Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật X thường niên, năm C (Pet. Dũng – Phước Lý)

 
Lời Chúa 1V 17, 17-24; Gl 1, 11-19; Lc 7, 11-17.
 
Trình thuật Tin Mừng hôm nay kể về việc Đức Giêsu đang đi vào thành Na-in thì gặp một đám tang con trai của một bà góa. Ngài chạnh lòng thương và làm cho người con trai sống lại. Đến đây chúng ta tự hỏi, Chúa Giêsu thương ai? Bà goá hay người con trai? Chắc chắn Ngài thương cả hai nhưng có lẽ Ngài bị đánh động tình thương trước nhất bởi bà góa vì:
 
Thứ nhất: Cách thể hiện tâm trạng đau đớn tột cùng của người mẹ trẻ đối với người con trai theo cung cách của người phụ nữ. Chẳng hạn, bà kêu gào thảm thiết, đôi khi ngất lịm, với tấm thân héo mòn, thân hình tiều tụy, với những cảm xúc nấc nghẹn từ khổ đau.
Trong bối cảnh này, Chúa Giêsu đã “đọc” được niềm đau tột cùng của người phụ nữ, của người mẹ. Vì đứa con đó là máu, là thịt , là tế bào, là phiên bản của đời mình, người con trai chết đi, cũng chính là bà đang chết đi một phần cuộc đời cả thân xác và tâm hồn theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng.
Cái chết là sự mất mát, là sự đau đớn, là bất hạnh và là tuyệt vọng đúng như ngạn ngữ Ucraina có câu: “con người có ba điều bất hạnh: cái chết, tuổi già và những đứa con hư”, hay như Đức Phật đã nói về dòng chảy lịch sử khổ đau đời người: “Sinh- Lão-Bệnh-Tử”. Hay trong chiến tranh, những người mẹ Việt nam đã từng đớn đau, nát từng khúc ruột khi chứng kiến : “ba lần tiễn con đi, ba lần khóc thầm lặng lẽ, nếu con không về lòng mẹ lại đau”. Như vậy, phải chăng cái chết như một lời nguyền trên số phận? Trước niềm đau, tình mẫu tử của bà goá thành Na-in đã chạm tới Trái Tim của Chúa Giêsu.
 
Thứ hai: Chúa chạnh lòng thương vì Bối Cảnh của tang gia trước một thực tế nghiệt ngã còn đau đớn hơn gấp bội: đó là bà mẹ trẻ đã bị cái chết cướp đi người chồng, nay còn đứa con trai trẻ duy nhất còn sót lại cũng bị cái chết cướp đi nốt.
Niềm vui, sự an ủi, chỗ nương tựa duy nhất cuối cùng cũng ra đi chỉ còn người mẹ góa ở lại với vòng hoa trắng, khăn tang trắng trong ngôi nhà hoang vắng. Gia cảnh này chắc chắn đã làm cho con tim của Chúa Giê su thổn thức. Như vậy, cách thể hiện đau thương và gia cảnh của người mẹ là tiền đề, là lý do chính Chúa Giêsu thương bà góa và thương người con trai làm cho anh ta sống lại. Dỹ nhiên Ngài không phải là người cầu cơ, nhà ngoại cảm, hay một vị phù thủy chuyên đi gọi hồn và làm cho người chết sống lại. Như vậy, hôm nay bà góa đã gặp may từ đau thương trở lên vui mừng- thật là hạnh phúc của một tang gia!
 
Qua việc làm này, Đức Giêsu thể hiện hai điều đó là Tình Thương và Quyền năng của Ngài. Quan trọng là Chúa làm cho người con trai sống lại không phải để tôn vinh bản thân, không phải để thể hiện quyền lực Cái Tôi để được ngưỡng mộ, để được thần tượng theo kiểu người đời. Nhưng Ngài yêu thương vì bản chất của Ngài là tình yêu “hữu xạ tự nhiên hương”. Hơn nữa, Ngài làm vì quyền năng phát xuất từ Chúa Cha.
Nhưng đến đây chúng ta tự hỏi, nếu như Chúa Giêsu làm phép lạ để chỉ cứu sống một người rồi sau đó cũng lại chết đi theo lẽ tự nhiên thì cùng lắm cũng chỉ là một việc làm tốt lành. Nhưng điểm nhấn của bài Tin Mừng hôm nay không nằm ở phép lạ này nhưng nằm ở chỗ phép lạ này kéo theo một Phép lạ khác vĩ đại hơn đó là làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa, đến nỗi họ thốt lên: “Thiên Chúa đã viếng thăm dân người”
 
Quan trọng hơn, qua việc làm này, mọi người nhận biết Thiên Chúa. Việc nhận biết và tôn vinh Thiên Chúa không theo kiểu nhận ra một người quen, một người họ hàng, một ông chủ lâu ngày bị lãng quên chẳng mấy hệ trọng.
Việc nhận biết Thiên Chúa qua phép lạ Chúa Giêsu làm cho chàng thanh niên sống lại là một phép lạ của mọi phép lạ. Vì con người nhận ra Thiên Chúa là một khúc quanh, một Biến Cố, một Con Người ảnh hưởng tới sinh mạng thiêng liêng của mọi người. Vị Thiên Chúa ấy vừa làm cho họ vẫn là họ trong sự sống trần thế, nhưng vừa làm cho con người là con Thiên Chúa trong sự sống Thần Linh. Họ vừa được xóa bỏ tội lỗi và những khuyết tật trần gian, họ vừa nhận được hạnh phúc viên mãn trong tình yêu và trở lên hoàn hảo trong sự kết hợp Ngôi vị với Thiên Chúa.
Diễn ngữ “Thiên Chúa đã viếng thăn dân người”, diễn tả thái độ của con người, và diễn tả tình huống xuất hiện của Thiên Chúa. Về phía con người, họ tỏ thái độ ngạc nhiên, vui mừng và hy vọng trong bình an. Về phía Thiên Chúa, diễn tả tình huống Thiên Chúa luôn luôn đến với con người trước, trước khi họ nhận ra Ngài, Ngài có trước, ngỏ lời trước, đến trước con người bằng đủ mọi phương thế để cốt làm một việc duy nhất “Thiên Chúa đã viếng thăm dân người”.
Hôm nay Chúa sử dụng một trong những phương thế ấy qua việc Đức Giê su làm phép lạ cho cậu thanh niên sống lại.
 
Như vậy qua câu chuyện này, chúng ta rút ra những bài học căn bản và sâu sắc sau:
Thứ nhất: Khi Chúa Giêsu phục sinh con trai của bà góa người Na-in, Ngài đã gián tiếp dậy cho chúng ta biết quí trọng sự sống tự nhiên. Phép lạ thường xảy ra hằng ngày mà chúng ta không ý thức. Đó là chúng ta đang có mặt trên đời là một phép lạ, mỗi khoảnh khắc chúng ta sống là một mầu nhiệm, là một hồng ân, là một quà tặng vô giá cho chúng ta. Mỗi giây phút chúng ta còn sống là một sự tạ ơn, là một sự kiện đáng ăn mừng: “Mỗi sớm mai ta thức dậy, ta tạ ơn đời, tạ ơn Trời đã cho ta một ngày mới để sống và yêu thương”.
 
Bài học thứ hai: qua tình yêu Chúa Giê su dành cho cậu con trai bà góa sống lại là bài học trong trường học bái ái trường đời. Người ta chỉ học được yêu thương khi họ được yêu thương. Qua lớp học tình thương thầy dậy Giê su đã dậy cho chúng ta bài học nhận biết Thiên Chúa. Như vậy tình yêu mang tính truyền giáo.
Như Mẹ Têrêxa thành Calcutta làm công việc bái ái chăm sóc các bệnh nhân, những người đang hấp hối…Thực ra Mẹ không phải là một người làm công tác từ thiện thuần túy theo kiểu các tổ chức xã hội, nhưng Mẹ thực hiện công việc tình thương ấy để giúp họ nhận ra phẩm giá con người và Mẹ làm vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
 
Bài học thứ ba: Chúng ta đang sống cuộc sống thể lý, nhưng chúng ta đang chết lâm sàng về đời sống Đức Tin. Những Virút từ bên ngoài gây ra căn bệnh ác tính đó là tiền bạc, của cải, quyền lực…những Virút từ bên trong chúng ta đó là ngạo mạn, thù hận, đố kị thiếu bao dung…Do vậy, mỗi giây phút, chúng ta cầu xin quyền năng và tình yêu thương của Thiên Chúa hãy phục sinh cái chết về niềm tin vào Ngài để chúng con được sống trong sự nhận biết Thiên Chúa. Sự nhận biết ấy không gì khác hơn là được yêu mến, được trở lên một để được che chở, an toàn, yêu thương và hạnh phúc trong Ba Ngôi Thiên Chúa./.
 
 
Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...