Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật VII Phục Sinh, năm A (Hiền Lâm)

 

A. CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH, năm A

(Dành cho nơi nào đã cử hành Lễ Thăng Thiên vào Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh).

 

Ga 17,1-11a

 

« SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI LÀ NHẬN BIẾT CHÚA CHA »

 

Chương 17 của Tin Mừng Gioan là “lời nguyện hiến tế” của Chúa Giêsu.

Được gọi là lời nguyện hiến tế vì là lời cầu xin của Chúa Giêsu trước khi bước vào cuộc khổ nạn, chịu sát tế, hiến mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha để chuộc tội nhân loại.

 

Bài Tin Mừng hôm nay là phần đầu của lời nguyện hiến tế, Chúa Giêsu thưa với Chúa Cha là Người sẽ ban cho các môn đệ sự sống đời đời: đó là nhận biết Chúa Cha và tin vào người là Đấng được Chúa Cha sai đến.

 

Chúa Giêsu muốn hễ ai thuộc về Người thì nhận biết Thiên Chúa. Điều này đòi hỏi phải năng suy gẫm Lời Chúa, kiên trì cầu nguyện, tham dự phụng tự, để nhận được ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng trao ban các ơn hiểu biết và khôn ngoan (x.Cl 1,9). Từ ơn hiểu biết sẽ phát sinh tình yêu và các việc lành: Đây là khởi điểm của sự sống đời đời, trước khi tín hữu được thấy tỏ tường dung nhan Thiên Chúa viên mãn mai sau.

 

Lời khẳng định của Chúa Giêsu thật rõ ràng: “Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giê-su Ki-tô” (Ga 17,2-3).

Được biết Thiên Chúa và nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai thật không dễ dàng, bởi vì việc nhận biết Thiên Chúa và tin vào Chúa Giêsu không phải do trí hiểu hay thực nghiệm khoa học, mà là một ân ban của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã nói: Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ nếu Chúa Con không mặc khải cho, và cũng không ai đến được với Chúa Con nếu Chúa Cha không lôi kéo họ”.

 

Mọi tín hữu khi nghe lời này của Chúa Giêsu, thật là hạnh phúc khi được biết Thiên Chúa là Cha và tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và là Chúa của mình.

 

Lạy Chúa Giêsu, chúng con là những người đã tin Chúa là Đấng được Chúa Cha sai đến để cứu độ chúng con; chúng con cũng được Chúa mặc khải cho biết Thiên Chúa là Cha sáng tạo và yêu thương săn sóc chúng con. Xin cho chúng con cũng biết dâng hiến cuộc đời mình để tôn vinh Cha trên trời như Chúa đã tôn vinh Chúa Cha khi hoàn tất công trình mà Cha giao phó là cứu độ chúng con. Amen.

 

 

B.  LỄ CHÚA GIÊSU THĂNG THIÊN

Mt 28, 16-20

 

“HÃY ĐI LÀM CHO MUÔN DÂN TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ”

 

Truyền thống và Phụng Vụ Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Chúa Giêsu thăng thiên sau 40 ngày kể từ ngày Người phục sinh (vì nhu cầu mục vụ, tại Việt Nam, các giáo phận phía nam đã mừng lễ Chúa Thăng Thiên vào Chúa Nhật VII Phục Sinh, khác với chính ngày là thứ năm tuần VI Phục Sinh).

Con số 40 là con số quan trọng trong Thánh Kinh, gợi nhớ con số 40 năm trong sa mạc của dân Israel trước khi vào Đất Hứa (biểu trưng cuộc lữ hành của Dân Mới của Thiên Chúa bước vào Nước Trời). 

Đặc biệt, con số 40 có tính biểu trưng này, khởi hứng từ thực tại 40 tuần lễ đứa trẻ nằm trong bụng mẹ, gợi nhớ thời gian thai sinh, thời gian thử thách, cũng như thời gian tăng trưởng và chín muồi; đó là thời gian đợi chờ của một cuộc sinh nở mới.

40 ngày trong hoang địa, Chúa Giêsu dọn mình chuẩn bị sứ mạng cứu thế. Cũng 40 ngày sau khi Chúa phục sinh, các Tông Đồ và môn đệ cũng dọn mình sẵn sàng ra đi làm chứng cho Thầy Giêsu.

Mỗi sách Tin Mừng, theo cách riêng của mình, đều kết thúc bằng một lời sai đi, đưa các môn đệ lên đường thi hành sứ vụ. Mừng lễ Chúa Giêsu lên trời hôm nay, qua tường thuật kết thúc Tin Mừng, thánh sử Mát-thêu cũng kể cách chi tiết về lệnh truyền của Chúa Giêsu là:

– Anh em hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ

– Làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần

– Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.

– Lời hứa: Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.

 

+ Anh em hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ.

Cũng như Chúa Giêsu đã quy tụ môn đệ, để cùng sống với nhau và với Người; coi nhau như bạn hữu, đồng bàn với nhau, hiểu biết và chia sẻ với nhau đời sống hằng ngày. Thì đây, Chúa Giêsu cũng muốn các môn đệ đồng hành trước cả việc rao giảng: Cần có việc chia sẻ giữa những con người với nhau trước, sau đó mới tính đến việc loan báo Tin Mừng. Rao giảng Tin Mừng cho ai là giúp người ấy đào sâu những kinh nghiệm bản thân đã trải qua trong quá khứ, cho đến ngày người ấy nhận ra nơi Chúa Kitô, trong cái chết và sự sống lại của Người, là chân lý làm cho cuộc đời họ rực sáng (x.GKPV).

 

+ Làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Nếu đem đối chiếu các trình thuật về làm phép rửa trong sách Tông Đồ Công Vụ (x. Cv 19,5…) và các thư thánh Phaolô, có thể chúng ta không dám chắc là đã có một công thức đầy đủ về việc làm phép rửa nhân danh Ba Ngôi như tường thuật Tin Mừng Mát-thêu, bởi ban đầu các tông đồ và môn đệ vẫn làm phép rửa nhân danh Chúa Giêsu, còn việc nhân danh Ba Ngôi là sự tiến triển của thần học do Chúa Thánh Thần linh hứng về sau. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là khi muốn làm môn đệ Chúa Giêsu (gia nhập đạo) thì phải lãnh phép rửa. Phép rửa trở thành một điều kiện bắt buộc để được hưởng ơn cứu độ, vì qua Phép Rửa, tín hữu được tái sinh trong Chúa Giêsu Kitô tử nạn và phục sinh.

Sẽ khó trả lời khi nói điều này với người ngoài Kitô Giáo, nhưng hết những ai qua tôn giáo của họ hoặc qua tiếng lương tâm mà ăn ở tốt lành thánh thiện thì mặc nhiên ở trong Đức Kitô (được rửa tội “bằng lửa”). Cũng thế, những ai dám hy sinh tính mạng vì niềm tin hoặc vì Đức Ái, thì dù chưa được lãnh nhận bí tích rửa tội, thì cũng mặc nhiên ở trong Đức Kitô toàn thể (rửa tội “bằng máu”). 

Tóm lại, phải qua phép rửa mới được cứu độ dù là minh nhiên hay mặc nhiên.

 

+ Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.

Những huấn lệnh của Chúa Giêsu chiếm vị thế hàng đầu và trải dài trong Tin Mừng thánh Mát-thêu, được phân bố trong năm bài diễn từ.

Và giờ đây, Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải dạy cho muôn dân tuân giữ mọi điều mà Chúa Giêsu đã nói cho các môn đệ biết.

Như thế, sau khi bước theo Chúa và chịu phép rửa rồi, Kitô hữu không phải nhận phép rửa gia nhập đạo rồi để đó, mà là phải tuân giữ lề luật của Chúa. Theo đạo thì phải giữ đạo và sống đạo, chứ không phải mang trên mình cái danh Kitô hữu vì đã chịu phép rửa tội, mà sống như kẻ xa lạ.

 

+ Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.

Chúng ta lại một lần nữa nghe xác quyết điều mà danh xưng Emmanuel diễn đạt (Mt 1,23). Nghĩa là khởi đầu Tin Mừng, thánh sử Mát-thêu trích dẫn lời ngôn sứ Isaia: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, thì nay, lời Chúa Giêsu hứa và cũng làm cho ứng nghiệm: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20b).

Sự kiện Chúa Giêsu lên trời là một sự hiện diện theo cách thế mới. Nếu khi ở trong thân xác phàm nhân, Chúa Giêsu như bị giới hạn về sự hiện diện; thì nay, trong thân xác Phục Sinh, người hiện diện mọi nơi mọi lúc với các môn đệ, mà không còn bị lệ thuộc không gian hay thời gian vật lý nữa. Sự hiện diện của Chúa Giêsu với chúng ta sau khi Người lên trời, biểu trưng nơi cõi trời cao xa có thể quan sát thấy mọi đường đi nước bước của các chứng nhân, để đồng hành, hướng dẫn, an ủi, khích lệ và ban ơn phúc.

 

Tóm lại, mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, Kitô hữu được mời gọi hướng lòng lên với Chúa, hướng vọng về cõi trời là cùng đích của đời sống đạo, tin tưởng và hy vọng mai ngày được trở về quê trời là quê hương đích thực và vĩnh cửu bên Đấng họ yêu mến, là Đức Giêsu Kitô. Nhưng ai muốn đạt tới quê trời vinh phúc phải ghi nhớ và sống lệnh truyền của Chúa qua bài Tin Mừng hôm nay là: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lên trời vinh hiển sau khi đã vượt qua khổ ải trần gian. Chúa đã lên trời để dọn chỗ cho chúng con mai ngày. Xin cho chúng con luôn biết hướng lòng lên những thực tại trên trời, để can đảm vượt qua những khổ ải dương gian, trung thành với lề luật Chúa trong đời sống đức tin và bác ái, hầu mai ngày chúng còn cũng được về quê trời vinh hiển với Chúa. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...