Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT IV PS – NĂM B: MỤC TỬ NHÂN LÀNH (TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Chúa Nhật IV PS – Năm B: Mục Tử Nhân Lành

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA 

Cv 4,8-12

4,8 Bấy giờ, ông Phê-rô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ : “Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, 9 hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. 10 Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Ít-ra-en biết cho rằng : nhân danh chính Đức Giê-su Ki-tô, người Na-da-rét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho chỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. 11 Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. 12 Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.”

1Ga 3,1-2

3,1 Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào :  Người yêu đến nỗi  cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa -mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.  Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta,  là vì thế gian đã không biết Người.2 Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa ;  nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện,  chúng ta sẽ nên giống như Người,  vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.

Ga 10,11-18

10,11 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. 12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, 13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. 14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, 15 như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. 17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. 18 Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.”

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ 

Dân Do Thái  là dân  du mục.  Cuộc đời họ gắn liền với đoàn vật và những  đồng  cỏ. Nên  khi Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh người mục tử và đoàn chiên, người Do Thái hiểu ngay tức khắc. Chúa Giêsu đã dùng  hình ảnh quen thuộc  ấy để nói lên mối liên hệ của ta với Người  và của Người  với ta. Người là Mục tử nhân lành. Ta là đoàn  chiên   của Người. Người lãnh đạo đoàn chiên không  phải bằng uy quyền  áp chế,  bằng  kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được  biểu lộ qua ba khía cạnh : hiểu biết, quan tâm chăm  sóc và hi sinh cho đoàn chiên. 

Tình yêu của Chúa  Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không   phát  xuất  từ lý trí, do học hỏi, nhưng phát  xuất  từ trái tim, do tình yêu. Khi yêu,  trái tim trở nên  vô cùng  nhạy bén đến độ hiểu được  hết những  gì mà trí óc con người không hiểu thấu, nghe được  hết những âm thanh của tâm hồn mà tai người thường không nghe thấy, nhìn thấy hết những gì ẩn kín trong tâm hồn mà mắt thường  không  nhìn thấy, cảm nhận được hết những  chiều  sâu thăm thẳm của tâm hồn mà không  một nhà tâm  lý học  nào  có thể  cảm  được. Khi Chúa Giêsu nói: “Ta biết chiên Ta” có nghĩa là Người  hiểu  biết  từng người  trong chúng ta. Người không chỉ hiểu rõ hoàn  cảnh  sinh sống của chúng ta, mà còn thấu  rõ tâm  tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng  mà ta đang phải gánh.  Người  thông  cảm với những  đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người  khổ những  nỗi khổ đang dày  vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta. 

Tình yêu của Chúa  Giêsu  là tình yêu quan tâm chăm  sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến  từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm  sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường  chăm  sóc. Chúa Giêsu  yêu thương ta nên Người  quan tâm đến ta. Người  biết rõ những  nhu cầu của ta. Người chăm sóc ta. Có những  tình yêu muốn  chiếm  hữu. Đó là thứ  tình yêu ích kỷ. Có những  chăm  sóc khiến  ta trở nên  ấu trĩ, yếu  ớt, không lớn lên được.  Đó  là thứ  chăm sóc độc đoán, ràng buộc. Chúa Giêsu  chăm sóc không  phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người  chăm  sóc ta không  phải để ta trở nên ấu trĩ, nhưng là để giúp  ta trưởng  thành.  Người  chăm  sóc ta không phải để ta trở nên  yếu  ớt nhút  nhát,  nhưng là để giúp  ta mạnh mẽ, tự tin. Vì thế, Người cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh. Người đưa ta đến những  đồng  cỏ non, đến những dòng suối trong. Lương thực Người mang đến,   đó là Lời  Chúa,   là Mình Máu  Thánh   Chúa,  là Thánh   ý  Chúa Cha. Những lương thực  ấy sẽ cho ta được  sống  và sống dồi dào. 

Tình yêu của Chúa  Giêsu  là tình yêu hi sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu nhiều càng sẵn sàng hi sinh nhiều.  Yêu đến sẵn sàng hi sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Chúa Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người  dám hi sinh mạng  sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Chính Người  đã thực  hiện  điều  ấy. Người  là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng,  một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên.  Người đã tự hiến  mạng sống vì ta. Người  đã chấp nhận chết đi để ta được sống. 

Hạnh  phúc cho ta được là đoàn chiên của Người. Ta được an ủi vì Người hiểu ta. Ta an tâm vì Người hằng quan tâm chăm sóc ta. Ta sung sướng vì Người yêu thương đến nỗi chết vì ta. Người muốn ta chia sẻ hạnh  phúc ấy cho mọi người. Người muốn ta lớn mạnh để đến lượt ta, chính ta trở thành  mục  tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục   tử của  con cái. Thầy cô giáo  là mục  tử của học  sinh. Giám  đốc là mục  tử của công nhân. Y bác sĩ là mục  tử của bệnh nhân. Anh chị  lớn là mục  tử của các em nhỏ. Nhưng đặc biệt hơn hết, Người  muốn  có những người tiếp tục công việc của Người,  chăm  sóc đời sống tâm linh nhân loại. Chính vì thế, Giáo hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới, và riêng  trong Giáo phận, ta thấy còn thiếu rất nhiều  linh mục.  Giáo dân cần linh mục như bệnh  nhân cần bác sĩ. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông,  chia sẻ vui buồn trong đời sống  và như người  bạn  đồng  hành  giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau.

Hãy cầu nguyện  cho có nhiều thanh niên sẵn sàng hiến thân làm linh mục. Hãy khuyến  khích con cháu dâng mình cho Chúa, làm linh mục để phục vụ anh em. Nhất  là hãy cầu nguyện  cho các linh mục  được   trở nên  những   mục  tử như Chúa Giêsu,  vị Mục  Tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm  sóc từng con chiên  và sẵn sàng  hi sinh bản thân vì lợi ích của đoàn chiên.

Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử nhân  lành,  xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành  theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành  trong gia đình, trong khu phố, trong xã hội. Amen

 

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Chúa Giêsu hướng dẫn đoàn chiên bằng cách nào? Bằng quyền lực hay bằng tình yêu thương?

2- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Đức Kitô.

3- Bạn có cảm thấy trách nhiệm là mục tử của mình không? Bạn đã đối xử với

đoàn chiên của mình thế nào?

4- Bạn nghĩ gì về đời sống tu trì? Bạn có

cầu nguyện cho cha Xứ của bạn không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...