Thứ Tư, 4 Tháng Mười, 2023

CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA

TIN MỪNG LỄ THÁNH GIA (Lc 2,41-52)
(bài chia sẻ của Sông Đò Mơ, cộng đoàn Châu thủy)

Chúa nhật tiếp ngay sau lễ Giáng sinh, Hội thánh cho chúng ta mừng lễ Thánh gia như là một cách nào đó Giáo hội mời gọi con cái hướng lòng lên gia đình Thánh gia hẳn nhiên Giáo hội ý thức tầm quan trọng của gia đình vốn được ví như là tế bào đầu tiên của Giáo hội và Xã hội. Bởi Giáo hội thấy rất rõ nhiều gia đình đang đứng trước những khó khăn thực sự về kinh tế chính trị văn hóa và cả những giá trị luân lý.
Nhìn vào gia đình Thánh gia chúng ta luôn có một cảm tưởng lành thánh và nhiều người thường ước mơ lấy gia đình thánh ấy để làm khuôn vàn thước ngọc cho cách sống đạo của chúng ta. Không chỉ vì trong gia đình ấy gồm Chúa Giêsu là Ngôi hai Thiên Chúa, Thánh Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu và Maria là mẹ của Ngài, tất cả ba Đấng đều là thánh nhưng là qua cách sống niềm tin của ba Đấng ấy mà chúng ta có thể tìm về được nguồn cội, cùng với năng lực để vươn lên. Như bài đọc II, thánh Gioan miêu tả: “hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ” (1Ga 3,2a), nghĩa là nó còn hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta thể hiện niềm tin của mình trong tương lai.
Quả thật, gia đình Thánh gia cũng như bao gia đình khác của thế giới, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng nhưng là muôn màu muôn vẻ, đã phải trải qua bao lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn thử thách trăm bề. Có ngày nắm ấm và cả những ngày giông tố bão bùng; có những khoảnh khắc an vui pha lẫn những phút giây hồi hộp; bên kia tiếng cười rộn rã là những lắng lo…thế nhưng thánh Giuse cùng với Mẹ Maria đã khéo léo vượt qua tất cả để cùng với Đức Giêsu xây dựng mái ấm.
Những thử thách từ thủa ban đầu của đời sống hôn nhân, Giuse đã phải tranh đấu cho một lý tưởng, giằng co với những khoảnh khắc nội tâm sâu xa và phải đương đầu với cả những khó khăn trước mắt: từ giây phút truyền tin cho tới ngày Maria sinh con giữa đồng không mông quạnh, từ việc phải tức tốc lên đường giữa đêm khuya thanh vắng để chạy trốn thể chế chính trị – dù mình chẳng có tội gì- bỏ lại sau lưng tất cả: ông bà cha mẹ nội ngoại bà con lối xóm tiền tài sản vật… để thực thi thánh ý của Thiên Chúa, đến một nơi chưa một lần đặt chân, không có ai quen biết… Thánh Giuse đã phải đối diện với bao thử thách: thử thách bên ngoài, thử thách bên trong luôn dồn dập lên bờ vai. Ấy thế mà, đối với Giuse, không có gì có thể làm Ngài chùng bước. Mỗi lần được Thiên thần báo mộng là Ngài tức tốc lên đường mà không một lời kêu ca phản kháng. Vậy thì điều gì khiến Thánh Giuse can đảm như thế? Thưa đó là niềm tin, tình yêu và nghị lực sống. Khi có niềm tin và tình yêu người ta có thể làm được những chuyện mà bình thường không nghĩ mình sẽ làm được. Và với niềm tin và tình yêu ấy, Thánh Giuse đã dám bỏ lại sau lưng tất cả mọi thứ kể cả chính bản thân mình để chỉ tìm kiếm và phụng sự một mình Thiên Chúa qua việc chú tâm thực thi thánh ý Ngài. Chính nơi tình yêu mà Giuse dành cho Maria và trẻ Giêsu đã được Thiên Chúa nhìn thấy và đã thi ân giáng phúc cho Ngài. Thiên Chúa đã nhiều lần sai sứ thần đến an ủi dẫn lối đưa đường cho thánh Giuse. Hay nói cách khác, Thánh Giuse đã đáp trả tình yêu mà Thiên Chúa dành tặng cho Ngài qua một cách thế hết sức hoàn hảo bằng chính cuộc sống thường ngày của mình.
Song hành cùng Giuse không ai khác chính là Maria, Mẹ của Đức Giêsu, một người vợ đảm đang luôn tận tụy lo cho gia đình, một người mẹ tuyệt vời trổi vượt về sự khiêm nhường, cho dù được sứ thần gọi là “đấng đầy ân sủng”(x.Lc 1,28), được bà chị họ Ê-li-sa-bét ca ngợi là “người có phúc hơn mọi người nữ” (x.Lc 1,42), thì mẹ vẫn chỉ nhận mình là “nữ tỳ hèn mọn”(x.Lc 1,48). Với lối sống mở, mẹ đã luôn quan tâm đến gia đình, đến mọi ngườ xung quanh và không ngần ngại giúp đỡ khi họ cần: khi hay tin bà chị họ là Ê- li -sa-bét có thai trong tuổi già, mẹ đã vội vã lên đường tìm đến nhà bà chị họ để giúp đỡ trong thời gian thai nghén và sinh con. Rồi khi đi dự tiệc, cũng chính Mẹ là người phát hiện gia chủ tiệc cưới hết rượu và đã tìm cách khắc phục xoa dịu những khó khăn của họ(x.Ga2,3). Mẹ còn là người phụ nữ đảm đang luôn chu toàn mọi công việc của gia đình và chăm sóc dạy dỗ con cái, đồng hành với Giêsu và thánh Giuse trên mọi nẻo đường, trong mọi hoàn cảnh. Vui buồn sướng khổ Mẹ đều được trải qua với một tình yêu son sắt và một niềm tin luôn hướng lòng lên Thiên Chúa Cha.
Bên cạnh đó, Mẹ còn là mẫu gương trong đời sống nội tâm, trầm lắng trong đời sống cầu nguyện. Tất cả mọi biến cố trong đời luôn được Mẹ suy đi nghĩ lại trong lòng. Ngay trong bài phúc âm hôm nay chúng ta thấy hình ảnh của một con người có đức hạnh cao vời và đời sống nội tâm sâu xa thực sự. Sau ba ngày tìm kiếm trong lo âu khắc khoải mới gặp được người con yêu quý của mình, Mẹ không hề than van trách móc nặng lời và thay vào đó là sự dịu dàng hiếm có. Mẹ chỉ đặt cho con trai của mình đúng mỗi một câu trách yêu: “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con!”(Lc 2,49). Và ngay cả khi Đức Giêsu trả lời “sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của cha con sao?”(Lc 2, 50), mặc dù không hiểu con trai muốn nói gì nhưng mẹ vẫn không đôi co hay giận giữ nhưng chỉ biết thinh lặng suy niệm trong lòng bằng thái độ cung kính trước mầu nhiệm trong tin yêu mà thôi. Nói như thế không có nghĩa là Mẹ nhu nhược trong cách dạy con nhưng, rất có thể, trước câu trả lời xem ra bất cẩn và đầy tự tin của Đức Giêsu, mẹ đã ngộ ra được một điều gì đó có thể đem lại niềm vui hạnh phúc cho cả gia đình. Hơn thế nữa, Mẹ là người luôn ý thức bổn phận và trách nhiệm của mình trong lời hứa xin vâng năm xưa trong chương trình của Thiên Chúa. Và cũng chính trong ý thức ấy mà Mẹ có đủ can đảm và nghị lực để có thể vượt qua những khó khăn trong đời. và rồi ý thức ấy lại được trẻ Giêsu hấp thu, càng ngày Giêsu càng thêm khôn ngoan và được mọi người thương mến.
Đối với trẻ Giêsu, không có gì quan trọng hơn lối sống mở ra với Thiên Chúa và tha nhân. Vì thế, việc chu toàn thánh ý chính là lối đi của Ngài, và không có bất cứ lý do ngoại tại nào có thể ngăn cản hay làm lệch hướng. Nói cách khác, Ngài luôn ý thức trách nhiệm và bổn phận của mình cho dù hoàn cảnh có nhu thế nào và không có gì có thể tách Ngài ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa Cha được. Chính vì thế, mọi biến cố trong cuộc đời trẻ Giêsu luôn được Ngài hướng về với Cha. Từ năm lên 12, Đức Giêsu đã ý thức rất rõ về điều đó cho nên hằng ngày Ngài đã sống mối tương quan với Cha và điều đó thôi thúc Ngài ở lại nhà Cha mỗi khi có dịp. Quả thật, hằng năm, mỗi khi lên Giêrusalem thì Ngài ở lại nhà của Cha, Ngài phải ở nơi mà danh Cha được tôn vinh và lời của Thiên Chúa được công bố. Tại đó, Ngài đã gặp được Cha của Ngài, gặp được ý nghĩa đích thực của đời mình. Nghĩa là Ngài luôn sống cho Thiên Chúa, với Thiên Chúa và vì Thiên Chúa. Tuy nhiên, tin mừng cho chúng ta thấy sau những ngày gặp gỡ với Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu lại ngoan ngoãn trở về với đời sống gia đình ‘ và hằng vâng phục cha mẹ’(x.Lc 2,51).
Sau khi nhìn tổng quan về ba Đấng trong Gia đình Nazaret, cho chúng ta có thể có được một thái độ rõ ràng và dứt khoát của mình trong định hướng cuộc đời về với Thiên Chúa một cách hoàn toàn và trọn vẹn. Chính trong định hướng này mà chúng ta mới có thể và luôn ý thức bổn phận của chúng ta là phải chu toàn thánh ý Thiên Chúa trên hết mọi sự, trên tất cả mọi mệnh lệnh, mọi chương trình và ý muốn nhân loại. Cũng như bao người khác, ngoài cơm áo gạo tiền, gia đình Thánh gia cũng có không ít những điều khó khăn. Tuy nhiên, điều đặc biệt khác thường hơn mọi gia đình bình thường đó là : gia đình Thánh gia đã học biết sống những cái bình thường trong một tinh thần tin mừng thực sự.
Và qua đó, đưa ra hướng giải đáp cho vấn nạn chính đáng và thông thường của đời sống gia đình – kể cả các cộng đoàn đời tu đó là: khi có những khó khăn thử thách về tinh thần cũng như vật chất vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ quan hay khách quan thì hãy nhớ tới định hướng của mình trong tinh thần tin yêu và gặp gỡ. Bám víu và lệ thuộc người khác hoặc nước chảy bèo trôi, ai sao tôi vậy quả là một cuộc đời nhàm chán và dễ đánh mất ý nghĩa, nếu không muốn nói là khó có thể trưởng thành và có khi còn đi ra ngoài tiến trình bình thường của một con người: sinh ra, lớn lên, trưởng thành và tự lập. Chính vì thế, con người ta sẽ đánh mất chính mình khi suốt đời chỉ biết cúi đầu làm theo người khác. Và những người như thế thật khó có thể khám phá ra những ân huệ mà Thiên Chúa ban cho riêng mình để từ đó làm phát sinh những nén bạc Thiên Chúa giao phó.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVI TN, Năm A, Mt 21,28-32: Vâng phục thánh ý Chúa

VÂNG PHỤC THÁNH Ý CHÚA (Ed 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32) M. Hannibal Giáp, Châu Thủy Thánh Augustino đã từng nói: “Không thánh nhân nào không có...

Chúa Nhật XXVI TN, Năm A, Mt 21,28-32: Ai đã thi hành Lời Chúa?

AI ĐÃ THI HÀNH LỜI CHÚA? (Mt 21,28-32) M. Michael Hội, Phước Lý Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn...

Cầu nguyện để gắn kết với Chúa và bớt đi những tội lỗi – (Bài suy niệm CN tuần XXV TN A – 24.09.2023)...

  CẦU NGUYỆN ĐỂ GẮN KẾT VỚI CHÚA và BỚT ĐI NHỮNG LỖI TỘI (Bài suy niệm CN tuần XXV TN A - 24.09.2023) Sáng thứ Hai,...

Chúa Nhật XXV TN, Năm A, Mt 20,1-16a: “Thiên Chúa rất gần”

«THIÊN CHÚA RẤT GẦN» (Is 55,6-9; Pl 1,20-27; Mt 20,1-16a) FM. Quốc Vũ, Phước Lý Bài đọc I: Tư tưởng của Ta không phải là...

Chúa Nhật XXIV TN, Năm A, Mt 18,21-35: Đâu là giới hạn của tha thứ?

ĐÂU LÀ GIỚI HẠN CỦA THA THỨ? (Mt 18,21-35) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Khi nói đến tha thứ, chúng ta hiểu đó là thái...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt 18,15-20) M. Mai Liên, PT Nghệ thuật là sự khéo léo, tinh tế của con người trong...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan Viện Phước Hải Trong cuộc đời, chúng ta luôn có những mốc thời gian quan trọng,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương, VP Từ bàn tay quyền năng của Thiên Chúa, Đức Maria xuất hiện trên trần gian...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-26: Điều kiện để theo Đức Giêsu

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO ĐỨC GIÊSU (Mt 16,21-27) Lam Châu, Phước Lý Nếu trong cuộc sống, có những lúc chúng ta không biết phải theo Chúa như...

Chúa Nhật XXI TN, Năm A, Mt 16,13-20: Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội

CHÚA GIÊSU KITÔ VÀ GIÁO HỘI (Mt 16,13-20) M. Martin, N-D. de Fatima, TS Tin Mừng hôm nay có thể được tóm gọn trong ba câu hỏi...

Chúa Nhật XX TN, Năm A, Mt 15,21-28: Sức mạnh tình thương của người mẹ ngoại giáo

SỨC MẠNH TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI MẸ NGOẠI GIÁO (Mt 15,21-32) M. Anrê Giáp, Châu Thủy Trong cuộc sống mưu sinh lo cho gia đình, ngoài việc...

15/08 Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Lc 1,39-56: Tin và sống như Mẹ Maria

TIN VÀ SỐNG NHƯ MẸ MARIA (Kh 11,19a;12,1-6a.10ab; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý Hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta mừng kính Lễ...