Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật XXIII Thường Niên, C: “CẦU NGUYỆN & LƯỢNG ĐỊNH” (Ân Tâm – Phước Vĩnh)

———————————————————————————————————–

Trên con đường tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn, có nhiều người đi theo Đức Giê-su. “Có rất đông người cùng đi hướng với Đức Giê-su” ( Lc 14,25). Ngài không xua đuổi họ. Nhưng Ngài cũng không muốn họ đi theo Ngài với những mơ mộng hão huyền. Chính vì thế Người nói rõ ràng với họ về những điều kiện để làm môn đệ của Người.

 

Dứt bỏ…

“Dứt bỏ” – không có nghĩa khi đi theo Đức Giê-su phải ghét bỏ tất cả mọi người, cha mẹ, vợ con, anh chi em… Nhưng đúng hơn phải chọn Ngài làm đầu, làm trên hết, phải yêu Ngài trên tất cả mọi sự. Điều này được giải thích rõ trong Mat-thêu 10, 37: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy”. Như thế, để làm môn đệ Đức Giê-su phải dứt khoát đặt Đức Giê-su trên hết mọi sự, chọn Ngài làm trung tâm của đời mình. Người môn đệ phải để liên hệ giữa mình với Đức Giê-su điều khiển, chi phối tất cả những liên hệ khác. Đây là một chọn lựa khôn ngoan. Vì những liên hệ họ hàng máu mủ dù rất thiêng liêng và cao đẹp, nhưng nó cũng hữu hạn và đầy những bất toàn. Cho nên từ bỏ cái bất toàn để chọn cái vĩnh cửu, Tình Yêu Thiên Chúa là một điều khôn ngoan. Hơn nữa, chính trong tình yêu Thiên Chúa, những liên hệ kia không mất đi nhưng được kiện toàn. Nó không còn là những liên hệ huyết thống, xác thịt nhưng được mặc một khuôn mặt “thánh”. Mọi người trở thành đại gia đình trong Thiên Chúa.

Tuy nhiên, cái khó nhất với người môn đệ không phải là bỏ những gì bên ngoài. Nhưng là những cái bên trong. Đó là cái tôi và tính ích kỷ. Chính Đức Giê-su dầu là Con Thiên Chúa, cũng phải vật vã đổ mồ hồi máu trong vườn cây dầu mới nói lên lời “xin vâng theo Thánh Ý Cha”. Chẳng lẽ những con người xác thịt làm trĩu nặng tâm hồn, lại có thể dễ dàng từ bỏ? Chính vì thế, ai muốn làm môn đệ Đức Giê-su phải từ bỏ liên lỉ, từ bỏ tất cả, kể cả mạng sống. Như thế mới thực hiện được yêu cầu “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” (Lc 9, 23).Chính vì những điều kiên để làm môn đệ Đức Giê-su có độ khó, độ dứt khoát rất cao, nên người môn đệ cần:

 

Cầu nguyện và lượng định

Đức Giê-su đã kể hai dụ ngôn để nhắn nhủ điều này. Cả hai dụ ngôn đều được Ngài đặt để chi tiết “ngồi xuống để…”. Dụ ngôn thứ nhất, người xây tháp ngồi xuống tính toán. Dụ ngôn thứ hai, ông vua trước khi ra trận ngồi xuống bàn tính. Tại sao phải ngồi xuống tính toán, ngồi xuống bàn tính? Lời giải thích được ghi trong sách khôn ngoan. Vì con người là loài phải chết, tư tưởng không sâu, lý luận không vững (Kn 9,14). Cho nên người môn đệ được Đức Giê-su mời gọi ngồi xuống bàn tính. Nhưng bàn tính với ai? Bàn tính với người khác? Họ cũng giới hạn. “Những điều dưới đất con người phải nhọc công khám phá, nói gì đến chuyện trên trời” (Kn 9,16). Vậy tốt hơn nên “bàn tính” với Chúa. Bàn tính với Chúa, nói đúng hơn là cầu nguyện. Người môn đệ phải biết cầu nguyện, thỉnh ý Thiên Chúa. Vì “Ý định của Chúa nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Ngài chẳng ban đức khôn ngoan, chẳng gửi thần khí thánh?”(Kn 9,17).

Tuy nhiên, người môn đệ không được dừng lại ở đậy, nhưng phải lượng định và tìm cách. Họ phải lượng định xem có hoàn thành được không? Liệu có sức đương đầu? Nếu không thì phải liệu cách khác, như ông vua hoán binh bằng cách cầu hòa. Người môn đệ cũng thế, khi được mời gọi, được Thiên Chúa cho biết ý định lòng Người, họ không có quyền thoái lui. Nhưng họ phải tìm cách để hoàn thành. Cách tốt nhất là tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa và làm hết khả năng của mình, làm những việc nhỏ với tình yêu phi thường. Như mẹ Tê-rê-xa Can-cút-ta từng nói: “Trong cuộc sống này, chúng ta không thể làm những điều vĩ đại. Chúng ta chỉ có thể làm những điều nhỏ bé với tình yêu vĩ đại mà thôi”.  Thiên Chúa sẽ nhìn đến điều đó và sẽ nâng đỡ, giúp sức để họ hoàn thành. Với những lời mời gọi đó, Đức Giê-su muốn chúng ta làm gì trong thế giới ngày nay?

Chúng ta đang sống trong thế giời mà nhịp sống đang rất nhanh, hình như không có điểm dừng, chỗ nghỉ. Một người công nhân đi làm hết các ngày trong tháng. Em học sinh phải đi học cả ngày chủ nhật, ba tháng hè. Cha mẹ và con cái không có thời gian để gặp gỡ. Chính điều đó làm cho con người ngày càng xơ cứng trong tình người, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Nhất là hành động theo cảm tính, theo bản năng. Người ta có thể đâm chém dễ dàng, vì họ không biết ngồi xuống tính toán, ngồi lại bàn tính. Đúng hơn họ không biết tĩnh lặng để suy nghĩ. Trước thực trạng này, hơn bao giờ hết:

Lời Chúa hôm nay, mời gọi không chỉ những người Ki-tô hữu, nhưng cho tất cả mọi người tĩnh lặng để suy nghĩ. Vì tất cả chúng ta không ai muốn mình mắc sai lầm. Nhưng vì giới hạn của con người, sự nôn nóng, tâm vọng động làm cho chúng ta phạm những sai lầm. Nhưng để được tĩnh lặng suy nghĩ, con người ngày nay phải biết từ bỏ. Từ bỏ chạy theo lợi nhuận để có thời gian suy nghĩ, từ bỏ lạc thú để có thời gian trau dồi vốn sống. Với người Ki-tô hữu lại cần từ bỏ nhiều hơn để có thời gian ở với Chúa, cầu nguyện thỉnh ý Người.

Cách riêng những người được mời gọi sống đời thánh hiên, những người theo sát Đức Ki-tô, họ cần xem xét triệt để hơn những điều kiện mà Thầy của mình đưa ra. Họ không được theo Chúa với một nửa, một phần, nhưng phải theo Đức Giê-su toàn thể. Họ không được bỏ tất cả lúc ban đầu, rồi sau đó lấy lại từ từ. Nói ra điều này, vì một thực tế rất phổ biến trong đời sống thành hiến, đó là người ta bỏ đi tất cả để khấn, làm linh mục, nhưng sau đó họ lấy lại từ từ. Khấn tạm xong kiếm cái laptop, khấn trọn kiếm cái xe… cứ như thế khi Chúa gọi về, người ta phải dọn phòng vị tu sĩ, linh mục tới hai ba ngày, vì quá nhiều đồ. Điều này cho thấy họ đã không chọn Đức Ki-tô làm cùng đích. Nhưng họ đặt cùng đích ở đời này. Cho nên sau khi đạt được, họ bắt đầu thu quén. Và họ đã đi ngược tiến trình.

Là con người ai cũng yếu đuối, nhưng phải thanh luyện mỗi ngày, bằng việc bỏ mình mỗi ngày, vác thập giá mà theo. Đó là tiến trình xuôi. Người sống đời thánh hiên, với tất cả những yếu đuối của mình, đừng giấu diếm, đừng nín thở qua cầu. Nhưng họ cứ khiêm tốn, đơn sơ bộc bạch để được cộng đoàn, Thiên Chúa thanh luyện. Nhờ đó họ từ bỏ từ từ. Khấn tạm  họ còn quyền sở hữu và chiếm hữu. Nhưng khấn trọng họ hoàn toàn hết quyền. (Hiến pháp hội dòng Xitô Thánh Gia số 83 và 90). Cứ như thế phút cuối đời họ hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa. Trên tiến trình xuôi này họ được Thiên Chúa chấp nhận. Vì Thiên Chúa nhìn thấy thiện chí của người môn đệ, mà ra tay phù trợ.

 

Lạy Chúa! Con còn rất nhiều bám víu, đó là yếu đuối của con. Nhưng xin Ngài nhìn đến thiện chí của con, và đưa tay nâng đỡ để ngày Chúa gọi con, chỉ còn con với Ngài.

 

Ân Tâm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...