Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật XV mùa thường niên, năm C: “Tôi là người thân cận của ai?” (Quốc Vũ – Phước Lý)

Chúa nhật XV Thường Niên, năm C

«TÔI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA AI?»

Bài đọc 1: Đệ Nhị Luật 30, 10-14

Bài đọc 2: Côlôsê 1, 15-20

Tin Mừng: Luca 10, 25-37

 

Lịch sử đất nước Truing Hoa, sau thời Hán – Sở tranh hùng, đất nước Trung Hoa được thu về một mối dưới quyền cai trị của Nhà Hán. Trải qua thời gian hơn 300 năm trị vì, triều Hán bắt đầu suy thoái, loạn lạc giặc dã nổi lên khắp nơi. Bên ngoài triều ca là nạn giặc Khăn Vàng, bên trong là sự thao túng triều cương của bọn hoạn quan Thập Thường Thị giết vua, lập chúa. Rồi thời thế đẩy đưa triều chính rơi vào tay Đổng Trác, một kẻ hám sắc, lạm quyền, ép vua, giết hại trung lưu. Trung thần nghĩa sĩ phẫn nộ nhưng đành cúi đầu đấm ngực mà hổ thẹn với tiên vương. Một lần Vương Doãn bí mật qui tụ các trung thần bàn mưu lập kế giải cứu quân vương, Tào Tháo hiến kế và tự mình lãnh trách nhiệm ám toán Đổng Trác. Nhưng sự việc bất thành, Tào Tháo bị truy nã, nên xuất thành bỏ chạy về hướng nam. Chạy đến Tiêu Quận, đi qua huyện Trung Mậu, bị quân canh cửa thành bắt được, đem nộp quan huyện là Trần Cung. Nhưng ngay đêm hôm ấy, Trần Cung thu xếp hành trang và lộ phí, cùng với Tào Tháo đeo thanh kiếm, cưỡi ngựa, trốn đi. Ði được ba hôm đến Thành Cao, trời đã xâm xẩm tối, nên ghé vào nhà Lã Bá Sa là bạn kết nghĩa với cha Tào Tháo mà nghỉ đêm. Bá Sa đón hai người vào, bảo người nhà giết lợn, còn mình thì đi mua rượu về đãi khách. Đang khi Tháo và Cung nghỉ ngơi trong phòng, bỗng nghe có tiếng mài dao, sinh lòng hoài nghi rằng họ định hại mình, nên hai người cùng rút kiếm đi thẳng vào, gặp người nào trong nhà giết người ấy; giết một lúc tám người. Khi vào đến bếp, chỉ thấy một con lợn trói bốn vó, sắp đem chọc tiết. Cung giật mình nói: Ta đa nghi quá, giết nhầm phải người tử tế rồi. Hai người vội vàng trở ra lên ngựa đi. Đi được độ hai mươi dặm gặp Lã Bá Sa cưỡi lừa trở về, trước yên treo hai bình rượu, tay xách một nắm rau quả. Tháo cứ tế ngựa đi và rút kiếm ra chém Bá Sa ngã xuống chết. Cung cả sợ hỏi Tháo: Lúc nãy lầm đã đành, bây giờ sao lại còn đang tay như thế? Tháo nói: Bá Sa về nhà, thấy nhiều người nhà chết, tất nhiên sẽ báo quan đuổi thì ta bị vạ ngay. Cung nói: Biết rằng mình lầm rồi, lại còn cố Ý giết người nữa, thực là đại bất nghĩa! Tháo nói: Thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta!

[…] Rồi thời gian sau, đất nước tạm chia ba theo thế chân vạc, Bắc Hán có Tào Tháo, Đông Ngô có Tôn Quyền, Tây Thục có Lưu Bị. Trong một lần Lưu đánh với Tào, thất thế chạy ngang qua Kinh Châu, được Lưu Biểu đón vào và định nhường đất Kinh châu. Khổng Minh hiến kế cho Lưu Bị đường đường chính chính lấy Kinh Châu làm bệ phóng vững chắc để xây dựng cơ đồ. Nhưng Lưu Bị nói: Ở đời, thà ta bị người phụ, chứ không bao giờ ta phụ người!

Ta phụ người hay người phụ ta? Khoan nói đến chuyện đúng-sai, phải-trái; và tạm thời đặt ra ngoài bối cảnh tôn giáo, thì mỗi người đều có sự tự do chọn lựa cho cách sống của mình, mà mỗi sự chọn lựa đều có cái lý của nó; để rồi đối với người này là tốt, nhưng với người kia là xấu; trong hoàn cảnh này thì đúng, nhưng với lúc khác thì lại hoàn toàn sai… cuộc sống nhân sinh thiên hình vạn trạng, biến hóa vô thường, khiến con người luôn phải đối diện với những đắn đo trước những lần chọn lựa, nhưng nhiều khi cũng không tránh khỏi sự sai lầm rồi hối tiếc. Chính trong bối cảnh ấy, con người đã phải nại đến niềm tin tôn giáo để tìm cho mình một sự sáng soi. Phật giáo dạy người ta biết về luật nhân quả: gieo nhân nào sẽ gặt quả đó, gieo nhân lành sẽ gặt được quả tốt. Điều này ta thấy có sự trùng khớp với giáo huấn của Thánh Phaolô: «Ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt, là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí, là sự sống đời đời» (Gal 6, 7-8).

Như thế, với Thánh Phaolô, để có sự sống đời đời thì phải sống theo Thần Khí. Còn với Thánh Luca thì «Người phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình» (c. 27 – Bài Tin Mừng). Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận là hai chiều kích trong một giới luật duy nhất «không vượt quá sức lực hay tầm tay anh em. Mệnh lệnh đó không ở trên trời, khiến anh em phải nói: “Ai sẽ lên trời lấy xuống cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành?” […] Lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh em đem ra thực hành» (cc. 11-14 – Bài đọc I).

Yêu thương là căn tính của người Kitô hữu, là ngay trong miệng, ngay trong lòng: trước là yêu mến Thiên Chúa, sau là yêu thương đồng loại theo gương Đức Giêsu trên thập giá, vì chính «Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất, cùng muôn vật trên trời» (c. 20 – Bài đọc II). Như thế, bảo chứng cho đời sống người Kitô hữu chính là Đức Kitô chịu tử nạn vì tình yêu. Hình ảnh người Samaria trong dụ ngôn Tin Mừng đã được các Giáo Phụ nhìn theo một góc cạnh khác: đó chính là hình ảnh của Đức Kitô cúi xuống bồng ẵm nạn nhân bên đường là chính chúng ta, với một thân thể đầy thương tích bởi những xâu xé của tội lỗi, và đưa chúng ta trở về quán trọ là chính cung lòng Giáo Hội, để săn sóc và chữa lành. Chính hình ảnh người Samaria đó, đã là câu trả lời xác đáng cho người thông luật ngày xưa, cũng như cho mỗi người chúng ta ngày nay về một sự thắc mắc: «Nhưng ai là người thân cận của tôi?» (c. 29).

Tuy nhiên, sống trong một xã hội ngập tràn muôn điều hỗn độn, chân-giả bất phân, trắng-đen lẫn lộn, và nhiều khi lòng nhân và tình bác ái bị lạm dụng, thì có lúc ta lại sẵn sàng chấp nhận triết lý «thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta» là đúng, để rồi vội vàng bước qua trước sự van nài của một người gặp nạn hay một người hành khất bên đường, hoặc dễ dàng khước từ một lời cầu cứu giúp đỡ của một người trong cùng một chuyến bay, trên cùng một tuyến đường,… để tránh một sự phiền phức mà đôi khi cũng có thể trở thành tai họa. Thế mới hay, để nhận diện «Ai là người thân cận của tôi?» đã khó, mà để sống «tôi là người thân cận của ai» lại càng khó dường bao!

Sống đời Kitô hữu quả là gian nan, đường theo Đức Kitô cần nhiều sự khước từ, và sự sống đời đời không là điều dễ dàng có được. Đó là cả một sự chọn lựa dứt khoát, một sự đánh đổi mà đối với người đời đó là một sự điên dại: «Thà ta bị người phụ, chứ không bao giờ ta phụ người», mà Thập giá là câu trả lời cuối cùng, Đức Kitô chịu đóng đinh là câu trả lời xác đáng. Đó là một cớ vấp phạm cho người Do Thái, một sự điên rồ đối với người ngoại giáo, nhưng đối với người được kêu gọi thì đó lại là sự khôn ngoan của Thiên Chúa,  vì sự điên dại của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người, và điều yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người. (x. 1 Corintô 1, 24-25).

Quốc Vũ

~*~

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...