Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật X Phục Sinh, năm B «MÌNH MÁU CHÚA» Quốc Vũ

 

Chúa nhật X Phục Sinh, năm B

«MÌNH MÁU CHÚA»

Bài đọc 1: Xuất hành 24, 3-8

Bài đọc 2: Hipri  9, 11-15

Tin Mừng: Marcô 14, 12-16.22-26

1. Bài đọc I: Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em

Người Dothái quan niệm: “máu là sự sống”. Khi giao ước được ký kết bằng máu, nghĩa là họ lấy sự sống mà thề với Thiên Chúa là họ sẽ giữ Lề Luật của Người; nhưng họ đã vi phạm giao ước nhiều lần sau khi đã ký kết với Thiên Chúa. Để được tha thứ, Thiên Chúa truyền cho họ phải sát tế các súc vật để lấy máu làm của lễ hy sinh đền tội cho họ.

Khi rảy máu trên bàn thờ và trên dân, ông Môsê giải thích cho dân Israel hiểu đó như là một dấu chỉ của Giao ước giữa Đức Chúa và dân. Vào thời bấy giờ, việc rảy máu này còn mang một ý nghĩa khác nữa: đó như là một dấu chỉ của sự dấn thân tương trợ lẫn nhau của những người cùng huyết thống, giúp nhau thoát khỏi kiếp nô lệ, và tôn trọng những ý muốn của tha nhân,…và đó còn là một việc làm thể hiện sự tôn kính của dân đối với Đức Chúa, khi tuân giữ và thi hành những điều Người phán.

2. Bài Tin Mừng: Cử hành lễ Vượt Qua của người Dothái, Đức Gie6su thiết lập bí tích Thánh Thể và loan báo bữa tiệc cánh chung

Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, vào buổi chiều trước ngày lễ Vượt Qua, dân Israel đưa những con chiên mà họ đã chọn, đến sân đền thờ và sát tế trước mặt vị tư tế, để ông lấy máu rảy lên các chân của bàn thờ. Chính vì thế, thánh sử Tin Mừng viết rằng: «là ngày sát tế chiên Vượt Qua» (c. 12), và Đức Giêsu cùng với các môn đệ «đã ăn lễ Vượt Qua», nghĩa là ăn thịt chiên theo nghi thức đã định.

Nhưng, ở đây, trong khi dùng bữa, Đức Giêsu đã mạc khải và mở ra một ý nghĩa mới cho nghi thức cũ này: cử chỉ chúc tụng, bẻ ra và trao bánh không men, trở thành việc cử hành một bí tích về thân thể của Người; và việc tạ ơn trên chén rượu, trở thành việc cử hành bí tích về máu của Người.

Cuối cùng, hướng đến bữa tiệc cánh chung: trong bữa tiệc này, lễ Vượt Qua xưa đã hoàn tất, còn Thánh Thể là một sự cử hành trước và là một sự tiên báo cho bữa tiệc sau này. Chính vì thế mà Đức Giêsu nói: «chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đế ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa» (c. 25): Người và các môn đệ sẽ uống rượu Vượt Qua Mới, nghĩa là họ sẽ được tham dự cách trọn vẹn bàn tiệc cánh chung trong thế giới mới.

3. Bài đọc II: Đức Kitô, vị Trung Gian của giao ước mới,

Mặc dù khó khăn, các Kitô hữu đầu tiên vẫn phải thấu hiểu mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu, cũng như sự ra đi trở về cùng Cha của Người. Rất nhiều hình ảnh đã được sử dụng để diễn tả điều này; riêng tác giả thư Dothái đã chọn hình ảnh vị Thượng Tế, trong ngày lễ Xá Tội, đã đi vào trong bức màn của đền thờ để chìm vào sự thánh thiện của các thánh. Ông đã trở nên người phục vụ cho dân, để đền bù tội lỗi bằng những lễ phẩm trong hy lễ bàn thờ. Đức Giêsu cũng tự hủy mình để trở nên một với dân. Thậm chí, trong khi các thượng tế sau khi dâng lễ, đã trở ra như trước, còn Đức Giêsu, Người đã đi vào trong sự hiến thánh thần thiêng vào không bao giờ trở ra nữa: «Người vào chỉ một lần mà thôi, và đã lãnh được ơn cứu độ vĩnh viễn cho chúng ta» (c. 12).

Tóm lại, vị Thượng Tế chỉ được cử hành hy lễ trước Thiên Chúa, trong khi Đức Giêsu, trưởng tử mọi loài, muốn kéo toàn thể nhân loại, cùng với Người, dâng lên Thiên Chúa của lễ sống động là chính mạng sống mình.

4. Suy niệm

Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Giê-su. Đây là Bí tích, mầu nhiệm “Yêu Thương” mà Chúa Giêsu đã lập ra và để lại cho Giáo Hội như nguồn thần lương nuôi sống Giáo Hội, và là dấu chỉ liên kết, hiệp nhất mọi người Kitô hữu trong tình yêu thương của Chúa. Người là đầu của nhiệm thể Giáo Hội, trong đó các chi thể là chính các Kitô hữu được liên kết với đầu trong một thân mình duy nhất.

Bí tích Thánh Thể là một hồng ân bao la cao quí, bởi Thiên Chúa đã lấy chính Thịt và Máu mình làm của ăn cho chúng ta. Bí tích Thánh Thể là sự hiện thức hóa lời hứa của Đức Giêsu rằng Người sẽ ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28, 20).

Ngẫm thấy, Bí tích Thánh Thể đối với chúng ta rất gần và cũng rất xa. Gần, vì chúng ta có thể đụng chạm, được rước và ăn hằng ngày; nhưng lại xa, vì là một bí tích, là một mầu nhiệm mà mắt phàm không thể thấy và nhận biết Mình và Máu Thánh trong hình bánh và rượu. Chỉ có đức tin mới gúp cho chúng ta sống và kết hiệp với mầu nhiệm cao cả này.

Thánh Thể là sự hiện diện đích thực của Đức Kitô trong Giáo Hội và trong mỗi Ki tô hữu. Trong Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, Công đồng Vaticano II dạy rằng «Phụng vụ là tột đỉnh và nguồn mạch sự sống của Giáo Hội» (SC 10), bởi khi cử hành phụng vụ, Giáo Hội diễn tả chính đời sống của mình trong sự gắn kết mọi chi thể trong một Thân Thể với Đầu là chính Đức Kitô.

Mỗi khi cử hành Thánh Thể là Giáo Hội thực hiện một hành động kép: «Fractio panis và Kerygma» (Bẻ Bánh và Loan Báo). Từ thời Giáo Hội Sơ Khai, hành động kép gắn này là giềng mối gắn kết các Kitô hữu lại với nhau, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy họ ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Đức Kitô cho mọi thọ tạo. Trong Ngày Của Chúa (Dies Domini), các tín hữu đem theo bánh rượu cùng mọi thứ hoa quả, họ họp nhau cầu nguyện trong bữa tiệc Thánh Thể (Eucharistia), cùng hiệp thông trong bữa tiệc huynh đệ (Agape) và lãnh nhận sứ vụ ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Đức Kitô qua việc thăm viếng những người bệnh tật, giúp đỡ những người già yếu, cô nhi, quả phụ và nghèo đói. Truyền thống này được tiếp nối qua thời gian trong đời sống Giáo Hội. Qua nhiều thời đại cho đến ngày nay, tuy có những thay đổi để hội nhập với mọi nền văn hóa, cùng với những sự khủng hoảng hay sự cải tổ, nhưng ý nghĩa căn cốt của việc cử hành Thánh Thể vẫn không thay đổi và luôn mang hai chiều kích nhận lãnh và cho đi.

Khi cử hành Thánh Thể, các Kitô hữu được nhận lãnh Mình và máu Thánh là nguồn sống đời đời, để rồi đem nguồn sống ấy phân phát cho tha nhân. Mối tương quan giữa sự nhận lãnh và cho đi phải được xây dựng trên nền tảng tình yêu của Đức Kitô. Đó là một ình yêu hiến tế cách nhưng không, để rồi các Kitô phải nhớ và thực thi lời căn dặn của Người: «Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hây cho đi nhưng không» (Mt 10, 8).

Mỗi thánh lễ là một sứ mạng, mỗi tín hữu là một ngôn sứ. Mỗi lần tham dự nghi thức Bẻ Bánh Thánh Thể là người Kitô hữu lãnh nhận một sứ mang. Sứ mạng của người ngôn sứ là loan truyền Lời Thiên Chúa cho anh chị em mình, là cho đi hơn là nhận lãnh;  ở đó đôi khi sự cho đi bị từ chối hay thậm chí là bị chống đối và bách hại; và như thế mỗi lần cho đi mà có người nhận lãnh thì trong lòng tràn ngập bao là niềm vui. 

Quốc Vũ  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...