Thứ Bảy, 9 Tháng Mười Hai, 2023

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B – THANH TẨY CON TIM

THANH TẨY CON TIM

Chúa Nhật XXII TN B: Mc 7,1-8a.14-15.21-23

M. Gioan Mai Anh, PT.

            Sống trong thời đại nào thì con người vẫn luôn có xu hướng quan tâm đến cái sạch, cái đẹp và hình thức bên ngoài. Đây là điều giúp chúng ta hiểu lý do tại sao những người Pha-ri-sêu trách Chúa Giê-su về việc các môn đệ của Ngài không rửa tay trước khi dùng bữa. Thế nhưng, ở đây chúng ta không dừng lại việc giữ vệ sinh sạch sẽ, mà vấn đề là luật thanh sạch của người Do-thái. Chính vì thế, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta chú trọng đến việc thanh tẩy đời sống nội tâm.

           Đối với người Do-thái thì việc phân biệt sạch và dơ, thanh sạch và ô uế rất quan trọng, để chứng tỏ mình sạch trước mặt mọi người. Chẳng hạn, các tư tế rửa tay để thanh tẩy tâm hồn trước khi dâng của lễ lên Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối thanh sạch. Sau này dân chúng bắt chước rửa tay trước khi cầu nguyện và trước khi dùng bữa. Ý tưởng này rất cao đẹp và có ý nghĩa, vì nó làm cho tôn giáo thâm nhập vào con người những hành vi và những thói quen tốt trong cuộc sống.

          Thế nhưng, đáng tiếc với thời gian, con người dần dần lại quan tâm đến việc thanh tẩy những hình thức bên ngoài rất nhỏ mọn như: không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận, rửa chén bát, hay các bình lọ và các đồ đồng… (x. Mc 7,3-4). Họ đã quá chú trọng đến các tập tục, truyền thống của tiền nhân mà quên đi điều Chúa dạy. Quá đề cao sự thanh sạch thể lý bên ngoài mà quên đi sự thanh tẩy bên trong nội tâm. Vì thế, Chúa Giê-su mới sửa sai quan niệm những người Pha-ri-sêu thời đó. Chính trong tâm hồn con người mới xuất phát những tư tưởng xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, tham lam, ghen tị, kiêu ngạo… (x. Mc 7,21-23). Chuyện kể rằng một luật sĩ Do-thái ngồi tù, thay vì ông cần phải uống nước đầy đủ được cấp phát mỗi ngày, thì lại dùng phần nước đó để rửa tay theo nghi thức tôn giáo của mình trước khi cầu nguyện và dùng bữa, rốt cuộc cơ thể ông thiếu nước trầm trọng và dẫn đến yếu dần đi.

         Hơn nữa, trong Tin Mừng nhiều lần Chúa Giê-su đã vạch trần bộ mặt thói vụ hình thức giả hình đối với những người Pha-ri-sêu, Ngài khiển trách rất nặng: những kẻ đạo đức giả, thứ mồ mả tô vôi (x. Mt 23,13-32). Và thay vào đó, Ngài đã phá đổ nhiều bức tường ngăn cách giữa người Do-thái và dân ngoại như việc tiếp xúc với người phụ nữ dân ngoại bên bờ giếng Gia-cob, đụng chạm đến người phong cùi và chữa lành họ, cùng đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi… Qua đó, cho thấy Đức Giê-su đến không phải để phá hủy lề luật, nhưng để kiện toàn và làm cho lời các ngôn sứ nói về Ngài nên trọn (x. Mt 5,17).

          Quả thật, đôi khi chúng ta cũng bị lôi cuốn vào những thực hành đạo đức mang tính hình thức. Chẳng hạn: ta chuẩn bị thật chu đáo cho một giờ kính lòng thương xót, rước kiệu Đức Mẹ rất long trọng hoặc là chuẩn bị một thánh lễ Misa trọng thể với những hương, hoa, đèn, nến… Nhưng lại quên chuẩn bị cho mình một con tim tinh tuyền và một tâm hồn trong sạch để đến với Chúa. Chính vì vậy, ta cần phân biệt đâu là cái chính, cái phụ, đâu là điểm cốt lõi. Tất cả những luật lệ và truyền thống chỉ có giá trị khi ta thực sự sống ngay thẳng, chân thật trong lời nói, thực hành trong tình mến và phải phát xuất từ con tim. Vì Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa cũng ban cho con người có một trái tim tinh tuyền luôn biết yêu thương, cho nên ta “Hãy tạo cho mình một trái tim mới” (Ed 18,31).

         Một lần nữa Thiên Chúa mời gọi chúng ta cần trở về với con người nội tâm của mình để thanh tẩy con tim nên trong sáng và tinh tuyền. Đây là một thách đố lớn, bởi cái tôi ích kỷ của con người vẫn còn đó. Thế nhưng, chúng ta có thể làm được khi dám đối diện với chính mình và dựa vào một chuẩn mực cao nhất là lề luật của Thiên Chúa. Lề luật đó được đúc kết nơi một con người sống động mang tên là Giê-su.

       Vâng, sự thanh khiết của tâm hồn chỉ đạt được khi bước theo dấu chân Đức Ki-tô, là khuôn mẫu để “tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Hãy dành những thời khắc của thinh lặng để lắng nghe Chúa nói trong thâm sâu của cõi lòng; để học và bắt chước việc Chúa làm: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 1,29). Để rồi, dẫu cho đường đời có nhiều sóng gió, lòng người có nhiều đổi thay, nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương mời gọi ta đến với Người, để làm mới lại mối tương quan với Chúa và tha nhân. Đồng thời thi hành bác ái đối với những người sống chung quanh mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật II Mùa Vọng, B, Mc 1,1-8: Hãy dọn đường cho Chúa đến

HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA ĐẾN (Mc 1,1-8) Tùng Linh, Phước Lý Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến viếng thăm nhân loại. Lần thứ nhất...

Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội

ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (St 3,9-15.20; Lc 1,26-38) M. Bosco, PS. Không có vị thánh nào được Giáo Hội kính nhiều lần trong năm như Đức...

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm – Lc 1,26-38

LỄ ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi Nét Lịch Sử: Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô...

Bài Giảng Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?feature=shared
00:09:37

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Canh thức đợi chờ

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?si=Z5tJUvziDE-fsXMN Canh Thức Đợi Chờ Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Với Chúa nhật thứ I Mùa vọng, Hội thánh...

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Tỉnh thức

TỈNH THỨC (Is 63,16b-17, 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37) Luân An, Phước Lý Sáng sớm ngày 7/10/2023, ước tính 1.000 tay súng Hamas tràn sang lãnh thổ...

Chúa Nhật I Mùa Vọng – B: Canh thức

Chúa Nhật I Mùa Vọng năm B  (Mc 13,33-37) CANH THỨC Hoa Tím Môi trường chúng ta đang sống đầy những ô nhiễm về không khí...

Chúa Nhật XXXIV TN, A: Đức Kitô và kẻ thuộc về Người

ĐỨC KITÔ VÀ KẺ THUỘC VỀ NGƯỜI (1Cr 15,20-28.28) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Tin Mừng về cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu Kitô...

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A, Mt 25,31-46: Chúa Giêsu – Vị Vua phục vụ

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A: Mt 25, 31-46 Chúa Giêsu - Vị Vua Phục Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, mô...

Chúa Nhật XXXIV TN, A, Mt 25,31-46: Đức Giêsu – Vua khiêm nhường

ĐỨC GIÊSU - VUA KHIÊM NHƯỜNG (Mt 25,31-46) M. Thomas Aquino Ân, Phước Lý Hôm nay Chúa nhật 34 TN, Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng...

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Phải chăng tử đạo vì chán đời?

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Không Muốn Sống Nữa? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn thể...

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24.11: Bài ca của người chiến thắng

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 24.11 BÀI CA CỦA NGƯỜI CHIẾN THẮNG (Lc 9,23-26) FM. Salesio Ngân (Phước Hiệp)       “Đây bài ca nghìn...