Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH NĂM B

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Ga 15, 1 – 8

(ĐAN VIỆN AN PHƯỚC)

         Đọc Tin Mừng thánh Gioan, chúng ta thấy có nhiều danh xưng khác nhau. Chẳng hạn như: “Tôi là Bánh trường sinh” (Ga 6, 35). “Tôi chính là Mục Tử nhân lành”. “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14, 6)… Thế nhưng, những danh xưng này không phải do ai đó gán cho Chúa, mà chính Ngài tự xác nhận mình. Còn trong Bài Tin mừng hôm nay, chúng ta lại thấy thêm một danh xưng khác nữa, danh xưng ấy chính là: “Thầy là cây nho thật”.
         Nhìn lại các danh xưng mà Đức Giêsu gán cho mình, thì danh xưng nào cũng đẹp, cũng tuyệt vời, và cũng sâu sắc. Hơn nữa, các danh xưng đó đều làm toát lên tình yêu của Chúa đối với các môn đệ và với mỗi người chúng ta. Thế nhưng khi nói: “Thầy là cây nho thật” thì chúng ta thấy danh xưng này đặc biệt hơn. Đặc biệt hơn ở chỗ là danh xưng này diễn tả cách trọn vẹn sự liên kết của các môn đệ với Chúa Giêsu: “Thầy là cây nho thật, anh em là nhành” (Ga 15, 5). Vậy khi nói: “Thầy là cây nho thật”, chữ “thật” ở đây Thánh Gioan muốn ám chỉ tới cây nho có sự sống. Trái ngược với cây nho thật là cây nho giả, mà đã là cây nho giả thì không có sự sống nơi chúng.
       Theo kinh nghiệm trồng nho của người Do thái, vào mùa xuân, những cành nho tràn ngập sức sống dưới hình thức của những chiếc lá và nụ. Vào mùa thu, chúng trĩu nặng những chùm nho. Sở dĩ chúng có được sự sống và khả năng sinh hoa kết trái như thế là nhờ vào sự nối kết với thân cây. Cũng vậy, nếu Chúa Giêsu là cây nho thật, các Kitô hữu là nhành nho, thì không có gì ngăn cản chúng ta lớn lên và sinh nhiều hoa trái. Tuy nhiên, điều kiện để chúng ta sinh được nhiều hoa trái, thì chúng ta phải để cho Chúa cắt tỉa. Khi nói đến việc cắt tỉa là nói đến nỗi đau, nỗi mất mát theo cảm xúc và cái nhìn của thế gian. Nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và vượt qua những nỗi đau ấy, thì chúng ta được biến đổi trong Chúa. Trái lại, nếu chúng ta sợ đau sợ khổ và tìm mọi cách trốn tránh thì cũng đồng nghĩa là chúng ta không muốn để cho Người cắt tỉa mình. Như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ lớn mạnh và sinh hoa kết trái được.
         Cuộc đời của mỗi Kitô hữu chúng ta từ khi chào đời cho đến khi lớn lên, chúng ta luôn thu nạp vào mình biết bao điều tốt cũng như xấu. Thế nhưng, thực tế cho thấy, cái xấu thường mang tính trội hơn cái tốt. Chính những cái xấu đó đã bóp nghẹt không cho cái tốt lớn mạnh. Từ những kinh nghiệm đó, chúng ta cần phải để cho Chúa cắt tỉa, loại bỏ những cái xấu trong chúng ta. Có như thế, chúng ta mới lớn mạnh được, vì chúng ta không thể thành toàn và không thể tự giải thoát mình, nếu không có Chúa và không sống trong Chúa.
          Qua bài Tin Mừng hôm nay, là cơ hội để cho mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, biết chấp nhận mình là thân phận bất toàn, nhiều thiếu xót, để xin Chúa sửa dạy, và huấn luyện chúng ta. Ngõ hầu, giúp chúng ta trở nên con người mới, và không ngừng gắn kết với Chúa như nhành nho gắn liền với thân nho.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...