Thứ Tư, 16 Tháng 7, 2025

Chúa Nhật VI PS: “HÃY YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU” (Hiếu Liêm)

 

 

“HÃY YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU” 

Hiếu Liêm

Tin Mừng Ga 15, 9-16:

Khi đến giờ Chúa Giêsu lìa bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 12 «Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em.17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau».

 

Bài giảng

HÃY YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU

Nói về tình yêu thì không bao giờ cạn. Định nghĩa về tình yêu thì không bao giờ cùng. Nhưng phải thể hiện tình yêu như thế nào? Thế nào là tình yêu chân thật? Đâu là mẫu mực của tình yêu? Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ cũng như cho chúng ta biết thế nào là tình yêu chuẩn mực. Ngài nói với các môn đệ rằng «Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương anh em». Nói một cách ngắn gọn là: Hãy yêu như Thầy đã yêu. Tại sao Chúa Giêsu lại lấy chính mình làm chuẩn mực cho tình yêu? Tại vì Ngài chính là tình yêu. Bản chất của Thiên Chúa là tình yêu. Tên gọi của Thiên Chúa là tình yêu. Thánh Gioan khẳng định chắc chắn điều đó: «Thiên Chúa là tình yêu» (x. 1Ga 4,8). Thiên Chúa vừa là cội nguồn, vừa là mẫu mực của tình yêu. Một tình yêu chân thật và bền vững.

Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì tình yêu đã có từ ngàn đời và sẽ tồn tại mãi đến ngàn sau, đến vô biên vô tận. Nếu Thiên Chúa là tình yêu thì tình yêu đã hiện hữu trước khi có vũ trụ vạn vật, mặt trời và trăng sao. Trước khi có con người, tình yêu đã hằng hữu. Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì tình yêu là vô thủy vô chung, không có khởi đầu và cũng chẳng có kết thúc. Tình yêu là vĩnh cửu vượt qua mọi giới hạn không gian và thời gian như Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng.

Vì Thiên Chúa là tình yêu, nên Ngài luôn đi bước trước con người. Khi con người chưa biết Chúa, Ngài đã yêu thương con người. Chúa Giêsu xác quyết điều đó: «Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em». Cũng vậy, không phải anh em đã yêu Thầy, nhưng chính Thầy đã yêu anh em. Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thương và tiền định cho chúng ta được làm nghĩa tử của Người, trước khi chúng ta hiện hữu trên đời (x. Ep 1,5). Vì Thiên Chúa là tình yêu, nên Ngài truyền dạy chúng ta «hãy yêu thương nhau». Nhưng không phải yêu một cách vu vơ trên đầu môi trót lưỡi, cũng không phải là yêu đại khái như thế này, thế nọ mà là yêu có chuẩn mực: yêu như Thầy đã yêu.

Vậy, yêu như Thầy đã yêu là yêu như thế nào? Thưa là yêu quảng đại, vị tha, cho đi hết mình. Một tình yêu hướng tha, mở ra với tất cả chứ không vị kỷ, quy hướng về mình. Yêu như Thầy đã yêu là khiêm nhường, chọn chỗ rốt hết và cúi mình phục vụ tha nhân, chứ không phải là tình yêu cách biệt, chọn chỗ nhất hay ngồi ở trên cao để người khác hầu hạ. Có khiêm nhường mới có tình yêu thật, vì tự hạ là nền tảng của mọi nhân đức. Yêu như Thầy đã yêu là tình yêu dâng hiến, thí mạng sống vì người mình yêu, chứ không thu gom hay chiếm hữu cho riêng mình. 

Như vậy, khi Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ và mỗi người chúng ta phải yêu thương nhau theo chuẩn mực tình yêu của Ngài thì không phải là yêu tiền, yêu quyền, hay yêu thế gian. Chắc chắn là không. Cũng không phải là yêu theo kiểu «mì ăn liền», yêu qua đường, yêu để được nổi tiếng, hay tai tiếng như các văn nghệ sĩ và giới trẻ ngày nay. Trái lại, yêu như Thầy đã yêu là tình yêu nhập thể, tình yêu tự hạ. Yêu như Thầy đã yêu là tình yêu thủy chung son sắt, không bao giờ đổi thay. Yêu như Thầy đã yêu là tình yêu thánh thiện, hy sinh tất cả vì phẫn rỗi các linh hồn. Yêu đến độ thí mạng vì bạn hữu của mình, như Chúa Giêsu đã dùng chính mạng sống để minh chứng cho tình yêu. Đó là tình yêu cao cả và vĩ đại nhất: «Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình».

Do đó, tình yêu mà không có hy sinh là tình yêu giả dối. Hy sinh mà không vì tình yêu là hy sinh thừa. Thật vậy, chẳng có niềm vui, hạnh phúc nào không trải qua đau khổ. Cũng chẳng có vinh quang nào không dệt bằng công sức, trộn lẫn với mồ hôi nước mắt. Tuy nhiên đau khổ, khó khăn, thử thách rồi sẽ qua, và ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ. Ai trung tín trong tình yêu Thiên Chúa sẽ được nhận triều thiên vinh hiển. Như vậy, phải kinh qua mầu nhiệm thập giá, chúng ta mới thực sự biết yêu như Thầy đã yêu. Khi đã biết yêu như Thầy đã yêu thì chúng ta cũng đạt được đích điểm cuối cùng của cuộc đời kitô hữu, đó là tìm được niềm vui và hạnh phúc trong Chúa. Nghĩa là chọn Chúa là niềm vui và có Chúa làm gia nghiệp cuộc đời. Bởi vì niềm vui, hạnh phúc mà chúng ta có được không xuất phát từ nơi mình, hay do mình, nhưng là từ nơi Chúa và do Chúa tặng ban. Đó là niềm vui sâu xa của Tin Mừng, niềm vui cứu độ, niềm vui giải thoát, chứ không phải là niềm vui vật chất mau qua chóng tàn của thế gian. Chỉ có Chúa mới là niềm vui đích thực, viên mãn cho con người. Ngoài Chúa ra không tìm đâu thấy hạnh phúc.

  Tóm lại, lời Chúa hôm nay truyền dạy tất cả chúng ta «hãy yêu như Thầy đã yêu» và hãy tìm kiếm hạnh phúc, chọn lựa niềm vui là chính Chúa. Khi đã biết yêu như Thầy đã yêu và tìm được niềm vui là chính Chúa, chúng ta sẽ trở thành những sứ giả ra đi loan báo niềm vui phục sinh của Kitô cho nhân loại khổ đau. Được như vậy, thì tất cả chúng ta sẽ luôn biết yêu và được yêu như Chúa đã yêu. Đồng thời cũng đạt được hạnh phúc, và tìm được niềm vui cuộc đời là Chính Chúa. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật XV Thường niên, Năm C (Lc 10, 25-37) Ai thân tôi? Tôi thân ai?

Chúa nhật XV Thường niên, Năm C (Lc 10, 25-37) Ai thân tôi? Tôi thân ai? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay đặt trước...

Chúa Nhật XV TN, C, Lc 10,25-37: Hành động tình yêu

  HÀNH ĐỘNG TÌNH YÊU (x. Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37) Trường Kha, Phước Lý Tình yêu là một phạm trù cao cả, thiêng liêng mà bất...

Chúa Nhật XV Thường Niên, Năm C (Lc 10, 25 – 37): Dừng lại để yêu thương

LÝ DO ĐỂ CÓ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI                                ...

Ngày 11-07, Lễ kính Thánh Biển Đức (Mt 19,27-29) Từ Bỏ Vì Tình Yêu

Ngày 11-07, Lễ kính Thánh Biển Đức (Mt 19,27-29) Từ Bỏ Vì Tình Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã...

Lễ thánh Biển Đức: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA Mt 19,27-30 M.Nicolas (VP) Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ kính Thánh Biển Đức. Giáo hội cho...

Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20: Muôn nẻo loan Tin Mừng

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20 Muôn Nẻo Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Anh em hãy đi!” – đó là mệnh...

11/7 Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Phần thưởng

      PHẦN THƯỞNG  (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-29; Mt 19,27-29)                                    ...

Chúa Nhật XIV TN, C, Lc Lc 10,1-12.17-20: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng

    CHÚA GIÊSU SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG (Lc 10,1-12.17-20) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Bài Tin Mừng Chúa Nhật XIV Thường...

Chúa Nhật XIV TN, C: Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu

  Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu (Lc 10,1-9)                                ...

Ngày 29/6 – Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô: Hai con người, hai cách làm chứng, một đức tin

Ngày 29/6 – Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ Hai Con Người – Hai Cách Làm Chứng Một Đức Tin Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) – Xin ơn thánh hóa các linh mục: “Này là trái tim quá...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) - Xin ơn thánh hóa các linh mục “Này là trái tim quá yêu...