Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT III PHỤC SINH năm C (Hiền Lâm)

 
 
 
SUY NIỆM I (Nếu đọc bài Tin Mừng dài): Ga 21,1-19
 
CHÚA CẦN LÒNG YÊU MẾN
 
Chúng ta vẫn thường nói với nhau rằng, sở dĩ Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô “con có yêu mến Thầy không?” tới 3 lần là vì trước đó thánh nhân đã chối Chúa tới 3 lần. Điều này không sai, nhưng có lẽ không chỉnh lắm, vì việc chối Chúa là điều nghịch với đức tin, trong khi ở đây Chúa Giêsu đang hỏi thánh Phêrô về đức mến.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta không nhằm bàn chuyện 3 lần chối tương đương 3 lần yêu, mà điều quan trọng là Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta: điều kiện đứng đầu trong các điều kiện của vai trò mục tử là lòng yêu mến Chúa.
 
Khi thiết lập người đứng đầu Giáo Hội, Chúa Giêsu lại đặt một vị đã từng 3 lần chối Chúa. Nếu xét theo cách nhìn của chúng ta thì có lẽ Phêrô không xứng đáng và không đủ tiêu chuẩn làm mục tử. Nhưng dưới cái nhìn của Chúa Giêsu, Người không nhìn Phêrô của ngày hôm qua mà là bắt đầu từ lúc này và hướng về tương lai. Phêrô từng lầm lỡ và khiêm tốn ăn năn để đứng lên, nên cũng chính Phêrô cảm thông được với những con chiên mà Chúa Giêsu trao phó cho ngài. Thiên Chúa đi tìm con chiên lạc thay vì ở nhà với 99 con chiên không lạc. Thiên Chúa cũng chọn một vị mục tử đã từng lạc lối, nhưng điều quan trọng là: “này Phêrô, một khi anh đã trở lại, anh hãy làm cho anh em vững tin”.
 
Khi đặt Phêrô làm mục tử chăn dắt Giáo Hội hoàn vũ, Chúa Giêsu chắc chắn không dựa trên tiêu chuẩn: thông minh, tài giỏi, oai phong, lợi khẩu… mà là lòng yêu mến. Chúa Giêsu chọn Phêrô vì thánh nhân đã yêu mến nhiều. Phêrô yêu mến nhiều là vì “ngài đã được tha thứ nhiều” (x.La 7,47).
Và vì yêu mến là tiêu chuẩn Chúa chọn mục tử, thì đòi hỏi mục tử cũng phải biết chăn dắt chiên bằng lòng yêu mến, chứ không phải bằng sự độc tài, quyền thế và chiếm hữu.
Chúa Giêsu, vị mục tử nhân lành hy sinh mạng sống vì yêu mến đoàn chiên, thì đến lượt mục tử Phêrô cũng hy sinh tính mạng vì đoàn chiên như Thầy: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy” (Ga 21,18-19).
 
Mục tử có thể thiếu thiếu những tiêu chuẩn khác như thông minh hay lợi khẩu, nhưng mục tử không thể thiếu lòng yêu mến; có làm được mọi sự phi thường, nhưng không có lòng mến thì vô ích. Cảm nghiệm được điều này, thánh Phaolô đã nói: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi (1Cr 13,1-3).
 
Người Do-thái không dùng thể so sánh tuyệt đối, nhưng dùng sự lặp lại 3 lần để chỉ điều tuyệt đối. Vì thế, khi lặp lại 3 lần sự tuyên xưng yêu mến thì có nghĩa là mức độ yêu mến của mục tử là trên hết và là điều kiện quan trọng nhất trong mọi điều kiện. Cuộc đối thoại hôm nay giữa Chúa Giêsu và thánh Phêrô nói rõ cho biết làm Kitô hữu có nghĩa là gì. Mỗi ngày, Chúa Giêsu cũng hỏi chúng ta có yêu mến Người một các đặc biệt và ‘trên hết mọi sự’ hay không: “Anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Cũng như thánh Phêrô, chúng ta trả lời “có”, mặc dù chúng ta đầy những yếu đuối; và Chúa Giêsu lại mời gọi chúng ta bước theo Người vì tình yêu (x.Ga 19), và cùng với Người gánh vác Dân Thiên Chúa.
 
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chọn thánh Phêrô làm người chăn dắt Giáo Hội vì thánh nhân đã yêu mến Chúa. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng, tất cả mọi quyền bính trong Giáo Hội đều khởi đi từ lòng yêu mến, và đức mến là đồng phục của mọi Kitô hữu, để chúng con giữ trọn điều răn Chúa là: “Trước yêu mến một Thiên Chúa trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy” Amen.
 
 
 
SUY NIỆM I (Nếu đọc bài Tin Mừng ngắn): Ga 21,1-14
 
TRUYỀN GIÁO PHẢI KHỞI ĐI TỪ CẠNH SƯỜN CHÚA GIÊ-SU.
 

Theo trình thuật của tác giả Tin Mừng thứ IV, cuộc hiện ra của Đấng Phục Sinh hôm nay với các môn đệ là lần hiện ra thứ ba (số đông) sau khi từ cõi chết sống lại. Cuộc hiện ra với nhiều môn đệ lần thứ ba này không còn ở Giêrusalem nữa, mà là về miền Bắc nơi có biển hồ Galilê, theo như những gì Người đã báo trước.
Galilê là nơi Chúa Giêsu khởi sự rao giảng Tin Mừng và chọn các môn đệ, thì nay sau khi sống lại, Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ bắt đầu từ đây mà làm chứng cho Người “bắt đầu từ Galilê cho đến tận cùng trái đất”.
 
Theo tường thuật của tác giả Tin Mừng, chúng ta gặp thấy một số chi tiết mang tính biểu tượng sau đây:
 
– Trước hết, điều chắc chắn là hôm nay các môn đệ đã tụ tập về đây theo cuộc hẹn trước của Thầy. Thầy đã nói điều này trước khi bước vào cuộc tử nạn và sau khi Phục Sinh cũng đã nhắc đi nhắc lại để hẹn các ông về gặp nhau ở Galilê (Mt 26,32; 28,7.10; Mc 14,28; 16,7). Và có lẽ chờ Thầy chưa đến, các ông rủ nhau làm một chuyến đánh cá hồi nhớ nghề cũ và kiếm cái để ăn. Tin mừng kể rằng các môn đệ vất vả suốt đêm mà không bắt được gì, cho tới sáng Chúa hiện ra và bảo hãy thả lưới vào bên phải mạn thuyền. “Thả lưới vào bên phải thuyền” thiết nghĩ không có gì mới, và những tay nghề như Phêrô hay Anrê có lẽ cả đêm cũng đã thả lưới đủ bên trái hay bên phải rồi. Thực ra, những chi tiết như “vất vả suốt đêm”, “trời sáng Chúa Giêsu đến” và “thả bên phải mạn thuyền” mang ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt hình ảnh “bên phải mạn thuyền” gợi nhớ sự kiện một tên lính đã dùng giáo đâm vào cạnh sườn phải Chúa Giêsu làm máu và nước chảy ra. Với sức riêng ỷ lại vào khả năng mình và mò mẫm trong bóng tối, công việc truyền giáo (bắt cá) của các mnôn đệ hoàn toàn thất bại, cho tới khi có ánh sáng Đấng Phục Sinh đến, và khi bắt đầu truyền giáo bằng Tình Yêu từ cạnh sườn của Đấng Phục Sinh thì kết quả mới bội thu.
 
– Chi tiết khi các môn đệ bước lên bờ, thì đã có cá nướng sẵn, nhưng Chúa Giêsu bảo đem cá các ông vừa mới bắt được đến nữa cũng mang một ý nghĩa biểu tượng. Đấng Phục Sinh không dọn sẵn cho các môn đệ tất cả, nhưng cần sự cộng tác của các ông. Thiên Chúa ghi nhận công lao vất vả của con người, để cùng kết hợp trong hy tế của Chúa Giêsu đem lại ơn cứu độ cho muôn dân.
– Lưới đầy những CÁ LỚN, được 153 con mà lưới không bị rách: Các nhà chú giải vẫn xem con số 153 là tượng trưng cho 153 loài cá dưới biển. Cũng cần phải nói thêm rằng, chi tiết “lưới nhiều cá thế mà không bị rách, thuyền chở nặng gần chìm mà không chìm” cũng là một ý nghĩa biểu tượng mà tác giả Tin Mừng muốn chuyển tải. Giáo Hội quy tụ muôn dân nhưng vẫn đủ chỗ, không bao giờ thiếu chỗ cho các công dân gia nhập Nước Trời, và ân sủng của Thiên Chúa mà các chứng nhân mang đến cho mọi người không bao giờ bị vơi.
 
– Cuối cùng, hình ảnh tông đồ trưởng Phêrô khoác áo vào và nhảy xuống biển, cũng gợi lại hình ảnh Chúa Giêsu mang lấy chiếc khăn để quỳ xuống rửa chân, nhiệm ý diễn tả các sứ giả Tin Mừng là phải mang lấy sự phục vụ của Chúa để đến với mọi người giữa biển đời bao la.
 
Tóm lại, rao giảng về Đấng Phục Sinh phải khởi đi từ Tình Yêu nơi trái tim (cạnh sườn) Chúa chứ không phải từ sức riêng mình; rao giảng bằng sự cộng tác chính mình với ân sủng Chúa chứ không ỷ lại vào Chúa. Đặc biệt, rao giảng bằng phục vụ chứ không phải để được phục vụ.
 
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin dạy chúng con biết làm cho ánh sáng phục sinh của Chúa chiếu toả trên mọi người bằng chính đời sống phục vụ của chúng con. Amen.
 
Hiền Lâm.
 
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...