Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2018 – NĂM B: CUỘC VƯỢT QUA QUYỀN LỰC TĂM TỐI THỜI ĐẠI (FM Đaminh Savio Nguyễn Tuấn Hào)

Suy niệm Lễ Lá – Năm B

(Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 14,1-15,47)

Cuộc Vượt Qua Quyền Lực Tăm Tối Thời Đại

Thánh Marco viết tin mừng và tường thuật về cuộc thương khó của Chúa Giesu với mầu sắc ảm đạm thê thảm nhất so với các Phúc Âm khác. Bối cảnh xã hội, chính trị, tôn giáo rối loạn, sụp đổ và bách hại. Đền thờ Gierusalem của người Do thái bị người Roma thiêu rụi năm 70 và dân Do Thái sẽ phải tản mát khắp nơi. Nêro hoàng đế Roma bạo tàn. Ông đã đốt thành Roma. Bị tố cáo kẻ làm điều gian ác và để phủi tay vô tội, ông đã nghĩ ra mưu thâm, đổ lỗi cho các Kito hữu đốt thành. Để chứng tỏ minh vô tội và phải trừng phạt kẻ có tội, ông đã ra lệnh bách hại các Kito hữu khủng khiếp.

Tội lỗi xã hội, tôn giáo đã trở thành có hệ thống, cơ cấu tổ chức, có âm mưu, kế đồ và lên ngôi thống trị. Đó là dấu hiệu sự tan rã tận cùng. Chúa Giêsu, theo tường thuật thương khó của thánh Marco, với chân dung Người Tôi Giave khiêm nhường, hoàn toàn vâng phục ý Chúa Cha, mang khổ hình tột cùng và chịu chết, làm sáng tỏ công lý và giải thoát cứu độ con người. 

  • Tội lỗi thành hệ thống, lên ngôi, thống trị và khủng bố

 Tội lỗi, mưu sự ác đã biến thành tổ chức, hệ thống truy đuổi, sát hại Đức Giêsu.

 Thánh Marco ngày từ khởi đầu của tường thuật thương khó, đã chỉ đích danh kẻ chủ mưu. Họ không phải là người ngoài, mà là người nhà, người đứng đầu của tôn giáo, là kinh sư biệt phái và các hội đồng Do Thái: “Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men, các thượng tế và kinh sư tìm cách dùng mưu bắt Ðức Giêsu và giết đi“. Họ đã tạo nên tổ chức để thực hiện điều ác: ” Họ sai đến  bắt ĐGS với nhóm lính tráng trang bị đầy đủ“. Họ đã triệu tập sẵn thượng hội đồng để khi bắt được Chúa sẽ tố cáo và kết án tử cho Ngài.

Tội lỗi khi đã thành hệ thống, cơ cấu, nó tạo nên những lớp mây đen dầy đặc, bao phủ lương tri, làm đờ đẫn tâm linh, làm biến đổi sự trung thành, mất phẩm giá của kẻ làm môn đệ. Giuda nội gián, lập mưu bán nộp Thầy. Các môn đệ ngủ say trước giờ lâm tử của Thầy; Phero chối Thầy; Các môn đệ khác bỏ trốn, có môn đệ bỏ trốn mình trần, quên cả phẩm giá của riêng mình.

 Sự gian ác tội lỗi đã lên ngôi, nắm quyền thống trị sẽ tạo nên sức mạnh bạo lực, áp đảo, biến tổ chức con người thành dụng cụ quỹ dữ; người lành ra kẻ bất nhân; người cầm công lý thành kẻ bất công. Các thủ lãnh, Công Nghị Do Thái đã quyết định giết Chúa dù đã điều tra, cho nhân chứng cáo tội và không thấy tội nào đáng chết. Dân chúng vừa tung hô Chúa là vua, giờ lại gào thét đòi đóng đinh Chúa vào thập giá. Philato quyết tha cho tên trộm sát nhân và kết án tử cho Chúa vô tội. 

  • Đức Giêsu can đảm đối diện với tối tăm và làm sáng tỏ công lý

Trước quyền lực, tổ chức tối tăm bủa vây, Đức Giesu can đảm đối diện mặt và với sự bao dung, chịu đau khổ, Ngài làm sáng tỏ công lý.

Ngài phản tỉnh môn đệ về sự thỏa hiệp tối tăm: ” Có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng ăn với Thầy.

Ngài chỉ ra bạc nhược, khiếp đảm trước sức mạnh và sự tấn công của sự dữ sẽ làm cho Phêro, môn đồ trưởng chối thầy: ” Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kíp gáy hai lần thì anh, anh đã chối thầy ba lần”.

Ngài đối mặt và chất vấn nhóm người mang gươm giáo gậy gộc đến bắt Ngài. Họ thuộc về bóng tối nên hành động trong tối tăm. Con Ngài thuộc về chân lý nên đã hành động ở trong ánh sáng : “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt? Ngày ngày tôi ở giữa các ông, vẫn giảng dậy ở trong Đền thờ, mà sao các ông không bắt?“.

Ngài đối diện với tổ chức tôn giáo, kẻ chủ mưu. Họ là thượng tế, kỳ  mục, kinh sư và thượng hội đồng Do Thái. Họ chất vấn và đưa ra chứng nhân để tố cáo Ngài nhiều điều. Ngài đã làm thinh, một sự thinh lặng tố cáo và không thỏa hiệp với quyền lực tổ chức tội ác. Ngài chờ đợi và chỉ lên tiếng ánh sáng chân lý đến. Bấy giờ vị thượng tế hỏi Ngài : ” Ông có phải là Đấng Kito, Con của Đấng đáng chúc tụng không? Đức Giesu xác định căn tính của mình :”  Phải, chính thế và rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu đấng toàn năng và ngự giá mây trời mà đến“.

Ngài đối diện quyền lực chính trị Roma mà người đại diện là Philato. Philato tra hỏi ĐGS nhiều điều nhưng Ngài vẫn làm thinh. Ở đây, một sự làm thinh, giúp cho Philato có đủ không gian lắng đọng để nghe được tiếng nói công lý. Philato đã nghe được tiếng nói ấy, khi ông biết,  Đức Giesu hoàn toàn vô tội và chỉ vì tội nhỏ, tội ghen tức mà họ nộp người“. Nhưng ông không làm chủ được tình thế, lương tâm và quyền xét xử theo chân lý nơi ông bị cỗ máy của tổ chức tội lỗi nghiền nát. Ông từ người của công lý thành kẻ thỏa hiệp giết người. 

  • Cuộc vượt qua của chúng ta

Chúng ta đang sống ở vào thời đại mà hơn khi nào hết sự gian ác, bạo hành, bất công, lương tâm gian dối, giết chết tàn nhẫn…lại mạnh mẽ, tạo nên tổ chức hệ thống và nắm được quyền lực như ngày hôm nay.

Tối tăm tội ác đã tạo thành tổ chức xã hội, tôn giáo. Nhóm người tôn giáo quá kích đã thành lập cái gọi là nhà nước” Hồi Giáo“man rợ nhất thế giới. Họ đã nhân danh niềm tin tôn giáo để bách hại, loại trừ và giết chết man rợ. Chúng ta và những người Kito đừng biến mình thành chủ mưu của bạo lực tôn giáo, của loại trừ, bách hại hận thù, giết chết. Đức Giesu đã không lập tôn giáo để loại trừ, bách hại nhưng để cứu sống. Đức Giáo Hoàng Phanxico quả quyết mọi hành vi nhân danh tôn giáo để giết hại đều là hành động và thuộc tổ chức của ma quỷ, satan và mất nhân tính.

Tối tăm, sự ác đi vào sâu trong cơ cấu xã hội, văn hóa với ý thức hệ duy vật vô thần. Chúng ta nhận được sự giáo dục, và có lẽ đã trở thành tư duy, hành động và hình thành nhân cách chúng ta với ý thức hệ vô thần, duy vật và thực dụng. Chúng ta đã nhận được gì?  Nhận được những chân lý trống rỗng, lời hứa hão về hạnh phúc; sự phủ nhận Thiên Chúa và xóa bỏ các giá trị tâm linh. Hệ quả của nó là gì nếu không phải đã biến chúng ta thành những người sống, chỉ biết dán mắt vào hiện tại, tìm kiếm thỏa mãn dục vọng hiện tại, giành giật nhau để sống và thường sống với phẩm giá tối thiểu. Chúng ta cần loại trừ, làm sạch tư duy, đổi cách hành động và lấy ánh sáng từ Tin mừng, từ cuộc khổ nạn của Chúa để thắp lên chân lý và các giá trị cuộc sống vững chắc.

Tội lỗi, sự ác được tổ chức xã hội công nhận, bảo vệ. Nhiều tổ chức xã hội đã chấp nhận và cổ võ có bài bản, phương pháp, ra luật bảo vệ cho việc buôn bán vũ khí, chất độc hại giết người, phá thai, buôn bán dục tình dục, hôn nhân cùng phái, chết êm dụi và đổi giới tính…Vì cuộc khổ nạn của Chúa, hãy trung tín sống đúng với luân lý Tin Mừng và của Giáo Hội.

Sự xấu, sự ác đã biến thành thói quen và đi vào nhịp sống của chúng ta. Chúng ta hình như trong cuộc sống thường ngày đang đánh mất dần ý thức về lương thiện, khi phải hành động gian dối nơi công sở, học đường; khi phải hành động “ làm chết người cách êm dịu” như việc xả chất hóa học gây ung thư vào môi trường thiên nhiên khí thở, nước uông, tiêm thuốc độc vào rau quả, thực phẩm. Nhiều người trong chúng ta đã hành động như thế với suy nghĩ rằng, phải làm vậy công ăn việc làm mới xuôi thuận, cuộc sống mới khấm khá lên và lợi nhuận kiếm mới béo bở. Đó là tội ác thường ngày. Vì cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta hãy hành động và dạy người khác làm mọi việc với lương tâm thiện hảo. 

Đừng thỏa hiệp với gian dối, tội ác. Tổ chức xã hội và con người Việt nam, bị tiếng là dễ thỏa hiệp với kẻ xấu để áp bức tinh thần, để  hành động bạo lực, man rợ. Vì cuộc khổ nạn của Đức Giesu, đừng để mình ra như Giuda, thỏa hiệp với tổ chức tội lỗi, bán Chúa, làm điều ác hại.

Đức Giesu đã chịu mọi khổ hình tột cùng và chịu chết vì chúng ta. Cuộc vượt qua của Ngài, vì mang lấy đau khổ tột cùng, dù bên ngoài không thấy gì nhưng từ trong, đã phát ra âm vang, làm chấn động, vỡ mở đến cõi thâm sâu bí nhiệm. Chúng ta thấy, vào lúc ngài hấp hối tắt thở, “màn trong nhà thờ xé ra làm đôi“. Đó là sự xé mở mọi mặc khải bí nhiệm về tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Đó là sự xé mở, để từ vực sâu tăm tối tội lỗi con người, chúng ta nhìn lên cõi thiêng liêng là đồi thập giá. Nơi đó chúng ta chiêm ngắm thấy Đức Giesu- vị Thiên Chúa làm người, đã bị xé nát từng mảnh hữu thể và chụi chết vì chúng ta. Đó là tận cùng của tình yêu và hiến lễ ơn cứu chuộc của Chúa. Hãy nhìn, chiêm niệm chìm ngập sâu ở đó, và như viên sỹ quan đang đứng gần thập giá, hãy tuyên xưng “quả thực người này là con Thiên Chúa!“, chúng ta sẽ nhận được ơn tha tội cho mình, cho thế giới; sẽ thỏa mãn được mọi ý nghĩa khát chân lý và đạt được ơn cứu độ muôn đời. Amem.

                                                                                     Fm. Đaminh Savio – Ocist.

 

                                                                     

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đan Viện Châu Sơn Nho Quan: Thánh Lễ An Táng thầy Gioan Thiên Chúa

  TRONG CHÚA KITÔ Kn 4,7-15; Rm 6,3-4.8-9; Mc 15,33-39 Châu sơn mồng Hai Tết Giáp Thìn Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt Hai giờ chiều ngày 30 Tết...

Mùa Xuân đích thực

MÙA XUÂN ĐÍCH THỰC Is 65,17-21; Kh 21,1-6; Mt 5,43-48 Lễ Đưa Chân thầy Gioan Thiên Chúa Châu sơn mồng Một Tết Giáp Thìn, Đức tổng Giuse...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Cảm nhận của một bạn sinh viên trẻ khi đến tĩnh tâm tại Đan viện

CẢM NHẬN CỦA MỘT BẠN SINH VIÊN TRẺ KHI ĐẾN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN Martha Hoàng Mai Tôi là một cô gái với sức sống...

Bài giảng Lễ Cung Hiến Thánh Đường Đan viện Châu Sơn Nho Quan của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Kỷ niệm Cung hiến Thánh đường Đan viện Nho quan Ngày 04 - 11- 2023 CHÚA GIÊSU LÀ ĐỀN THỜ Ed 47,1-2.8-9.12; 1Cr 3,9c-11.16-17; Ga 2,13-22 Đức TGM...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt dâng thánh lễ thứ 3 tại đất thánh

Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Dâng Thánh Lễ Thứ 3 Tại Đất Thánh Của Đan Viện Ngày 02...

Tản mạn cuối thu

TẢN MẠN CUỐI THU Du Thăng Cái se se lạnh, cái nắng vàng và một chút gió heo may của cuối thu, làm cho tâm hồn...

“Em” tìm gì? cảm nghĩ của một linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Châu...

“Em” tìm gì? Cảm nghĩ của một Linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Thánh Mẫu...

Thánh lễ đưa chân thầy M. Phêrô Khoa: Làm chứng về lòng thương xót (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ thánh Phaolô trở lại LÀM CHỨNG VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT Ac 3,17-26; Cv 22,3-16; Mc 16,15-18 Lễ Đưa Chân thày Phêrô Khoa Châu sơn 25-01-2023   Đức TGM Giuse...

Cáo phó: Thầy Phêrô Khoa Trần Văn Thướng

  CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn kính báo Đan sĩ M. Phêrô Khoa Trần Văn Thướng, O.Cist. sinh...