Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN- năm C: “HÔM NAY ĐÃ ỨNG NGHIỆM LỜI KINH THÁNH” (Paul TG – Phước Hải)

 

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN- năm C

 Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1Cr 12,12-30; Lc 1,1-4; 4,14-21

 

“HÔM NAY ĐÃ ỨNG NGHIỆM LỜI KINH THÁNH”

Các bài đọc Lời Chúa ngày hôm nay xoay quanh việc Lời Thiên Chúa được công bố: Lời đó trong Cựu Ước được đọc lên dưới hình thức bản văn Lề Luật để giúp dân Do-thái thi hành ý muốn của Thiên Chúa (bài đọc I); Lời Chúa trở nên ứng nghiệm nơi Đức Giê-su khi chính Người là Lời và Lời đó thực thi trọn vẹn ý Chúa Cha trong việc công bố một kỷ nguyên mới (bài Tin Mừng); Lời Chúa lan tỏa khắp nơi trong Giáo Hội qua cuộc sống đức ái hiệp nhất trong Chúa Giê-su Ki-tô như sự liên kết trong một thân thể duy nhất (bài đọc II).

 

1. Luật Chúa soi chiếu đời sống

Trong bài đọc trích từ ngôn sứ Nơ-khe-mi-a đã nói lên sự cần thiết của luật Thiên Chúa:“Ông Ét- ra mở sách ra trước mặt toàn dân, vì ông đứng cao hơn mọi người. Khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy. Bấy giờ ông Ét -ra chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng:“Amen! Amen”. Rồi sấp mặt xuống đất thờ lạy Đức Chúa. Ông Ét-ra và các Thầy tư tế đọc rõ ràng và giải thích sách luật của Thiên Chúa, nhờ thế toàn dân hiểu được những gì ông đọc”(Nkm 8,5-8). Ở đây muốn nói lên rằng các tư tế và các thầy Lêvi luôn tôn trọng luật Chúa và lấy luật Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc đời mình, nhờ đó các ngài hăng hái giải thích luật Chúa cho dân và dân cũng đón nhận với thái độ kính cẩn của mình.

Thư gửi tín hữu Corinto, thánh Phaolô nhấn mạnh đến mỗi người trong chúng ta đều là anh em của nhau, nên phải biết tôn trọng nhau, yêu thương nhau và biết tha thứ cho nhau, động viên và khích lệ nhau, thông cảm cho nhau. Ngài nói: “Vì một bộ phận đau, thì mọi bộ phận bị đau. Nếu một bộ phận được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung. Vậy anh em, anh em là thân thể của Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận…”( 1Cr 12, 27-30).

Tóm lại, các bài đọc Lời Chúa như là một sự bổ túc cho nhau về việc luôn đề cao luật Chúa trong chính cuộc sống của mình và trong cuộc sống của người khác.

 

2. Lời Chúa được ứng nghiệm cách cụ thể.

Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay, trước hết cho chúng ta một sự xác tín: trong cuộc sống thường ngày khi làm bất cứ công việc gì dù lớn hay nhỏ đều cần xin ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chỉ dạy và thánh hóa… Thật vậy, cả cuộc đời của Chúa Giêsu luôn có sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần: “Thần khí liền thúc đẩy Người vào trong hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ” (Mc 1,12). Và hôm nay được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, Chúa Giê-su bắt đầu sứ mạng loan báo Tin Mừng khắp miền Galilê, trở về quê hương của mình là Nararét, và đọc sách Thánh trong hội đường.

– Thánh Luca diễn tả việc Chúa Giê-su vào hội đường đọc Kinh Thánh một cách đơn sơ nhưng đầy trang trọng:“Rồi Chúa Giêsu đến Nararet, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabat và đứng lên đọc Kinh Thánh” (Lc 1,16). Ở đây tác giả muốn cho chúng ta thấy, chính Chúa Giêsu là nguời yêu mến Kính Thánh, nên Ngài thường xuyên đến hội đường để sinh hoạt với các nhóm ở đó, và Ngài còn cắt nghĩa cho họ hiểu được giá trị của Lời Chúa trong cuộc sống của mình,  như Vịnh gia qủa quyết: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”.

– Chúa Giêsu còn là một người luôn tôn trọng Sách Thánh, nên Ngài kính cẩn đọc Sách Thánh với tất cả tình yêu và con người của mình. Điều này Chúa đang nhắc nhở mỗi người chúng ta trong cuộc sống cần ý thức hơn khi đọc sách Thánh, có nhiều khi chúng ta đọc Kinh Thánh theo một thói quen, đọc mà không hiểu, không kính cẩn với cuốn Lời Chúa, và không lấy Kinh Thánh làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình.

– “Họ trao cho Người một cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra gặp đoạn chép rằng: Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo tin mừng cho người nghèo hèn. Người sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết được ánh sáng, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa. Đức Giê-su cuộc sách lại, trả lại cho người giúp việc hội đường rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người” (Lc1, 16-21). Đó chính là thái độ của một nhà mô phạm tài giỏi và khóe léo đã thu hút mọi người đến với mình. Thì cuộc đời chúng ta cũng phải sống và phản chiếu Lời Chúa cho những người xung quang qua cách sống của chính mình.

– Kết thúc bài Tin Mừng:“Hôm nay đã ứng nghiệm Lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”(Lc 1,21). Điều này cho chúng ta thấy Chúa Giê-su đã thi hành thánh ý của Chúa Cha qua đoạn Kinh Thánh với một thái độ kính cẩn và trang nghiêm. Và khi đã biết ý Chúa Cha, Chúa Giêsu quyết tâm thi hành bằng cả cuộc “nhập thế” của Ngài . Đây cũng là bài học cho chúng ta, một khi đã dấn thân theo Chúa,  phải luôn có thái độ lắng nghe tiếng Chúa, thực thi ý Chúa một cách tròn đầy trong cuộc sống thường ngày của mình, có như thế cuộc sống mới có ý nghĩa cứu độ.

 

Lạy Chúa Giê-su, con cảm tạ Chúa đã yêu thương chúng con và dạy cho chúng con biết cách tiếp cận với Lời Chúa. Xin cho chúng con cũng biết noi gương Chúa là sống và say mê Lời của Chúa, để nhờ Lời Chúa hướng dẫn, chỉ dạy chúng con sẽ  được biến đổỉ trở nên người con hiếu thảo của Chúa và của mọi người hơn . Amen.

 

Soeur M. Phaolo Thánh Giá. Đan Viện Phước Hải

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...