Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật VII PS, Năm A, Ga 17,1-11a: Lời nguyện hiến tế của Chúa Giêsu

LỜI NGUYỆN HIẾN TẾ CỦA CHÚA GIÊSU

(Ga 17,1-11a)

M. Marcellino Nguyễn Đình Minh, Phước Hiệp

Cầu nguyện là để kết hiệp với Chúa. Trong cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu, Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu thường xuyên cầu nguyện. Người thường lui vào nơi hoang vắng, kể cả lúc ban đêm. Người cầu nguyện trước những thời điểm quyết định cho sứ vụ của mình hay của các tông đồ. Chúa cũng không ngừng khuyên bảo các tông đồ cầu nguyện, Người đã dạy các ông cầu nguyện bằng cách đọc kinh Lạy Cha, một lời kinh thiết tha và thiết thực. Qua bài Tin Mừng của thánh sử Gioan hôm nay, Giáo Hội lại đưa chúng ta đến một phương thức cầu nguyện mới, đó là “lời nguyện hiến tế”. Sở dĩ gọi là “lời nguyện hiến tế” là vì, đây là lời cầu xin của Chúa Giêsu với Chúa Cha trước khi bước vào cuộc khổ nạn, chịu sát tế, hiến mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha để chuộc tội cho nhân loại. Đây cũng chính là cách thế để bày tỏ lòng yêu thương của Chúa dành cho con người.

Khi nói đến Tin Mừng Gioan, chúng ta đều nghĩ ngay đến hai từ “tình yêu”, đặc biệt là tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Bài Tin Mừng hôm nay thuộc chương 17, nói về hoàn cảnh trước khi Chúa Giêsu chịu tử nạn. Trong khi các Tin Mừng Nhất Lãm diễn tả trước khi bị bắt, Đức Giêsu đã cầu nguyện trong xao xuyến ở núi Cây Dầu. Còn trong Tin Mừng Gioan, Người đã cầu nguyện trước khi chịu khổ hình, một lời nguyện long trọng mà Người dâng lên Chúa Cha, trước mặt các môn đệ trong bữa Tiệc ly. Trong giây phút này Đức Giêsu không một chút xao xuyến trước cái chết gần kề, trái lại, thái độ của Người thật thản nhiên. Người vẫn tỏ tấm lòng quan tâm, ưu ái yêu thương các môn đệ của Người và toàn thể nhân loại nữa. 

Tin mừng hôm nay là phần đầu của lời nguyện hiến tế. Trước tiên, Người xin cho cuộc tử nạn của Người sẽ làm tôn vinh Thiên Chúa, và Người đã coi cuộc tử nạn đó là sự tôn vinh Thiên Chúa trước toàn thể vũ hoàn: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha” (Ga 17,1). Ở đây từ “tôn vinh” diễn tả một nội dung phong phú và rất mạnh mẽ trong lời cầu nguyện: vinh quang là một đặc tính chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, nó thể hiện một uy lực thật sự của một con người tự khẳng định mình bằng tầm quan trọng hữu hiệu. Điều mà Chúa Giêsu nài xin Thiên Chúa, Cha của Người, đó là vinh quang Thần Linh được biểu lộ trong chính giờ Người chịu chết. “Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người” (Ga 17,2). Như thế, vinh quang Thiên Chúa chính là sự cứu rỗi con người và sự cứu rỗi đó chính là nhận biết Thiên Chúa: “Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Ðấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17,3). Biết Chúa và nhận biết Chúa Giêsu thật là điều không dễ dàng, việc nhận biết đó không phải do trí hiểu, hay thực nghiệm, mà là một ân ban của Thiên Chúa, vì không ai thấy Thiên Chúa bao giờ nếu Chúa Con không mạc khải cho, và cũng không ai đến được với Chúa Con nếu Chúa Cha không lôi kéo họ (x. Ga 6,44.46). Mọi tín hữu sẽ rất hạnh phúc khi nhận được ân huệ này, đó là được biết và nhận biết Thiên Chúa là Cha và Chúa Giêsu chính là Đấng cứu độ.

Ngoài sự nhận biết qua sự tôn vinh của Thiên Chúa, một điều quan trọng thứ hai đó là sự “ban cho”, từ ban được lặp lại nhiều lần. Chúa Cha đã ban vinh quang cho Chúa Giêsu và Chúa Cha cũng ban thế gian cho Chúa Giêsu nữa, qua đó Chúa Giêsu đã ban cho con người sự sống đời đời. Việc làm này của Chúa Giêsu nhằm giúp cho nhận loại dự phần vào tất cả những gì Người đã nhận từ Chúa Cha. Đó chính là điểm cốt yếu của tình yêu, của sự vâng phục, của sự hòa hợp trong tình yêu: “Tất cả những gì con có đều là của Cha, tất cả những gì Cha có đều là của con” (Ga 17,10).

Qua đây, chúng ta sẽ tự suy nghĩ lại cuộc sống của chúng ta đã thật sự làm tôn vinh danh Chúa hay chưa? Chúng ta đã thật sự nhận biết Chúa chưa, hay chúng ta vẫn còn chìm đắm trong đam mê dục vọng, những ham muốn tiền tài danh vọng của riêng bản thân? Chúng ta có nhận được ân ban cứu độ mà Chúa Giêsu đã phải dày công chịu khổ hình cho chúng ta hay chưa?

Lạy Chúa, xin Chúa dạy chúng con biết nhận biết Chúa, biết đón nhận những ân huệ từ Chúa Cha qua Đức Giêsu, Con của Người, để mọi sự trong cuộc sống của chúng con đều làm tôn vinh danh Chúa trên hết mọi sự. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia Đình Thánh Gia: Mẫu Gương Yêu Thương và Hiệp Nhất

LỄ THÁNH GIA THẤT ( Lc 2, 41- 52)  Đan viện Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...