và cần đến lòng thương xót Chúa, để rồi, dù điều gì xảy đến, chúng con luôn sẵn sàng thuận theo ý Chúa. Amen.

 

Hiền Lâm.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...