Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật IV MV năm C: “Đấng sẽ đến” – Quốc Vũ

Chúa nhật IV Mùa Vọng, năm C

«ĐẤNG SẼ ĐẾN»

Bài đọc 1: Mikha 5, 1-4a

Bài đọc 2: Hipri 10, 5-10

Tin Mừng: Luca 1, 39-45

1. Bài đọc I: Từ Bethlemme sẽ xuất hiện một Đấng, người sẽ cai trị Israel và muôn dân bằng sự công chính và hòa bình.

Trong sách của sách ngôn sứ Mikha, thì chương 4 và 5 là phần tách biệt hoàn toàn với các chương khác: đây là phần nêu bật lời cảnh báo và việc loan tin của ngôn sứ về một viễn cảnh trong sáng của một triều đại mới sẽ đến trong công lý và hòa bình.

Vị vua tương lai. Sự thay đổi tình trạng của một đất nước sẽ được thực hiện bởi một nhân vật huyền nhiệm sẽ được sinh ra tại Bethlemme. Người sẽ là vua cai trị muôn nước bằng công lý và hòa bình. Vị vua hòa bình này sẽ đến để gải thoát và đặt dân Israel lên vị trí ưu việt (x. Mik 5, 5-6). Vị vua đó được miêu tả bằng hình ảnh của một vị mục tử và một vị vua đầy uy dũng quyền năng: Người đến để quy tụ toàn thể con cái Israel trở về, và triều đại của Người sẽ mang đến một nền hòa bình viên mãn.

Đấng Mêsia. Tin mừng thánh Matthêu (2.4-6) và truyền thống Kitô giáo đã có những ghi nhận và diễn giải cách cụ thể về hình ảnh của Đấng Mêsia, khi dựa trên sách ngôn sứ Isaia, đặc biệt là về sự xuất hiện của Đấng Emmanuel và về triều đại hòa bình của Người sẽ đến (Is 7,14; 9,5-6; 11, 1-19). Và khi nối kết với đoạn sách ngôn sứ Mikha hôm nay, chúng ta có thể biết được nơi chốn mà vị vua tương lai sẽ sinh ra chính là Bethlemme; và các bản văn khác còn cho biết Đấng Mêsia được miêu tả là một vị mục tử và một vị vua (x. Gr 23,4tt; Tv 2 và 110).

 2. Bài Tin Mừng: Nhờ Đức Maria, Thiên Chúa đã đến giữa thế gian, hầu giúp con người chiến thắng mọi tà thần.

Hòm Bia Giao Ước Mới. Đoạn văn này của thánh sử Luca làm phong phú hóa truyền thống Cựu Ước. Đặc biệt là khi ngài diễn tả hình ảnh của hài nhi trong bụng bà Elisabeth đã nhảy lên vui sướng khi được Đức Maria đến thăm. Điều này gợi lại hình ảnh vua Đavit đã nhảy mừng trước Hòm Bia của Thiên Chúa (x. 2Sm 6). Như vậy, ở đây thánh sử đã ám chỉ Đức Maria là Hòm Bia của Giao Ước Mới, vì Mẹ đã cứu mang Đấng Cứu Thế. Mẹ đã trở thành nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa không còn ở trong các đồ vật do tay người phàm làm ra hay trong các đền đài được xây bằng gỗ đá nữa, nhưng giờ đây, Người ở trong cung lòng Đức Maria, và hiện diện giữa chúng ta (Ml 3, 1-2).

Nói cách khác, Thiên Chúa ở trong những con người sống động; mỗi Kitô hữu được mời gọi bắt chước Đức Maria, trở thành dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện giữa nhân loại. Cách sống và sự dấn thân của các Kitô hữu, sẽ xây dựng cho Người một nơi cư ngụ trên trần gian. Nhất là, Thánh Thể sẽ là động lực và sức sống giúp cho chúng ta trở nên ngôi nhà xứng đáng cho Thiên Chúa ngự.

Người nữ vinh quang. Đoạn văn của Luca hôm nay cũng gợi lại những cuộc chiến diễn ra thời Cựu Ước, nhưng Hòm Bia Giao Ước đã đưa dân Israel vượt qua bao cuộc chiến đó. Ngoài ra, lời kêu lên vui sướng của bà Elisabeth gợi lại bài ca khải hoàn của bà Giael và bà Giuđitha khi đoàn quân chiến thằng trở về (x. Gđt 5, 1-31 hay 13, 17-18; 15, 9-10).

Thật vậy, thánh sử muốn giới thiệu Đức Maria bằng một hình ảnh của một người nữ khải hoàn chiến thằng trên kẻ thù. Mẹ như là một Giael và Giuđitha mới, bảo vệ và che chở dân Chúa, và giúp họ đánh bại quân thù; đồng thời còn khai mở một thời kỳ mới, thời của Đấng Mêsia, mà ở đó mọi đau khổ và tội lỗi đều bị phá hủy tan tành.

 3. Bài đọc II: Đức Kitô đến trần gian để thi hành thánh ý của Thiên Chúa Cha, và Người sẽ thánh hóa chúng ta bằng việc hiến tế chính mình.

Ở chương trước (9, 24-28), tác giả sách đã muốn cho thấy rằng nghi lễ đền tội đã tìm thấy sự hoàn thiện của nó nơi chính hy tế của Đức Kitô. Giờ đây, tất cả mọi nghi lễ nơi đền thờ đều phải được đặt nền trên và quy hướng về Đức Giêsu.

Chúng ta và hy tế mới (cc. 5-9). Thật là chính đáng khi chúng ta tự đặt ra cho mình một câu hỏi: phải chăng chúng ta đang cử hành hy lễ theo nghi thức cũ; Phải chăng chúng ta thường quá chú trọng đến nghi lễ tôn giáo phải được cử hành trong nhà thờ. Đức Kitô đã đến, làm thay đổi và mặc cho nghi lễ tôn giáo một ý nghĩa mới: các Kitô phải dâng hiến chính mình, phải cử hành hy tế ngay trong chính cuộc sống hằng ngày hơn là trong nhà thờ; chúng ta phải tôn vinh Thiên Chúa bằng chính cách sống của mình khi nói: «Lạy Chúa, này con đến để thi hành ý Chúa».

Được thánh hóa trong hy tế của Đức Kitô (c. 10). Điều này không có nghĩa là chúng ta phải đóng cửa nhà thờ lại, hoặc không cần xây nhà thờ nữa, vì chỉ cần kết hợp với Đức Kitô thì hy lễ của chúng ta mới đạt đến ý nghĩa và hiệu quả thực. Tuy nhiên, trong việc cử hành Thánh Thể, chúng ta được gặp gỡ sự vâng phục tuyệt đối của Đức Giêsu, đồng thời chúng ta được thánh hóa nhờ hy tế của Người. Tình yêu, dâng hiến một lần cho tất cả này, được lập lại trong mỗi thánh lễ, và như vậy chúng ta sẽ dễ dàng dâng hiến hy lễ của chính mình lên Thiên Chúa.

 4. Suy niệm

+ Đấng sẽ đến

Truyền thống ngôn sứ tiên báo Đấng Cứu Thế sẽ đến. Dọc dài theo dòng lịch sử của dân thánh, qua bao nhiêu biến cố, qua biết bao những tội lụy bất trung, dân thánh vẫn được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc giữ gìn. Bởi Người là Đấng trung thành, Đấng nhớ lại giao ước từ ngàn xưa với các tổ phụ, và đã thực hiện lời hứa ấy.

Đấng Mêsia sẽ đến, và đã đến như lời các ngôn sứ, để giải thoát và đưa dân trở về quê cha đất tổ, để xây dựng lại đất nước và nối lại giao ước xưa: là cho dân được hưởng cảnh thái bình thịnh trị, được hưởng những thành quả do bàn tay mình làm ra, được hạnh phúc sống trong miền đất chảy sữa và mật. Quả thật, đó không còn phải là lời hứa nữa, mà đã hiển hiện ngay trước mắt, đẽ diễn ra trong đời sống hằng ngày. Đấng Mêsia đã đến, cự ngụ trong lòng Đức Maria, để hiện hiện và ở giữa loài người.

+ Người ở giữa chúng ta

«Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta» (Ga 1, 14). Ngôi Lời là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế đã đến trần gian. Chính Người là nguồn bình an cho chúng ta, và Người là Trung Gian duy nhất nối kết và hòa giải con người với Thiên Chúa, bằng chính hy tế thập giá, Người dâng hiến chính mình và chỉ dâng một lần là đủ, đền thay tội lỗi cho toàn thể nhân loại. Từ đây, mọi hy tế trên bàn thờ chúng ta dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày, phải được kết hợp với hy tế của Người, và nhờ hy tế của Người làm cho trở nên xứng đáng trước nhan Thiên Chúa.

Ngoài ra, Ngôi Lời làm người và ở giữa chúng ta, còn để nối kết chúng ta với Người và với nhau, hầu cùng nhau xây dựng làm nên một thân thể duy nhất có Người là đầu; đồng thời Người cũng mời gọi chúng ta mở rộng vòng tay đón nhận thêm nhiều anh chị em vào trong nhà của Người, nghĩa là làm cho triều đại của Người lan rộng đến với nhiều người, hầu kiến tạo một nhân loại mới, một thế giới mới tràn ngập ân sủng và tình yêu của Đấng sẽ đến để ban tặng hòa bình và công lý cho toàn thể nhân loại.

                                  Quốc Vũ          

~*~

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...