Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ – M. Phêrô Khanh Nguyễn Đức Vinh.Tp

Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa Kitô

“Ăn Mình Và Uống Máu Đức Giê-su Để Biến Chất Tôi Trở Thành Chất Giê-su”
Ga 6,51-58

Kính thưa độc giả quý mến năm 1987 đã xẩy ra một trận động đất kinh hoàng hàng ngàn người bị chôn vùi dưới đống gạch vụn, có hai mẹ con bà Suzana. Cả hai may mắn lọt vào một khoảng trống nhỏ, nên còn sống sót. Tất cả lương thực của hai mẹ con chỉ là một hũ mứt, nhưng chẳng mấy chốc, hũ mứt cũng hết. Lúc đó cô con gái mới bốn tuổi đã kêu lên: Mẹ ơi, con khát quá, mẹ cho con uống nước nhé. Người mẹ lúng túng, biết tìm đâu cho ra nước bây giờ. Một ý nghĩ táo bạo bỗng phát sinh trong đầu bà, đó là phải lấy những giọt máu cuối cùng của mình cho con uống. Bà tìm được một mảnh kính vỡ, cắt đầu ngón tay và bảo con mút. Đứa bé đã mút những giọt máu từ đầu ngón tay của người mẹ. Sau khi hai mẹ con được cứu sống, người mẹ kể lại rằng: Lúc bấy giờ tôi chỉ có một ý nghĩ, đó là phải làm thế nào cho con tôi được sống.
Câu truyện trên giúp chúng ta hiểu phần nào tình yêu vô bờ bến của Chúa Giêsu. Ngài đã dùng thịt và máu Ngài để nuôi dưỡng nhân loại, Ngài đã thốt lên: “Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”. Đức Giêsu nói Người là bánh lương thực nuôi sống cho nhân loại. Hơn thế nữa Người còn khẳng định rằng lương thực ấy thần thiêng, từ trời xuống. Và đó là bánh hằng sống! Này là Máu Thầy, Máu giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ai ăn thì sẽ được ở với Thiên Chúa, được nên một với Ngài: “Ai ăn thịt Ta và uống máu ta thì ở trong Ta”, “Cũng như Chúa Cha là Đấng hàng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha thì kẻ ăn Ta cũng sẽ nhờ Ta mà được sống như vậy”. Không những thế, nhờ ăn mình và uống máu Chúa, con người còn được gia tăng Thần Khí của Đức Kitô. Điều Chúa nói chắc chắn là sự thật, nhưng phải hiểu theo nghĩa nào? Huyền nhiệm hay là nghĩa đen. Vấn đề còn lại là “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu để “được sống muôn đời” là gì? Muốn “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu thì chúng ta phải làm gì?
Pascal đã nói đến ba cấp độ của sự cao cả. Những sự cao cả của xác phàm, những sự cao cả của tinh thần và sau cùng sự cao cả của thánh thiện. Khi chúng ta ăn hay uống một thức gì, thì thức ấy được tiêu hóa để trở thành thịt và máu chúng ta, thành các tế bào của ta. Thức ăn ấy mà bổ dưỡng thì chúng ta trở nên mạnh khỏe. Nếu chúng ta ăn hay uống những thức độc hại, thì chất độc ấy cũng trở nên những tế bào độc hại trong thân thể và làm cơ thể suy yếu. Chắc chắn rằng tất cả các tế bào của chúng ta sau mấy chục năm sống ở đời đều hoàn toàn được cấu tạo từ những thức ăn hay thức uống chúng ta đưa từ bên ngoài vào cơ thể. Chính nhờ những thức ăn và thức uống ấy giúp chúng ta sống được. Nhưng chúng ta sống mạnh khỏe hay suy yếu tùy thuộc vào thức ăn thức uống ta đưa vào cơ thể mình. Thức ăn hay thức uống chúng ta ăn vào từ từ thay thế những tế bào cũ bằng những tế bào mới trong thân thể ta.
Từ thực tế thức ăn thức uống cuộc sống của con người, Chúng ta có thể hiểu được cách thức “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu. Đức Giêsu là Ngôi Lời, nên bản chất của Ngài là “Lời”. Lời của Ngài cũng chính là của ăn thức uống. Đời sống và bản thân của Ngài cũng là của ăn thức uống như đã nói ở trên đây. Ăn Đức Kitô, chính là sống nhờ Đức Kitô. Nếu chúng ta hiệp thông trọn vẹn vào sự sống của Người, chúng ta sẽ được đặt để trong tình trạng ân phúc, và tình trạng này sẽ triển nở thành vinh quang trong cuộc sống vĩnh cửu.
Ăn uống Ngài chính là dùng lời của Ngài, phác họa lại gương mẫu đời sống Chúa, để suy niệm, thực hành, bắt chước hầu thay thế dần dần “chất của ta” bằng “chất của Chúa”, nghĩa là ta càng ngày càng trở nên “có chất Giêsu trong ta” chất Giê-su được thể hiện trong quan niệm, tư tưởng, lời nói, và hành động. Như thánh Biển Đức đã từng dạy con cái của ngài, khi có Giê-su hiện diện trong đời sống, ta trở nên Giê-su thay thảy.
Nếu mỗi ngày ta thay thế “chất tôi” thành “chất Giê-su”, sau một thời gian “chất tôi” đầy ích kỷ, tham lam, ghen ghét sẽ giảm đi, và “chất Giê-su” đầy vị tha, đầy tình yêu sẽ lớn mạnh trong con người của ta. Lúc ấy ta có thể nói như Thánh Phao-lô: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 10,20). Lúc này, một cách nào đó, tôi không còn là tôi mà là Đức Kitô ở trong tôi. Điều đó có nghĩa là “tôi là” chứ không còn “là tôi”. Bây giờ, tôi trở nên một cái tôi hoàn hảo nhất, đúng nghĩa nhất, đời sống sâu thẳm nhất trong Đức Kitô. Đấy là cách “ăn thịt uống máu” Ngài.
Như vậy, “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu chính là suy niệm Lời và đời sống của Ngài để dần dần thay thế “chất tôi” thành “chất Giê-su”. Nói cách mạnh mẽ hơn, đó là trở nên giống Đức Giêsu hoàn toàn. Giống Đức Giêsu là giống Thiên Chúa, mà “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8.16). Tình yêu ở đây là thứ tình yêu hoàn toàn vị tha, không một chút vị kỷ. Vì thế, giống Đức Giêsu là biết yêu thương mọi người bằng một tình yêu vị tha, nghĩa là sẵn sàng trở nên “chiếc bánh bị ăn” như Đức Giêsu (theo cách nói của cha Antoine Chevrier, tu hội Prado). Ngài đã quên mình và tính vị tha. Không có gì tỏ ra quên mình và vị tha cho bằng trở nên của ăn cho người khác, hay sẵn sàng để cho người khác “ăn” mình. Như thánh Maximilian Kolbe đã chết thay cho một tử tù, như một Linh Mục ở Ý mắc bệnh covid 19 đã nhường máy thở cho một bệnh nhận. Thật vậy, đồ ăn hiện hữu vì người ăn nó, chứ không hiện hữu một chút xíu nào vì bản thân mình cả. Tất cả mọi sự, để trở thành đồ ăn thì đều phải chết đi mới có thể nuôi sống người ăn mình. Bản chất của đồ ăn chính là chết đi để nhờ đó người khác được sống, bị tiêu diệt để nhờ đó người khác tồn tại. Như bài giáo huấn cho các tân tòng tại Giê-ru-sa-lem nói rằng: “khi bạn ăn uống Mình và Máu Đức Kitô, bạn nên một với Người, cùng một thân mình, cùng một dòng máu. Như thế, chúng ta trở thành những người mang Đức Kitô, có Mình Máu Người thấm nhập khắp toàn thân” (trích bài đọc Kinh Sách mùa Chay & Phục Sinh, bản dịch của nhóm PVGK trang 456).
“Bị ăn” bởi những người chung quanh ta, nhất là những người gần gũi ta nhất, những người cần chúng ta giúp đỡ. Như chuyện của hai mẹ con kể trên. Đặc biệt trong thời đại dịch Covid 19 chúng ta thấy được những tâm gương tình yêu lan rộng về sự hy sinh và chia sẻ tình thương cho nhau qua những thực phẩm, những dụng cụ y tế cho những người thiếu thốn trong thời đại dịch, những tấm gương bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, đã quyên mình hy sinh để cứu sống người mắc bệnh. Sống như thế, chính là “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu, và như thế thì chắc chắn ta sẽ được sự sống đời đời.
Lạy Cha, con muốn “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu bằng cách mỗi ngày nhìn vào đời sống của Ngài để biến một phần rất nhỏ “chất tôi” trong con thành “chất Giêsu”. Nếu mỗi ngày con chỉ biến một chút “chất tôi” thành “chất Giêsu”, với thời gian con sẽ được biến đổi hoàn toàn nên giống Đức Giêsu. Xin cho con biết “ăn thịt và uống máu” Ngài để nhờ đó con có sự sống đời đời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18 : Chúa Giêsu Mục Tử Của Các Mục Tử

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18 Chúa Giêsu Mục Tử Của Các Mục Tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để diễn tả mối...

Chúa Nhật IV PS, B, Ga 10,11-18: Đan sĩ với sứ vụ mục tử

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH ĐAN SĨ VỚI SỨ VỤ MỤC TỬ (Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18) M. Mazzarello, CĐ Phước Thiên Phụng vụ...

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...