Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật Phục Sinh, Năm B: “DẤU CHỈ TIN MỪNG PHỤC SINH” (Hiếu Liêm)

 

DẤU CHỈ TIN MỪNG PHỤC SINH

Hiếu Liêm

Ga 20,1-9

“Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.” Kết quả hình ảnh cho hình ảnh chúa giêsu phục sinh

Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà”.

 

*******

Alleluia. Chúa đã sống lại thật. Alleluia.

Chúng ta vừa nghe Tin Mừng thánh Gioan tường thuật về biến cố phục sinh của Chúa Kitô, qua dấu chỉ của ngôi mộ trống. Qua đoạn Tin mừng này, Gioan diễn tả niềm vui phục sinh hay sự sống lại của Chúa Kitô bằng nhiều dấu chỉ đan xen vào nhau. Ở đây, xin được rút ra bốn dấu chỉ liên quan đến sự sống mới, đến niềm phục sinh của Chúa Kitô. 

 

Dấu chỉ thứ nhất của sự sống lại mang ý nghĩa của sự khởi đầu.

Sự khởi đầu này được Tin mừng thuật lại bằng ba cụm từ liên kết với nhau: “Sáng sớm”, “ngày thứ nhất trong tuần” và “lúc trời còn tối”. Cả ba chi tiết này đều diễn tả ý nghĩa của sự khởi đầu hay một điều mới hồi sinh. “Sáng sớm” là sự khởi đầu cho một ngày mới. “Lúc trời còn tối” là lúc chuẩn bị đón ánh bình minh tràn về. “Ngày thứ nhất trong tuần” cũng là bước khởi đầu cho một tuần mới. Như vậy, Chúa Kitô phục sinh là sự khởi đầu của vũ trụ vạn vật. Chúa Phục sinh là khởi đầu của sự sống mới. Chúa phục sinh làm cho mọi sự đều được đổi mới và được tái tạo. Nói chính xác hơn là Chúa Phục sinh khai mở một trời mới đất mới, một thời đại mới, một kỷ nguyên mới được khởi đầu.

 

Dấu chỉ thứ hai của sự sống mới đó là sự mở ra.

Tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Ngôi mộ mở toang, đất đá bật tung ra. Ngôi mộ không còn là mồ chôn xác chết nữa. Ngôi mộ cũng không còn bị đóng kín, im lìm trong bóng đêm của thần chết. Trái lại, cửa mộ đã mở ra cho ánh sáng và sinh khí ùa vào trong mộ. Ánh sáng đã bừng lên trong bóng tối và sự sống đã hồi sinh từ ngôi mộ trống. Ngôi mộ không thể giam cầm ánh sáng phục sinh trong bóng tối tử thần. Vì “Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi”. Sự sống đã chiến thắng thần chết. Thập giá đã chiến thắng địa ngục. Niềm vui phục sinh chiếu tỏa khắp địa cầu.

 

Dấu chỉ thứ ba của mầu nhiệm phục sinh là niềm vui bất tận.

Đây là một niềm vui khôn tả, nhưng lại được diễn ra bằng những hành động rất cụ thể qua sự vội vã và dồn dập của các môn đệ. Khi bà Maria Mác-đa-la thấy cửa mộ mở tung, ngôi mộ trống, không còn xác Chúa nữa, bà liền vội vã chạy về loan báo cho Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Khi nghe bà Maria báo tin ngôi mộ trống, cả hai môn đệ đều vội vã chạy ra mộ. Như vậy, cả ba người đều chạy. Không chạy bình thường mà chạy vội vã. Vắt giò lên cổ mà chạy. Người thì chạy về, kẻ thì chạy ra, tấp nập, rộn rã… Maria vội vã từ ngôi mộ trống chạy về báo tin. Hai môn đệ vội vã từ nhà chạy ra mộ trống. Niềm vui phục sinh thật hối hả, hân hoan, vui tươi và nhảy mừng. Niềm vui ấy không bị giới hạn, cũng không thể dừng lại, nhưng được nhân lên và mở rộng ra mãi mãi. Niềm vui ấy cứ thế dồn dập, lan tỏa, vang dội khắp địa cầu. Niềm vui ấy cứ thế vang đi từ ngôi mộ trống. Cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, tất cả đều nhảy mừng, đều hồi sinh, đều được cứu chuộc.

 

Dấu chỉ thứ tư của của huyền nhiệm phục sinh đó là sự trật tự và thứ tự trước sau.

Sự sống được khai sinh, phát triển và lớn lên theo quy luật tự nhiên. Nghĩa là có trật tự trước sau theo nhịp điệu hài hòa của vũ trụ vạn vật, chứ không hỗn độn hay lộn xộn. Tin mừng phục sinh cũng được khởi đầu trong trật tự của sự sống mới.

Trước hết là sự trật tự gọn gàng. Qua dấu chỉ khăn che mặt và vải liệm được để riêng ra và xếp lại gọn gàng. Người môn đệ Chúa yêu nhìn thấy tất cả những dấu chỉ ấy và ông tin chắc là Thầy đã sống lại. Điều này nói lên trật tự của sự sống. Nơi đâu có trật tự, nơi đó có sự sống. Nơi đâu có ngăn nắp gọn gàng, nơi đó sự sống được tôn trọng, tăng trưởng và lớn lên. Ngược lại, nơi đâu có lộn xôn, nơi đó sự sống không thể nảy sinh và tồn tại. Nơi đâu có lộn xộn, nơi đó có bóng dáng của tử thần. Môi trường của sự sống là môi truờng lành mạnh, trật tự, hòa điệu và giao thoa với tất cả.

Sự sống không chỉ triển nở trong trật tự hài hòa mà còn có thứ tự trước sau. Sự kiện là cả hai: Phêrô và Gioan người môn đệ Chúa yêu đều chạy ra mộ. Gioan trẻ khỏe hơn, chạy nhanh hơn, nên đến mộ trước, nhưng ông không bước vào trong mộ. Ông ở ngoài, đợi Phêrô chạy theo đến nơi và vào trong mộ trước, lúc đó Gioan mới vào trong mộ. Gioan có thể chạy vào trong mộ trước, nhưng không, ông nhường cho Phêrô là tông đồ trưởng, là anh cả bước vào. Như vậy, Gioan tôn trọng vai trò và sứ mạng của Phêrô, nghĩa là Gioan tôn trọng thứ tự trên dưới, trước sau. Sự sống mới và niềm vui phục sinh được đặt trong thứ tự trách nhiệm và sự tôn trọng lẫn nhau. Do đó, nơi đâu có thứ tự trên dưới và sự tôn trọng thì sự sống mới sẽ nảy sinh và thăng tiến không ngừng. Nói tóm lại, nơi đâu có trật tự và thứ tự, nơi đó có sự sống mới, có niềm vui phục sinh dâng tràn.

 

Từ những dấu chỉ của Tin mừng phục sinh hôm nay, chúng ta có thể nhận ra biết bao dấu chỉ khác của sự sống mới, của niềm vui phục sinh trong đời sống thường ngày. Sự sống mới, niềm vui phục sinh luôn hiện diện đầy tràn trong trời đất, và trong cuộc đời chúng ta. Chúa Kitô phục sinh, Người là Đấng hằng sống và Người trao ban sự sống mới cho toàn thể vũ trụ. Tất cả những ai tin vào Người sẽ mang trong mình sự sống mới và cũng sẽ được phục sinh vinh hiển, được đồng hình, đồng dạng như Người. Amen.

 

M. Hiếu Liêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...