Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật III Phục Sinh, năm C – VÂNG LỜI THẦY, CON THẢ LƯỚI – (Quốc Vũ – Phước Lý)

Chúa nhật III Mùa Phục Sinh, năm C

«VÂNG LỜI THẦY – CON XIN THẢ LƯỚI»

Bài đọc 1: Cv 5, 27b-32.40b-41

Bài đọc 2: Kh 5, 11-14

Tin Mừng: Ga 21, 1-19

 

Không biết tại sao những trang Tin mừng của Thánh Gioan luôn cuốn hút người đọc đến thế? Có lẽ vì ngài là một văn sĩ, nên trong những câu truyện ngài kể thoạt xem rất bình thường nhưng lại lồng ghép một mạc khải về mầu nhiệm làm nền tảng cho đức tin tông truyền vốn đã được kiểm chứng cách xác thực nhất: «Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực» (Ga 21, 24).

Cụ thể như trang Tim mừng hôm nay, vốn chỉ là một trình thuật về một chuyến săn bắt ngoài khơi của một nhóm ngư chài trên biển, nhưng chính bối cảnh mà Thánh Gioan sử dụng đã cho thấy một ý nghĩa mới.

Đọc sơ qua ta cũng có thể thấy trình thuật này gồm hai phần rõ rệt, chuyến săn bắt này có hai thời điểm phân định khác nhau: trước và sau khi Đức Giê su hiện đến với các tông đồ, ám chỉ trước và sau khi Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết: «Lúc bình minh, Đức Giêsu hiện đến trên bờ biển» (Ga 21, 4).

Ở đây, thánh Gioan sử dụng bối cảnh của một “buổi bình minh”, như nói lên một sự biến đổi. Bình minh là khởi đầu một ngày mới, là sự phân định ngày với đêm, là sự phân chia ánh sáng với bóng tối. Bình minh đời thường bao giờ cũng đẹp với ngàn hoa khoe sắc, với ngàn tia nắng ấm lung linh sắc mầu làm cho lòng người thêm hứng khởi bước vào một ngày mới.  Buổi bình minh với các tông đồ lúc bấy giờ lại càng ý nghĩa hơn khi mà có Đức Kitô hiện đến: đó là khi niềm hy vọng được nhen nhóm để xua tan nỗi chán chường trong suốt đêm dài thả lưới buông câu.

Phêrô và các bạn là những dân chài chuyên nghiệp đã thực sự không hiểu điều gì đang xảy ra? Trong lưới của các ông, người ta có thể nhận thấy một sự mệt mỏi, sự kiệt sức và thái độ gần như đầu hàng. Tuy nhiên đó chỉ là tình trạng khi đêm đen còn vây phủ, khi các ông đang hoang mang về những chuyện đã xảy ra với cái chết của Thầy. Thập giá lúc bấy giờ mới thật nặng nề làm sao! Đường tương lai đã bị bít lối, một cuộc sống vô định đang mở ra với nỗi thất vọng bao trùm, một hành trình không có niềm tin đưa lối. Phêrô nói : “Tôi đi đánh cá đây“, ngay lập tức những người khác cũng “chúng tôi cùng đi với anh” (Ga 21, 3), dường như muốn nói rằng lúc bấy giờ các ông không còn biết làm gì hơn, không còn gì để bám víu, tất cả đã kết thúc và chôn chặt trong nấm mồ.

Đó là những khó khăn các tông đồ đang phải đối diện khi xa Thầy, nhưng một khi Thầy xuất hiện, thì lòng các ông như được mở ra, một sức mạnh vô hình thúc dục niềm tin rằng «Vâng lời Thầy – con xin thả lưới», rồi «các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá» (Ga 21, 6).

Theo các Giáo Phụ và những nhà chú giải Kinh Thánh, đây là một hành động kép được ghép bởi hai động từ: “thả lưới” và “kéo lên”, là biểu trưng cho bí tích Thanh Tẩy của mỗi kitô hữu. Trong thời Giáo hội sơ khai và Giáo hội Đông Phương ngày nay, bí tích Thanh Tẩy được cử hành bởi việc các thụ nhân được “dìm xuống” và “kéo lên” khỏi giếng nước rửa tội, diễn tả một sự hiệp thông trong mầu nhiệm chết và phục sinh với Chúa Kitô: con người cũ được dìm xuống, và khi được kéo lên đã trở thành một con người mới – Kitô hữu không gì khác hơn là một con người mới, con người của thời đại phục sinh, thời của niềm vui như các Tông đồ hân hoan trong mẻ cá lớn.

Thả lưới” và “kéo lên”, còn diễn tả hai thời đoạn khác nhau của ơn gọi người tông đồ và người Kitô hữu. Thả xuống là chết, kéo lên là sống. Thả xuống là thập giá, kéo lên là vinh quang. Phêrô khi bị thả xuống là một con người thô tục, yếu đuối với 3 lần chối Thầy, nhưng một khi được kéo lên đã trở thành mạnh mẽ, can trường khi 3 lần khẳng định trước sự chất vấn về tình yêu của Đức Giêsu: «Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy», chính vì thế mà Đức Giêsu đã trao cho ông quyền thừa kế: «Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy» (Ga 21, 15-17 – Bài Tin Mừng). Như thế, mẻ cá các ông đánh bắt được lại mang một ý nghĩa mới: đó là đoàn lũ đông đảo những người hoán cải tin theo lời loan truyền của các ông sau này, bởi Đức Giêsu muốn các ông không còn là một dân chài thông thường nữa mà đã trở thành những kẻ chài lưới người (x. Mt 4, 19).

Và vì «Vâng lời Thầy – con xin thả lưới», mà các ông mạnh dạn ra khơi tung chài thả lưới, cho dù gặp bao nhiêu sự chống đối, bách hại, cầm tù và bị điệu ra tòa, các ông vẫn khẳng khái đối đáp với các vị thượng tế: «Phải vâng lời thiên Chúa hơn vâng lời người phàm. Đức Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho Người trỗi dậy» (Cv 5, 29 – Bài đọc I), và chúng tôi phải không ngừng loan truyền về mầu nhiệm ấy, phải ngợi khen và tôn vinh Người, bởi: «Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh nhận phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự và vinh quang và muôn lời cung chúc» (Kh 5, 12 – Bài đọc II).

Đó là ơn gọi mà Đức Kitô mời gọi và trao ban cho các Tồng đồ làm nền tảng cho ơn gọi của mỗi người Kitô hữu hôm nay. Như lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3-4-2013 tại quảng trường Thánh Phêrô: «Niềm vui của việc biết rằng Chúa Giêsu còn sống, niềm hy vọng tràn đầy tâm hồn chúng ta, là điều không thể giữ nổi. Điều này cũng cần được thực hiện trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm được niềm vui được làm Kitô hữu! Chúng ta tin vào Chúa Phục Sinh là Đấng đã chiến thắng sự dữ và sự chết! Chúng ta hãy can đảm “đi ra” để đem niềm vui và ánh sáng này đến tất cả mọi nơi trong cuộc sống chúng ta! Việc Phục Sinh của Đức Kitô là sự chắc chắn vĩ đại nhất của chúng ta, là kho tàng quý giá nhất của chúng ta! Làm sao mà chúng ta không chia sẻ với những người khác kho tàng này, sự chắc chắn này? Nó không chỉ dành riêng cho chúng ta, nó phải được thông truyền, phải được trao ban cho những người khác, phải được chia sẻ với những người khác. Đó chính là chứng từ của chúng ta».

Quốc

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...