Thứ Hai, 23 Tháng 6, 2025

Chúa nhật IV Phục Sinh, năm B – “Mục Tử Nhân Lành” – Quốc Vũ

Chúa nhật IV Phục Sinh, năm B

«MỤC TỬ NHÂN LÀNH»

Bài đọc 1: Cvtđ 4, 8-12

Bài đọc 2: 1Gioan3, 1-2

Tin Mừng: Gioan 10, 11-18

1. Bài đọc I:Chỉ nhờ danh Đức Giêsu chúng ta mới được cứu độ.

Nhờ thánh Phêrô và các tông đồ mà những việc làm và cái chết của Đức Giêsu được lưu truyền mãi: qua các phép lạ, sự kiên cường trước những cuộc bách hại và tra vấn nơi toàn án… giữa bao thử thách ấy, quyền năng của Đấng Phục Sinh vẫn trợ giúp và gìn giữ các tín hữu của Người.

Dựa vào lời loan báo của ngôn sứ Giôel (3, 5), Phêrô đã bắt đầu rao giảng danh Đức Giêsu: tin vào danh Người là tin rằng chiến thắng của Người thống trị sự chết và tội lỗi; được cứu chữa và chịu thanh tẩy nhân danh Người là cộng tác vào công việc loan báo ơn cứu độ cho mọi người; tuyên xưng danh Người là ý thức rằng Người hằng hiện diện và đồng hành với chúng ta.

2. Bài Tin Mừng: Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống vì đoàn chiên.

– Mục tử nhân lành. Điều mà dụ ngôn về vị mục tử nhân lành muốn nhấn mạnh là sự hiến dâng của người mục tử và sự không dễ dạy của đoàn chiên; bởi tính dễ dạy có thể dẫn đến tính thụ động hoặc chủ nghĩa xu thời. Đức Giêsu không kêu gọi chúng ta từ bỏ trách nhiệm của mình và cũng không muốn chúng ta tin cách mù quáng.

Khi nói: «Tôi là mục tử nhân lành» (c. 11), thì Đức Kitô thực sự đã trở nên như thế, bởi Người đã hy sinh chính mình vì đoàn chiên (c. 15), trái với những người mục tử chỉ lo tìm kiếm quyền bính lợi lộc cá nhân. Đức Kitô không là người đứng đầu để kích động đám đông, nhưng Người kêu gọi mỗi người hiệp nhất với nhau và kết hiệp với Người như Chúa Con với Chúa Cha. Người không mị dân, không làm cho ảo tưởng về sự trung tín của của đoàn chiên nhỏ bé, không bỏ rơi con chiên đau bệnh; trái lại, Người để ý đến những con chiên không thuộc ràn này: «Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này, Tôi phải đưa chúng về» (c. 16).

– Hiến dâng mạng sống. Chính Đức Giêsu đã chỉ ra dấu chứng thật giúp chúng ta nhận biết đâu là người mục tử tốt lành: là dám hy sinh mạng sống cho đàn chiên. Nhưng không phải theo y như cách mà Người đã thực hiện, bởi không có bất cứ người nào có thể trở nên như Người.

Chỉ có Đức Giêsu mới có thể nói: «Mạng sống của Tôi, không ai lấy đi được» (c. 18a). Đối với con người, khi đối diện với cái chết là một sự sợ hãi và đau đớn kinh hồn; Đức Kitô đã mạc khải về sự tự do hoàn toàn của Con Người khi «hy sinh mạng sống cho đàn chiên», Người đã tự nguyện đi đến cái chết để chiến thắng sự chết.  

3. Bài đọc II: Thiên Chúa thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.

Trong phần thứ I của lá thư này, thánh Gioan đã đề cao sự hiệp thông và sự nhận biết Thiên Chúa. Giáo lý này, ở đây một lần nữa được nói đến, nhưng dưới khía cạnh “tình hiếu thảo của con đối với cha”.

Chúng ta được Thiên Chúa sinh ra (2, 29) và đời sống mới nhờ ơn tái sinh bằng bí tích thanh tẩy này (3, 3-8) làm cho chúng ta thông dự vào đời sống của Thiên Chúa như những người con. Nhưng, cũng như sự phục sinh của Đức Kitô không phải được biểu lộ cho hết thảy mọi người (chi cho những người tin mà thôi), thì đời sống mới này cũng không được ban cho tất cả mọi người. Những kẻ từ chối nhận biết Đức Kitô (trong ngôn ngữ của thánh Gioan chính là “thế gian”), cũng đồng nghĩa với việc từ chối sự sống của Thiên Chúa, vốn hiện hữu trong mọi tín hữu.

Tuy nhiên, một ngày kia, sự sống này sẽ được biểu tỏ cách viên mãn, và chúng ta, sau khi đã trải qua cuộc thanh tẩy cần thiết, sẽ được thấy Thiên Chúa như Người là (x. Mt 5, 8; Dt 12, 14).

4. Suy niệm

Bài Tin Mừng Chúa nhật IV Phục sinh năm nào cũng nói về Chúa Kitô mục tử. Người đã khẳng định rõ rệt: «Tôi là mục tử nhân lành» (c. 11).

Ngày hôm nay, vì thế, đã được chọn làm ngày dành cho ơn thiên triệu, để tất cả chúng ta suy nghĩ về vai trò chăn chiên ở trong Hội Thánh, và cầu nguyện để Hội Thánh có thêm nhiều mục tử tốt.

Như vậy, một cách nào đó, chúng ta như bị bó buộc phải đi từ bài Tin Mừng để tìm hiểu ý nghĩa phần phụng vụ Lời Chúa của ngày hôm nay, bởi vì chính bài Tin Mừng đã cho ngày hôm nay ý nghĩa như chúng ta vừa nói.

+ 4.1. Tương quan giữa mục tử và chiên

Hình ảnh “mục tử” và “đàn chiên”, đưa chúng ta đến một khái niệm về sự tương quan hai chiều: mục tử biết chiên và chiên nghe tiếng người mục tử.

Thật vậy, trong xã hội Israel cổ thời, tương quan giữa mục tử và đàn chiên không đơn thuần chỉ là một vấn đề lợi ích kinh tế, dựa trên các sản phẩm các con chiên cung cấp để mục tử sử dụng mà nuôi sống mình và gia đình: như len, sữa, thịt, v.v. Nói cách khác, đây không chỉ là một tương quan sở hữu. Nhưng, giữa mục tử và đoàn chiên, còn có một tương quan hầu như riêng tư. Ngày qua ngày, mục tử và đoàn chiên sống với nhau tại các nơi hoang vắng, chỉ có nhau chứ không có gì chung quanh. Do đó, chẳng mấy chốc, người mục tử biết rõ từng con chiên, và mỗi con chiên nhận biết tiếng nói của mục tử, và dễ dàng phân biệt với tiếng của người khác.

Chính vì tương quan này, giúp chúng ta hiểu vì sao Thiên Chúa đã sử dụng biểu tượng này để mô tả mối tương quan của Ngài với Dân tuyển chọn, như chúng ta đọc thấy trong Thánh vịnh 23. Mối tương quan này đã trở thành kiểu mẫu cho các nhà lãnh đạo (vua chúa, tư tế, ngôn sứ): như Thiên Chúa, họ phải tạo sự an toàn và che chở cho Dân. Họ phải có trách nhiệm lớn cho đời sống của dân, kiểu không thì sẽ bị Thiên Chúa trách phạt như các nhà lãnh đạo được đề cập tới trong sách ngôn sứ Êdêkien chương 34.

+ 4.2. Mục tử nhân lành

«Nhân lành» (c.11): nghĩa là tốt. Trong Hy-ngữ, có hai từ để nói là “tốt”: (1) agathos mô tả đức tính luân lý của một cá nhân được coi là tốt; (2) kalos, cũng có thể dịch là “đẹp”, thêm vào yếu tố “tốt” một nét nói lên sự thu hút và đồng cảm. “Từ “nhân lành” hay “tốt” ở đây là tính từ kalos.

Người mục tử nhân lành là người mục tử “tốt”, tức là người chăn chiên tốt. Thật ra, để hiểu hết ý của Đức Kitô muốn nói về hình ảnh người “mục tử nhân lành”, có lẽ chúng ta phải trở lại nhiều đoạn sách Cựu Ước và đặc biệt chương 34 sách Êdêkiel. Ở đó Yavê Thiên Chúa phàn nàn vì mọi kẻ Người đặt lên chăn dắt dân Người đều lợi dụng và làm khổ dân. Hạng mục tử ấy, Người thôi không dùng nữa. Người sẽ lấy lại đàn chiên của Người khỏi tay họ. Và chính Người sẽ đứng ra chăn dắt chiên. Với lời tiên tri này dân Dothái hết muốn gọi ai là mục tử. Họ chờ Ðấng Thiên Sai Cứu thế đến. Người sẽ là vị mục tử duy nhất của họ, vì Người sẽ là hiện thân của chính Giavê đến chăn dắt dân.

Hôm nay, khi tuyên bố: «Tôi là mục tử nhân lành» (c. 11), Ðức Giêsu muốn nói Người chính là vị mục tử dân Chúa đang trông chờ. Mục tử tốt ở đời này chỉ có một mà thôi: đó chính là Người; còn mọi kẻ khác chỉ chăn thuê nên không thể tốt được.

Mục tử nhân lành là người chủ chiên, có tình yêu thương đoàn chiên noi gương Chúa Giêsu Vị Mục Tử Tối Cao, thể hiện qua các hành động cụ thể như sau:

– Hiểu biết và cảm thông: «Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi» (c. 27).

– Bảo đảm sự sống của đàn chiên: «Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi» (c. 28).

– Hy sinh mạng sống cho đàn chiên: «Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên» (c. 11).

+ 4.3. Giáo hội, mục tử nhân lành theo gương Chúa Kitô.

Người Mục Tử Nhân Lành là hình ảnh tử nói về sự chăm sóc yêu thương và có trách nhiệm; hướng dẫn, che chở, an ủi, nuôi dưỡng và bảo vệ. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho Hội Thánh nhiều mục tử mới tốt lành.

Trước hết, nguyện xin Thiên Chúa ban cho các mục tử: Giám mục, linh mục và phó tế, ơn khôn ngoan và sự nhẫn nại khi các ngài phục vụ và hướng dẫn dân Chúa.

Kế đến, chúng ta cầu nguyện cho những người dẫn dắt chúng ta nhờ những thừa tác vụ của các ngài trong giáo hội: các tu sĩ, các ủy ban bác ái và những giáo dân thiện nguyện.

Nhìn xa hơn, chúng ta cũng cầu xin cho tất cả những mục tử là các ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo… Họ cũng mang trách nhiệm và gánh nặng trong cương vị lãnh đạo những người mà họ coi sóc. Hôm nay, cầu chúc họ được đầy tràn ơn hướng dẫn của Thiên Chúa. Nguyện xin tất cả  chúng ta được vị Mục tử Nhân lành nuôi dưỡng trong Bí tích Thánh Thể này, luôn biết lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên những mục tử tốt lành trong chính vai trò và trách nhiệm của mình, và, như Đức Kitô, sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đoàn chiên mình đang chăm sóc trong mỗi gia đình, trường học, và nơi mình đang dấn thân phục vụ.

                                 Quốc Vũ  

~*~

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...

Lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô 29.06

Suy niệm lễ trọng Kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô không chỉ là...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Niềm vui Chúa Thánh Thần

    NIỀM VUI CHÚA THÁNH THẦN M. Scholastica, VP      Khi Thầy Giêsu chết mọi sự tưởng chừng như không còn hy vọng, thì nay Thầy...

Lễ Đức Maria Thăm Viếng (Lc 1,39-56): Niềm vui của người tin yêu

Lễ Đức Đi Thăm Viếng (Lc 1,39-56) Niềm vui của người tin yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí...

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53): Chúa Giêsu lên trời – Người không rời xa chúng ta

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53) Chúa Giêsu Lên Trời – Người Không Rời Xa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có...